Tổng số lượt xem trang

Thứ Ba, 26 tháng 11, 2013

Những điều chưa biết về “hội chứng Stockholm”

Người bị bắt cóc sau một thời gian chuyển từ sợ hãi, căm ghét thành thông cảm và quý mến chính đã kẻ bắt cóc mình - đó chính là "hội chứng Stockholm".

Khi Jan - Erik Olsson, 32 tuổi, tay lăm lăm khẩu súng xông vào nhà băng Kreditbanken ở thủ đô Stockholm (Thụy Điển) và bắt giữ 4 người làm con tin ngày 23/8/1973, ông ta không thể ngờ rằng hành động này đã tạo ra một hội chứng tâm lý đặc biệt đến 40 năm sau vẫn được nhắc đến.

“Hội chứng Stockholm” bắt nguồn từ vụ án trên là thuật ngữ mô tả trạng thái tâm lý kỳ lạ, trong đó người bị bắt cóc sau một thời gian đã chuyển từ sợ hãi và căm ghét thành thông cảm và quý mến chính đã kẻ bắt cóc mình. Hãng tin AFP đã trích dẫn những hồi tưởng của Olsson, nay là một ông lão 72 tuổi, kể rằng: “Đã có lúc các con tin còn che chắn để cảnh sát không thể bắn tôi”.

Cảnh sát và các tay súng bắn tỉa tại địa điểm đối diện nhà băng Kreditbanken. Ảnh: AFP/TTXVN. 

Vụ bắt cóc con tin trong 5 ngày tại nhà băng Kreditbanken đã trở thành hiện tượng và lần đầu tiên một vụ án như vậy được truyền hình trực tiếp tại Thụy Điển. Ban đầu, Olsson hoàn toàn khiến các con tin khiếp sợ và nhận thấy tính mạng của họ đang bị đe dọa. Olsson kể lại: “Bạn có thể thấy rõ nỗi sợ hãi trong mắt họ. Tôi chỉ muốn dọa họ thôi, chưa bao giờ tôi muốn có bạo lực”. Bốn con tin và cũng là nhân viên nhà băng gồm Birgitta Lundblad, Elisabeth Oldgren, Kristin Ehnmark và Sven Safstrom.

Bức ảnh các con tin được chụp từ camera bí mật của cảnh sát. Ảnh: AFP/TTXVN. 

Vụ án còn trở nên rắc rối hơn khi cảnh sát chấp thuận yêu sách của Olsson là đưa một trong những tên tội phạm khét tiếng của Thụy Điển thời điểm đó, tên cướp nhà băng Clark Olofsson, từ trong tù tới nhà băng Kreditbanken.

Sau một vài ngày bị giam giữ, nỗi sợ của các con tin đã biến chuyển thành một cảm xúc phức tạp. Con tin Kristin Enmark chia sẻ: “Tôi không còn quá sợ Clark và Olsson, mà là sợ chính cảnh sát”. Sven Safstrom, một con tin khác, thậm chí còn cảm thấy biết ơn khi Olsson “thổ lộ” hắn dự định bắn anh để cảnh sát biết hắn nghiêm túc thế nào nhưng đảm bảo sẽ chỉ làm Enmark bị thương. Ehnmark đã có cuộc gọi từ nhà băng tới Thủ tướng Thụy Điển lúc đó là Olof Palme để cầu xin được cho phép rời nhà băng cùng kẻ bắt cóc. Ehnmark sau này tâm sự: “Tôi hoàn toàn tin tưởng Clark và Olsson. Tôi không hề tuyệt vọng. Họ chưa làm gì ảnh hưởng tới chúng tôi, ngược lại, đôi khi họ rất tốt. Cái tôi sợ là cảnh sát sẽ bất ngờ tấn công và khiến chúng tôi thiệt mạng”.

Sau 5 ngày cố thủ, Olsson và Olofsson đã đầu hàng và tất cả các con tin đã được giải cứu nhưng đó chưa phải là hồi kết của câu chuyện. Thuật ngữ “hội chứng Stockholm”, được nhà tội phạm học - tâm lý học người Thụy Điển Nils Bejerot đưa ra, còn được biết đến từ nhiều hồ sơ các vụ bắt cóc sau này.

Điển hình như vụ án năm 1974 (1 năm sau vụ bắt cóc con tin ở Stockholm), Patty Hearst, cháu gái và người thừa kế của nhà xuất bản báo chí lừng danh người Mỹ William Randolph Hearst, đã bị một nhóm kẻ lạ mặt bắt cóc tại California. Dần dà Patty đã nảy sinh sự đồng cảm với những kẻ bắt cóc và thậm chí còn cùng tham gia các vụ cướp với chúng. Sau này Patty bị bắt và chịu án tù, trong khi luật sư của Patty khẳng định rằng cô gái 19 tuổi này đã bị “tẩy não” và mắc phải “hội chứng Stockholm”.

Sau một số vụ án khác, thuật ngữ “hội chứng Stockholm” đã trở nên khá phổ biến, nhưng nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này vẫn tương đối mơ hồ. Chuyên gia tâm lý học Frank Ochberg đã bỏ công nghiên cứu về hội chứng này và nhận xét: Đầu tiên, nỗi sợ hãi bất ngờ đến với các con tin, họ đinh ninh rằng mình sẽ chết. Sau đó, họ lại trải nghiệm trạng thái giống như một đứa trẻ - không thể tự ăn, nói hoặc đi vệ sinh mà không có sự cho phép. Vì vậy, những hành động nhỏ của kẻ bắt cóc con tin như cho ăn, uống đã dẫn đến sự biết ơn ban đầu. Các con tin dần rơi vào trạng thái tự phủ nhận thực tế rằng chính những kẻ bắt cóc đã đẩy họ vào tình huống như vậy, và trong tâm trí họ lại cho rằng đó là những kẻ “tối cao” có quyền quyết định việc họ được sống hay phải chết”.

Nhà báo Mỹ Daniel Lang năm 1974 đã phỏng vấn tất cả những người có liên quan đến vụ án nhà băng Kreditbanken và các con tin đều cho biết, họ được Olsson đối xử rất tốt, thậm chí có thời điểm họ còn cảm thấy họ nợ những kẻ bắt cóc cả cuộc sống của mình. Con tin Elisabeth Oldgren được Olsson cho phép đi lại với điều kiện có dây quấn chặt quanh cổ nhưng lại có suy nghĩ rằng Olsson đã rất tốt khi cho phép cô được di chuyển quanh sàn nhà băng.

Lang còn có một phát hiện rất thú vị là “hội chứng Stockholm”, không chỉ đề cập tới cảm xúc trái ngược của con tin mà còn cho thấy sự thay đổi trong cảm xúc của những kẻ bắt cóc.

Jan - Erik Olsson (giữa) khi bị bắt. Ảnh: AFP/TTXVN. 

Olsson cho hay, ngay từ khi vụ bắt cóc bắt đầu, ông ta nghĩ rằng mình có thể dễ dàng tiêu diệt các con tin nhưng điều đó đã dần thay đổi. “Họ đã làm mọi thứ như tôi bảo họ, không một ai trong số họ tấn công tôi”. Olsson nghĩ rằng qua những ngày bắt cóc đó, hai bên đã không còn gì để làm ngoài việc tìm hiểu thêm về nhau.

Mặc dù đã trở thành một bài học trong các khóa học thương thuyết giải cứu con tin nhưng thời gian gần đây, “hội chứng Stockholm” hiếm khi xảy ra. McGowan, đứng đầu Đội Thương thuyết Giải cứu con tin ra đời hồi tháng 4/1973 tại Mỹ, cho biết: “Hội chứng Stockholm là một tình huống đặc biệt. Nó diễn ra vào thời điểm những vụ bắt cóc con tin xảy ra nhiều hơn”.

Thứ Hai, 25 tháng 11, 2013

Bí ẩn khó giải về biệt điện Trần Lệ Xuân

Lâu nay, người ta vẫn rỉ tai nhau về đường hầm thoát thân của họ Ngô nối từ biệt điện Trần Lệ Xuân đến sân bay Cam Ly. Thực hư ra sao?

Biệt điện bà cố vấn

Biệt điện này được vợ của cố vấn Ngô Đình Nhu là bà Trần Lệ Xuân cho xây dựng vào năm 1958 với mục đích làm nơi nghỉ ngơi trong những lần lên Đà Lạt an dưỡng. Biệt điện Trần Lệ Xuân ngày nay có địa chỉ tại số 2, đường Yết Kiêu, TP Đà Lạt, Lâm Đồng.

Biệt điện Trần Lệ Xuân là một quần thể gồm ba biệt thự Lam Ngọc, Bạch Ngọc và Hồng Ngọc, được thiết kế, xây dựng mô phỏng theo kiến trúc người Pháp hiện đại bậc nhất thời bấy giờ. Gần như toàn bộ vật liệu xây dựng, đồ vật trang trí, dụng cụ sinh hoạt trong biệt điện đều được nhập khẩu từ nước ngoài.

Biệt thự Lam Ngọc trong khu biệt điện Trần Lệ Xuân. 


Vào thời kỳ Đệ nhất Việt Nam cộng hòa, công trình này là nơi nghỉ dưỡng của Trần Lệ Xuân cùng chồng là cố vấn Ngô Đình Nhu. Sau khi Ngô Đình Nhu và anh trai là Tổng thống Ngô Đình Diệm bị ám sát năm 1963, Trần Lệ Xuân ra nước ngoài sinh sống, công trình này trở thành địa điểm du lịch. Sau đó, khu biệt điện được dùng làm Bảo tàng Sắc tộc Tây Nguyên và ngày nay trở thành Trung tâm Lưu trữ quốc gia IV, nơi lưu giữ Mộc bản triều Nguyễn.

Những bậc cao niên ở Đà Lạt kể rằng: Thời kỳ gia đình họ Ngô còn trên đỉnh cao quyền lực, đây là khu không ai được bén mảng tới, mọi sự việc diễn ra bên trong là một sự bí ẩn lớn, một tin tức dù rất đỗi đời thường cũng không thể lọt được ra ngoài. Mỗi ngày có hàng chục vệ binh cộng hòa thay nhau túc trực suốt 24/24h. Công tác canh gác cẩn thận, nghiêm ngặt đến nỗi thậm chí một con chim lạ bay tới đậu cũng có thể bị bắn hạ.

Suốt nhiều năm qua, người dân địa phương vẫn rỉ tai nhau thông tin trong khu biệt điện Trần Lệ Xuân đang tồn lại một đường hầm nối liền ra sân bay Cam Ly, các đó khoảng 2km, mục đích là để đề phòng khi có biến cố xảy ra sẽ dễ dàng thoát thân bằng đường hàng không.

Đường hầm chỉ là đồn thổi?

Tuy nhiên, qua tiếp xúc, trao đổi với những người sinh sống gần khu vực này cùng ông Dương Quang Bền, người được Cục Lưu trữ Nhà Nước (nay là Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước) biệt phái vào Đà Lạt công tác từ năm 1985 để chuyển khối Mộc bản triều Nguyễn từ tòa nhà Dòng chúa cứu thế (nay là Viện sinh học Tây Nguyên) đến bảo quản tại biệt điện Trần Lệ Xuân, chúng tôi đều nhận được thông tin là không hề có đường hầm nào nối liền từ biệt điện Trần Lệ Xuân ra sân bay Cam Ly. Dù trước đó, những người này đều cho biết, họ cũng đã được nghe về thông tin trên. Tuy nhiên, đây chỉ là tin đồn mà đến nay vẫn chưa có căn cứ xác thực.

Biệt điện Trần Lệ Xuân nay là Trung tâm lưu trữ Quốc gia IV. 


Trước đây, chúng tôi đã được TS. Phạm Thị Huệ, nguyên Giám đốc Trung tâm lưu trữ Quốc gia IV, nơi đang trực tiếp quản lý biệt điện Trần Lệ Xuân đưa khi “thị sát” toàn bộ khu vực biệt điện. Tuy nhiên, trên toàn bộ diện tích 12.000m2 của biệt điện, không hề phát hiện dấu vết nào của đường hầm như lời đồn thổi nói trên. Trong ba ngôi biệt thự tại biệt điện Trần Lệ Xuân thì biệt thự Lam Ngọc có hai hầm mà Trung Tâm Lưu trữ Quốc gia IV chú thích là “hầm trú ẩn” và “hầm thoát hiểm”. Riêng biệt thự Hồng Ngọc và Bạch Ngọc không có bất cứ căn hầm nào.

Về phía hai căn hầm tại biệt thự Lam Ngọc, hầm trú ẩn có miệng hầm, nắp bằng sắt dày vài ly và súng bình thường bắn khó xuyên qua. Dưới nắp che là một hầm được xây rất kiên cố có diện tích khoảng 3 - 4m2, được ốp gạch men. Tại đây, hầm không có lối nào dẫn thông ra ngoài. Riêng hầm thoát hiểm có nắp chống đạn bằng kim loại, bên dưới là một phòng rộng khoảng hơn 10m2. Đường hầm được thông ra ngoài khuôn viên biệt thự bằng một lối đi khác.

Cửa đường hầm thoát hiểm tại biệt thự Lam Ngọc. 


Ông Dương Quang Bền, nguyên là cán bộ Cục Lưu trữ Nhà Nước cho biết: “Khi tôi vào thì xung quanh khu biệt điện Trần Lệ Xuân còn rất hoang sơ và trong khu biệt điện này không hề có một đường hầm nào dẫn đến sân bay Cam Ly như những gì người ta đã từng nói. Trong biệt thự Lam Ngọc có hai căn hầm nhưng chỉ là để trú ẩn và thoát hiểm ra khỏi tòa nhà chứ không dẫn đi đâu cả. Đây thực chất là những hầm lánh nạn nội bộ, trên nắp hầm thoát hiểm có hệ thống nhà vệ sinh giả có thể di chuyển được để ngụy trang cho hầm ở dưới khi có biến cố”.

Trong khi đó, cụ Nguyễn Văn Thành (82 tuổi), ngụ gần khu biệt điện Trần Lệ Xuân từ năm 1976 cho biết, mới chỉ nghe nói là có đường hầm chứ chưa bao giờ tận mắt chứng kiến. Theo cụ Thành, đường hầm từ biệt điện Trần Lệ Xuân ra sân bay Cam Ly là khó có thể xảy ra. Bởi lẽ việc đào đường hầm dài tới 2km dưới lòng đất, băng qua nhiều quả đồi cao, thung lũng sâu vào thời điểm năm 1958 là khó có thể xảy ra.

Qua tìm hiểu thực tế tại các căn biệt thự ở Đà Lạt được người Pháp và người Việt Nam giàu có cho xây từ những năm đầu thế kỷ XX, thì hầu hết bên trong những căn biệt thự này đều có đường hầm trú ẩn nội bộ chứ không phải là đường hầm thoát hiểm trong lòng đất. Có thể do xuất hiện những căn hầm trú ẩn, hầm thoát hiểm trong khu biệt điện Trần Lệ Xuân mà dư luận đã nghi hoặc, rỉ tai nhau là có đường hầm nối ra tới sân bay Cam Ly.

Chủ Nhật, 24 tháng 11, 2013

Chiến trường “ma ám” nổi tiếng thế giới

Trận chiến Stoney Creek đã thành dĩ vãng, nhưng thật kỳ quái, nhiều năm qua, người dân vẫn nghe thấy tiếng bom đạn, ngửi thấy mùi thuốc súng vương vất đâu đây.

1. Trận chiến Stoney Creek năm 1812


Cuộc chiến tranh kéo dài dưới 45 phút nhưng để lại thương vong nặng nề cho cả hai bên tham chiến. Trong trận chiến đó, phía Mỹ đã mất đi hai vị tướng quan trọng.
Người Mỹ mang theo 3.400 quân và có lợi thế hơn hẳn so với phái Anh khi họ chỉ có 700 binh sĩ. Tuy nhiên, trong cuộc chiến ngắn ngủi đó, 23 lính Anh thiệt mạng và quân Mỹ cũng mất 16 người.

Hiện người dân sống ở Stoney Creek thỉnh thoảng nhìn thấy những người đàn ông xuất hiện trong quân phục Anh và đi bộ xung quanh khu vực. Nhưng nếu như ai đó tiến tới gần họ thì những bóng ma trên sẽ biến mất ngay lập tức. Một số nhân chứng khác còn ngửi thấy mùi thuốc súng vương vất trong không khí và nghe được những âm thanh của tiếng súng, bom đạn. Có người còn nhìn thấy một con chó đen to lớn hay những cỗ xe ngựa nhưng sau đó chúng đều biến mất như một làn khói giữa không trung...

2. Trận chiến Antietam

Trận Antietam diễn ra vào ngày 17/9/1862 tại Antietam Creek, Virginia, Mỹ. Mặc dù trận chiến chỉ kéo dài 4 tiếng đồng hồ nhưng hơn 23.000 binh sĩ thuộc hai bên đã thiệt mạng. Đây được coi là ngày tồi tệ nhất trong cuộc nội chiến ở Mỹ.

Một số người cho hay, khu vực Antietam Creek thường xảy ra những điều huyền bí, ma quái đặc biệt là khu vực xung quanh cầu Burnside. Một số nhân chứng cáo buộc, họ ngửi thấy mùi thuốc súng, tiếng súng nổ hay nhìn thấy một người đàn ông cưỡi ngựa đen thường xuyên xuất hiện ở gần cây cầu trên.
Một khu vực thuộc nhà thờ Episcopal từng được lực lượng miền Nam sử dụng trong cuộc chiến Antietam như một bệnh viện cũng bị cho là có ma ám. Một số người khi bước vào nhà thờ này đã nhìn thấy cảnh tượng hãi hùng là sàn nhà dính đầy máu nhưng không có cách nào có thể lau sạch chúng. Người ta còn nghe thấy tiếng ngựa hí và những cỗ xe di chuyển phát ra từ khu vực xung quanh cây cầu. Họ còn ghi âm lại những âm thanh kinh hoàng đó để làm bằng chứng.

3. Trận chiến Gettysburg

Theo số liệu ước tính, 56.000 binh sĩ thuộc Liên minh các lực lượng miền Nam ở Mỹ đã hy sinh trong cuộc chiến tại Gettysburg năm 1863. Điều thú vị là người ta chỉ ghi nhận một trường hợp dân thường tử vong duy nhất đó là cô gái Jennie Wade, 20 tuổi. Cô qua đời khi đang làm bánh quy trong nhà tại một thị trấn ở Gettysburg. Tên bay đạn lạc đã xuyên đúng vào đầu khiến cô gái trẻ chết ngay tại chỗ.

Chiến tranh đã kết thúc nhiều năm nhưng một số người lại cho rằng, họ nhìn thấy những người đàn ông diễu hành, cưỡi ngựa, nghe thấy tiếng bom đạn, pháo nổ. Một số khác còn cho biết họ nhìn thấy những điều kỳ lạ và bất thường xảy ra tại chính nơi ở của mình.
Ví dụ như vòi nước trong phòng tắm tắt bật bất thường và ngay cả tủ đựng quần áo cũng thế. Có người còn nhìn thấy những người lính mặc quân phục đi qua phòng của họ. Thỉnh thoảng, những "bóng ma" đó còn đi xuyên từ bức tường này sang bức tường khác.
Người dân sống trong khu vực này còn ngửi thấy mùi thịt cháy khủng khiếp. Trong trận chiến đẫm máu Gettysburg, 8.000 con ngựa đã ngã xuống và bị thiêu cháy. Chính quyền đã tìm thấy hầu hết những ngôi mộ của những người lính đã ngã xuống và được chôn cất tại đây. Tuy nhiên, hàng năm người ta vẫn phát hiện ra nhiều ngôi mộ mới và có nhân chứng nhìn thấy những bóng ma đi lại xung quanh khu vực trên.
Người dân nơi đây cho rằng, các linh hồn xuất hiện nhiều nhất khi sương mù trùm kín không gian. Những người lính đã bỏ mạng nơi chiến trường sẽ xuất hiện trong tư thế cưỡi ngựa và di chuyển thành hàng dài. Các "bóng ma" thường di chuyển về phía người nào nhìn hay nghe thấy âm thanh khác lạ trên.

4. Chiến trường Cold Harbor

Trận chiến Cold Harbor diễn ra từ ngày 31/5-12/6/1864 là một trong những trận chiến đẫm máu nhất suốt cuộc nội chiến ở Mỹ. Lực lượng liên minh chung do tướng Ulysses Grant chỉ huy chống lại lực lượng miền Nam do tướng Robert E. Lee lãnh đạo. Giao tranh hai bên diễn ra ác liệt trong hơn hai tuần khiến 32.000 binh sĩ thuộc hai bên bỏ mạng. Nơi đây đã trở thành biển máu kinh hoàng trong lịch sử Mỹ, khiến người dân vẫn còn cảm giác hãi hùng mỗi khi nhắc đến.


Cho đến nay, những tờ báo địa phương thường xuyên đưa tin về những nhân chứng nghe thấy và nhìn thấy những thứ kỳ lạ liên quan tới chiến trường này. Nhiều người khẳng định, họ vẫn nghe thấy âm thanh của pháo, súng và tiếng người la hét, tiếng ngựa kêu nhưng khi nhìn kỹ xung quanh thì chẳng có gì. Trong khi đó, du khách đến khu vực này tham quan, tìm hiểu lịch sử thì ngửi thấy mùi thuốc súng ở những cột mốc lịch sử. Rùng rợn hơn, người ta còn đồn rằng, Cold Harbor bị ám bởi một hồn ma của cô gái trẻ nào đó.

5. Chiến trường Dieppe

Trận đột kích Dieppe còn được mọi người biết đến là trận Jubilee diễn ra vào lúc 5h sáng ngày 19/8/1942 và kết thúc vào khoảng 2h chiều cùng ngày. Trong cuộc chiến đó, khoảng 4.000 binh sĩ đã ngã xuống và quân Đồng minh bắt đầu rút lui qua kênh đào Anh.


Tới năm 1951, hai du khách đi nghỉ tại vùng Puys, gần Dieppe đã nói rằng, họ bị đánh thức vào lúc 4h sáng vì nghe thấy tiếng súng, tiếng la hét cũng như tiếng đánh nhau vang vọng từ bãi biển gần khách sạn mà họ đang lưu trú. Ba giờ sau, họ tiếp tục nghe thấy những âm thanh đáng sợ trên và ghi âm chúng lại. Sau khi trải qua sự việc ma quái trên, hai khách du lịch trên đã gửi đoạn băng ghi âm đến một tổ chức nghiên cứu để phân tích. Sau khi kiểm tra, các chuyên gia phát hiện những âm thanh mà hai người khách du lịch ghi âm được hoàn toàn trùng khớp từng thời điểm của các sự kiện diễn ra trong trận Dieppe.

Thứ Bảy, 23 tháng 11, 2013

Chuyện lạ về trùm mafia nổi tiếng chung tình

Sống trong thế giới ngầm với đầy rẫy cám dỗ của tiền bạc và sắc dục, nhưng trùm mafia khét tiếng Chicago Sam Giancana lại hết mực chung thủy với vợ.

Những thập niên giữa thế kỷ XX, Sam Giancana trở thành trùm sò mafia khiến người dân Chicago vô cùng khiếp sợ. Hắn trở thành nhân vật có máu mặt trong thế giới ngầm mà nhiều băng nhóm mafia khác cũng phải nể nang. Không những là trùm sò của một băng đảng khét tiếng, Sam Giancana cũng đích thân ra tay sát hại hơn 200 người. Đối lập với cuộc sống nhuốm màu tội lỗi trong thế giới ngầm, Giancana lại là người chồng hết mực chung thủy với vợ và thương yêu con cái.

Tuổi thơ sóng gió

Giancana tên thật là Salvatore. sinh ngày 24/1/1908 tại Chicago, có cha là Antoni - người Italy di cư tới khu vực Litle Italy nằm ở khu phía Tây Nam của thành phố Chicago. Đa số tội phạm đều dấn thân vào con đường tội lỗi vì có tuổi thơ không êm đềm. Giancana cũng không ngoại lệ. Hắn sinh trưởng trong gia đình đông con nên đời sống kinh tế vô cùng khó khăn. Ông Antoni mở một cửa hàng bán đá để nuôi sống cả gia đình. Do hoàn cảnh khó khăn nên Giancana thường xuyên bị người cha hung dữ đánh đập từ khi còn nhỏ.


Trùm mafia khét tiếng đất Chicago (Mỹ) Sam Giancana lớn lên trong nghèo đói và thường xuyên bị cha đánh đập.

Giancana ngày càng trơ lỳ với đòn roi rồi nhanh chóng biến thành một "chú ngựa bất kham". Khi đang học cấp 2, Giancana đã gây ra một vụ đánh nhau và bị đuổi khỏi trường. Sau khi chuyển đến trường mới, hắn lại ngựa quen đường cũ, gây lộn đánh nhau nên lại bị đuổi học. Kể từ đó, Giancana sống lang thang và bắt đầu hành trình tội lỗi. Khởi đầu cho cuộc đời đen tối của hắn là hàng loạt các vụ trộm cắp vặt, đánh nhau quanh khu Litle Italy. Sau đó, hắn tham gia băng nhóm có tên “The 42s” - một băng đảng đường phố chuyên làm việc vặt cho ông trùm tội phạm khét tiếng Al Capone ở Chicago thời đó.

Kể từ khi gia nhập băng này, Giancana liên tiếp lập công và nhanh chóng được ông trùm trọng dụng. Đến năm 1929, cảnh sát bắt Giancana tội trộm cắp xe hơi ở khu Litle Italy và phải bóc lịch trong 3 năm. Sau khi ra tù, hắn lao vào sản xuất rượu lậu. Năm 1939, Giancana lại bị cảnh sát tóm và phải ngồi tù 4 năm. Trong thời gian này, hắn đã kết thân với tên tù Eddie Jones. Người này đã chỉ cho hắn những mánh khóe cờ bạc.

Năm 1943, Giancana ra tù. Băng “The 42s” vào thời điểm đó đã đổi chủ là Anthony Accardo. Người này trước kia là tay sai và vệ sĩ cho trùm mafia Al Capone. Giancana đã xin phép Anthony cho mở sòng bạc bất hợp pháp để kiếm tiền rồi nộp lại số lời cho tổ chức. Với những mánh khóe học được từ bạn tù cộng thêm tính cách độc đoán, dã man, hắn và đồng bọn nhanh chóng trở thành những kẻ có máu mặt trong thế giới ngầm. Khoản tiền lời kiếm được chất cao như núi, và đương nhiên, Giancana không quên "cống nạp" cho ông trùm. Dần dần, y trở thành nhân vật quyền lực thứ hai trong băng đảng và có những mối quan hệ thân thiết với giới nghệ sĩ như Frank Sinatra, Joe E. Lewis, Rocky Graziano…
Năm 1957, khi trùm mafia Accardo quyết định “về vườn” nghỉ ngơi và làm cố vấn cho tổ chức thì Giancana nghiễm nhiên trở thành sự lựa chọn hoàn hảo cho chiếc ghế còn trống. Hắn đường đường chính chính trở thành trùm mafia và thỏa sức tung hoành ở mảnh đất phồn hoa Chicago.
Trùm mafia nổi tiếng chung tình

Năm 1933, Giancana lập gia đình khi 25 tuổi. Đó cũng là thời điểm hắn mới được ra tù do phạm tội lần đầu. Người phụ nữ chiếm được trái tim của mafia này là Angeline De Tolve. Cô cũng là người Italy di dân đến Mỹ sinh sống. Vợ chồng Giancana có với nhau 3 đứa con nhưng đều là con gái.
Giancana chẳng mấy bận tâm đến việc không có con trai nối dõi. Dù có nhiều gái đẹp vây quanh, hắn vẫn rất mực chung thủy với vợ và yêu thương những cô công chúa nhỏ của mình.

Giancana rạng rỡ bên người vợ Angeline. Hắn là người chồng hết mực thương yêu vợ con.

Mái ấm của trùm mafia khét tiếng đất Chicago gặp sóng gió khi người vợ mắc bệnh nặng và qua đời vào năm 1954. Kể từ đó, hắn chỉ chú tâm vào sự nghiệp và dồn hết tình yêu cho các con.
Mặc dù Giancana có những mối tình thoáng qua với nhiều nữ diễn viên, ca sĩ xinh đẹp nhưng không tái hôn. Trong số những nhân tình mà hắn qua lại có nữ diễn viên xinh đẹp nhưng không nổi tiếng là Judith Campbell Exner. Người này sau đó được cho là nhân tình bí mật của Tổng thống Mỹ John F. Kennedy.

Quan hệ "mờ ám" với Tổng thống?

Lợi dụng các mối quan hệ của Giancana, Judith đã làm quen với Tổng thống John F. Kennedy và sau này trở thành nhân tình bí mật của ông chủ Nhà Trắng. Người ta đồn đại rằng, mối quan hệ bí ẩn, phức tạp giữa Giancana và Kennedy là nguyên nhân chính khiến y bị trừ khử một cách dã man.

Có lời đồn rằng, Giancana đã dùng thế lực của mình để huy động lượng lớn cử tri bỏ phiếu ủng hộ cho Tổng thống Kennedy trong cuộc đua vào Nhà Trắng năm 1960.

Tổng thống Kennedy được cho là có móc nối quan hệ với trùm mafia Giancana.

Giancana cũng từng mạnh miêng tuyên bố rằng, y là người đã giúp Tổng thống Kennedy giành được những lá phiếu quan trọng ở Cook County thuộc bang Illinonis. Số phiếu đó giúp ứng cử viên Kennedy đắc cử. Tuy nhiên, sau khi đã yên vị trong Nhà trắng, Tổng thống Kennedy vô cùng tích cực trong việc chỉ đạo cấp dưới trấn áp mạnh mẽ bọn tội phạm. Đến năm 1963, chính quyền Tổng thống Kennedy giám sát 24/24 giờ căn nhà nơi Sam Giancana sinh sống ở Oak Park.

Đến năm 1965, Sam Giancana bị đưa ra xét xử vì tội từ chối làm chứng trước tòa trong một cuộc điều tra tội phạm có tổ chức ở Chicago và bị kết án một năm tù giam. Sau khi mãn hạn tù, y chuyển tới Mexico sinh sống cho đến năm 1974.

Sau đó, y bị chính quyền Mexico dẫn độ về Mỹ để tiếp tục làm chứng trong một phiên tòa khác có liên quan đến băng nhóm tội phạm ở Chicago. Do được hưởng nhiều chính sách khoan hồng của chính quyền nên Giancana bị những thành viên trong băng đảng nghi ngờ đã phản bội lại tổ chức để đổi lấy những quyền lợi cho bản thân. Ngày 19/6/1975, Giancana bị những tên sát thủ lẻn vào nhà và bắn chết trong khi đang nấu ăn. Thấy hắn ngã xuống đất, nhóm sát thủ còn bắn thêm 6 viên đạn xung quanh miệng. Cuộc đời của Giancana đã kết thúc trong biển máu. Sau khi qua đời, y được chôn cất bên cạnh người vợ quá cố tại khu nghĩa trang gia đình ở Mount Carmel, Illinois.

Thứ Năm, 21 tháng 11, 2013

Giải mật cuộc săn tìm “vũ khí thần kỳ” của Hitler

Dù vũ khí tối tân thời Thế chiến II không cứu Đức khỏi thất bại, nhưng khiến Mỹ, Liên Xô, Anh ở vào thế tương tranh để đoạt bí mật công nghệ.

Cuộc săn tìm vũ khí bí mật của Hitler


Vào thập niên 1940, nước Đức có một nền khoa học có thể nói là đã đi trước toàn nhân loại. Chỉ riêng trong các ngành chế tạo vũ khí, họ đã đi trước các cường quốc khác rất xa. Trong khi quân đội các nước vẫn còn tác chiến với các loại vũ khí thông thường thì cuối Thế chiến II, quân đội Đức đã đưa vào sử dụng tên lửa xuyên lục địa, tên lửa phòng không điều khiển, bom bay…
Mặc dù các loại vũ khí này không cứu Đức khỏi thất bại song nó đã khiến các cường quốc Mỹ, Liên Xô, Anh ở vào thế tương tranh để đoạt được những bí mật công nghệ. Theo James Mc Govern trong cuốn Cuộc săn tìm vũ khí bí mật của Hitler, sau các vụ quân Đức phóng tên lửa sang London, Mỹ, Liên Xô, Anh đã bắt đầu quan tâm đến việc tìm hiểu những vũ khí thần kỳ của Đức. Cho đến khi chiến cuộc gần kết thúc thì chẳng những các nước này đã biết đích xác nơi sản xuất của các loại vũ khí tối tân đó mà còn có danh sách chi tiết từng nhà khoa học, kỹ thuật viên tham gia. Vấn đề bây giờ là nước nào sẽ chiếm được kho tàng đó của Hitler.

Tên lửa V-2 trong một lần phóng. Ảnh: Internet. 

Trong lãnh thổ Đức, các kỹ thuật gia hàng đầu về hỏa tiễn đều tập trung ở vùng bán đảo Peenemunde. Chính đây là nơi đã thử nghiệm rồi sản xuất ra tên lửa xuyên lục địa V-2 cùng các loại tên lửa hiện đại khác. Giữa tháng 2/1945, không muốn các vũ khí này lọt vào tay Hồng quân, quân phát xít đã cho di chuyển toàn bộ nhân viên cùng trang thiết bị từ Peenemunde về Nordhausen. 18 ngày sau, Hồng quân vào được trung tâm Peenemunde trong tình trạng “vườn không nhà trống”.
Nhưng "tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa", không lâu sau, Nordhausen bị quân Mỹ tràn ngập. Người Mỹ không mất nhiều thì giờ để khám phá ra 2 đường hầm song song nhau dài gần 2 km ăn sâu vào trong lòng núi đá. Ở đây, các bộ phận của tên lửa V-1, V-2 được chất thành những lớp lang đều đặn . Ngay lập tức, chúng được thu xếp đưa về Mỹ.
Trong cuộc đua tìm kiếm các vũ khí “bảo bối” của Hitler, rõ ràng Mỹ đã thắng Anh và Nga một hiệp. Nhưng người Nga may mắn hơn người Anh vì theo thỏa thuận từ hội nghị Yalta, vùng Nordhausen mà Mỹ chiếm được lại thuộc phạm vi chiếm đóng của Hồng quân. Bởi thế, người Mỹ phải sớm bàn giao lại cho Liên Xô. Mặc dù Mỹ đã tháo dỡ hầu hết kho tàng của Đức trước khi bàn giao nhưng ở đây vẫn còn hàng ngàn kỹ thuật viên có thể giúp Liên Xô tìm hiểu về công nghệ hỏa tiễn điều khiển.
Liên Xô đi sau đến trước
Ngày 9/5/1945, nước Đức đầu hàng vô điều kiện, chiến tranh chấm dứt trên đất Đức. Các nước Đồng Minh theo thỏa thuận chia nhau chiếm đóng các khu vực trên đất nước này. Nước Mỹ đã giành được thắng lợi bước đầu trong cuộc săn tìm vũ khí của Hitler, giờ đây lại tỏ ra nhanh chân hơn Liên Xô và Anh. Họ bắt tay ngay vào một chiến dịch nhằm khai thác nhân lực. Ngày 25/7/1945, đại tá Toftoy – chỉ huy trưởng phân bộ hỏa tiễn của Nha Quân cụ Mỹ được chỉ thị sang châu Âu để tuyển chọn một số khoa học gia Đức trong khuôn khổ một kế hoạch mang tên Overcast.
Bằng nhiều biện pháp, ông này đã ký được hợp đồng với 115 nhà khoa học hàng đầu về hỏa tiễn của Đức. Đến đầu năm 1946 đã có hơn 100 nhà khoa học Đức tới Mỹ. Tiếp sau đó, Chính phủ Mỹ mở rộng kế hoạch, cho phép cả gia đình các chuyên viên cũng được di cư sang Mỹ đồng thời các hợp đồng được kéo dài không giới hạn. Nhờ các chiến lợi phẩm lấy ở Nordhausen và số kỹ thuật gia đưa được về Mỹ, ngay trong năm 1946, Mỹ đã ráp nối lại được các quả tên lửa V-2 để phóng thử nghiệm.

Vệ tinh Spoutnik II. Ảnh: Internet. 

Mặc dù những người có khả năng nhất của trung tâm nghiên cứu hỏa tiễn Peenemunde đã được đưa sang Mỹ nhưng ở lại nước Đức vẫn còn một số kỹ thuật viên tài ba. Họ sống trong vùng do Hồng quân kiểm soát và bằng nhiều biện pháp như người Mỹ, Liên Xô cũng đã thuyết phục được họ cộng tác để khôi phục lại việc nghiên cứu hỏa tiễn. Một trong số họ là kỹ sư Helmet Grottrup.
Nhưng nếu người Mỹ phải qua rất nhiều tranh cãi giữa nhiều ngành nhiều giới mới đi đến kế hoạch overcast thì Liên Xô thực hiện kế hoạch của họ rất đơn giản. Ngày 22/10/1946, Helmet Grottrep và các phụ tá phải họp suốt 1 ngày với tướng Gaidoukov. Trong khi đó, lính Liên Xô đến nhà từng người, mang theo những bao tải và thùng gỗ để dọn sạch sẽ nhà họ và đưa hết ra ga.
Thì ra trong gần 1 năm, mật vụ Liên Xô đã âm thầm lập danh sách những người Đức ở khu vực chiếm đóng của họ. Chỉ trong 1 đêm, họ đã tập trung gần 5.000 chuyên viên Đức đang ở rải rác khắp miền đông Đức lại một chỗ. Cộng thêm gia đình của họ, số người lên tới 20.000 có lẻ. Tất cả được dồn lên những toa xe lửa dài đưa thẳng về Liên Xô rất gọn gàng, nhanh chóng.
Các chuyên viên của Đức được bố trí làm việc ở nhiều nơi khác nhau để khởi động lại các chương trình tên lửa đang tiến hành dở dang dưới thời Đức quốc xã. Liên Xô không bắt giữ họ mà chỉ muốn học hỏi kỹ nghệ của họ. Năm 1950, gia đình Grottrup đã được trở về quê hương. Các kỹ sư, chuyên viên khác cũng lần lượt được trở về trong năm sau.

Chú chó Laika trong vệ tinh Spoutnik II. Ảnh: Internet. 

Công nghệ hỏa tiễn của Đức chẳng những giúp cho các nước có được nó phát triển được vũ khí tầm xa mà quan trọng hơn còn là tiền đề quan trọng để con người chinh phục không gian. Với máy bay, con người vẫn chưa thể thoát khỏi lực hấp dẫn của trái đất nên chỉ mới chinh phục được bầu trời. Với tên lửa, khả năng bay vào không gian để chinh phục vũ trụ đã mở ra.
Thật vậy, cuối thập niên 1950, lần đầu tiên con người đã đưa được một vệ tinh lên quỹ đạo. Đó là sự kiện vệ tinh Spoutnik I được Liên Xô phóng lên quỹ đạo ở độ cao 900 km ngày 4/10/1957. Ngày 3/11, Liên Xô phóng tiếp vệ tinh Spoutnik II mang theo chú chó Laika bay vòng quanh trái đất. Trong khi đó, các chương trình nghiên cứu tên lửa của Mỹ vẫn còn dở dang và thường xuyên bị đình hoãn vì những lý do quan liêu. Họ đã bị Liên Xô vượt mặt trong cuộc đua vào không gian.
Nhiều người Mỹ cho là họ đã không tập hợp được đông đủ những nhà khoa học Đức cần thiết. Nhưng Khrushchev đọc diễn văn ở Minsk nói rằng: các nhà khoa học Đức không có liên hệ gì với Spoutnik cả. Tổng bí thư Liên Xô đã nói thật và sự thật là Liên Xô cho các nhà khoa học Đức làm việc với các nhà khoa học của mình. Đến khi đã “tận dụng” được hết thì các nhà khoa học Đức dần dần bị gạt ra, chỉ còn các nhà khoa học Liên Xô tiếp tục nghiên cứu phát triển. Đó là lý do vì sao Liên Xô đi sau nhưng tiến vào không gian trước Mỹ.

Thứ Tư, 20 tháng 11, 2013

Tìm lời giải thân thế bí ẩn của nàng Mona Lisa

Thông qua xét nghiệm ADN các bộ xương trong hầm mộ, các nhà khoa học Italy tin rằng, họ sẽ bật mí được thân thế thật sự của nàng Mona Lisa.

Các nhà nghiên cứu Italy cho hay, họ đang kiểm tra, phân tích ADN những bộ xương trong một hầm mộ mới khai quật tại Florence. Một trong số những bộ xương đó được tin là của nàng Mona Lisa nổi tiếng – người mẫu bức chân dung nổi tiếng của danh họa Leonardo da Vinci.

Hầm mộ của dòng họ Gherardini ở thành phố Florence, Italy vừa được mở ra lần đầu tiên sau hàng trăm năm đóng kín. Các nhà nghiên cứu tin rằng người phụ nữ đã truyền cảm hứng cho bức họa nổi tiếng trên có tên Lisa Gherardini Del Giocondo. Bà là vợ của một thương gia bán lụa ở thành Florence. Thêm vào đó, gia đình nhà Gherardini từng sống rất gần nhà danh họa tài hoa Da Vinci.

Các chuyên gia cho rằng, nàng Mona Lisa tên thật là Lisa Gherardini đã trở thành nguồn cảm hứng cho Leonardo da Vinci vẽ nên kiệt tác để đời vào thế kỷ VXI. Bức chân dung vẽ một người phụ nữ bí ẩn nở nụ cười hiện đang được trưng bày tại bảo tàng Louvre ở Paris (Pháp.

Các nhà khoa học đang kiểm tra ADN các bộ xương trong hầm mộ mới được phát hiện với hy vọng sẽ tìm ra thân thế thật sự của nàng Mona Lisa.

Năm 2012, hầm mộ nằm trong nhà tu kín St. Ursula ở thành phố Florence cũng đã được mở ra. Người ta đã tìm thấy một số hài cốt có thể là của Lisa Gherardini.
Để có thể khẳng định chính xác thi hài nào là của Lisa, những mẫu thử đã được thực hiện để đem so sánh với ADN của hai người con trai bà Lisa.

Chủ nhiệm Ủy ban Quốc gia về đánh giá tài sản lịch sử văn hóa và môi trường Ý Silvano Vinceti cho hay: “Hiện các chuyên gia xét nghiệm carbon-14 trên 3 trong số 8 hài cốt trong ngôi mộ được tìm thấy ở St Ursula. Thông qua đó, chúng ta có thể xác định chính xác tuổi mà Lisa Gherardini qua đời. Thông qua những thử nghiệm carbon trên, chúng sẽ giúp các nhà khoa học xác định bộ xương nào có niên đại từ những năm 1500. Khi đó, chúng ta sẽ biết được bộ xương nào phù hợp nhất để làm xét nghiệm ADN cuối cùng".

Việc phân tích ADN của các bộ xương trên chỉ là một phần của công việc. Ông Vinceti và các cộng sự cũng cần phải kiểm tra mối liên hệ giữa hài cốt mới được tìm thấy với ADN của hai người con trai Gherardini. Đó cũng chính là lý do tại sao nhóm nghiên cứu lên kế hoạch lấy mẫu vật từ ngôi mộ thuộc gia đình Gherardini trong Vương cung Thánh đường Santissima Annunziata – nơi mà con trai và thương gia Francesco Del Giocondo được chôn cất.

Hãng thông tấn ANSA cho biết, chuyên gia sẽ khai quật ngôi mộ của gia đình Gherardini lần đầu tiên trong vòng 300 năm qua.
Bên trong phần mộ của gia đình Del Gioncondo tại Vương cung Thánh đường Santissima Annunziata ở Florence, Italy.

Chồng của Lisa từng mời danh họa Da Vinci tới nhà để vẽ tranh chân dung cho vợ nhân dịp bà mang thai người con trai thứ hai. Thêm vào đó, họ cũng vừa mua ngôi nhà gần nơi ở của danh họa Da Vinci hồi những năm 1502-1503.

Sau khi chồng qua đời, bà Lisa trở thành một nữ tu. Bà qua đời vào năm 1542 ở tuổi 63. Sau đó, bà được chôn cất trong hầm mộ của tu viện cùng với những nữ tu khác.

Nếu các nhà nghiên cứu có thể xác định được hài cốt của bà Lisa trong số những bộ xương mới được tìm thấy thì họ có thể làm sáng tỏ nhiều vấn đề. Cụ thể, dựa trên cấu trúc xương của Lisa, các chuyên gia sẽ dựng lại được hình dáng khuôn mặt và thân hình của bà để đem so sánh với người mẫu trong bức tranh bí ẩn mà Leonardo da Vinci đã vẽ.

Nếu công việc này được tiến hành suôn sẻ, hai câu hỏi lớn mà giới sử gia và nghệ thuật đã trăn trở trong suốt hàng thế kỷ qua sẽ được giải đáp đó là: Lisa Gherardini có phải là Mona Lisa không? Có phải bức tranh để đời của Leonardo da Vinci thực hiện phần nhiều dựa trên trí tưởng tượng hay không?

Các nhà khoa học đưa ra một số giả thuyết về nụ cười “đặc biệt” của Mona Lisa như bà có hàm răng xấu hay bị liệt bẩm sinh. Tuy nhiên, họ cũng phải chờ đến khi có kết quả xét nghiệm pháp y mới có thể đưa ra những kết luận và sự giải thích hợp lý mang tính khoa học về nụ cười của nàng Mona Lisa.

Thứ Hai, 18 tháng 11, 2013

Sự thực nghiệt ngã về võ sĩ giác đấu thời cổ đại

Võ sĩ giác đấu thua cuộc sẽ bị xẻ thịt, thi thể của họ bị chia cho những người có mặt tại đấu trường đem về nấu thành thức ăn.

Võ sĩ giác đấu trong tiếng Latin là “gladiator” nghĩa là kiếm sĩ hay có cách gọi khác là đấu sĩ hoặc võ sĩ. Những trận chiến sinh tử của các đấu sĩ thường không tránh khỏi việc đổ máu thậm chí là mất mạng. Các võ sĩ chân chính có thể tham gia những trận chiến ở đấu trường La Mã. Trong nhiều trường hợp khác, tội phạm bị kết án tử hình, tù nhân chiến tranh hay nô lệ sẽ bị quan chức La Mã ép tham gia vào trò chơi chém giết đồng loại và trở thành thú đối tượng để mọi người cá cược thắng thua.

Tuy nhiên, một số người dân tự nguyện làm võ sĩ giác đấu với mục đích chính là kiếm được nhiều tiền bạc hay danh vọng. Cuộc chiến sinh tử này được cho là trò chơi tàn độc nhất lịch sử. Nó trở thành thú mua vui phổ biến trong thời kỳ Cộng hòa La Mã (năm 509 - 27 trước công nguyên) và Đế chế La Mã (năm 27 trước công nguyên - 476). Từ những năm 60, phụ nữ cũng bị hấp dẫn và lôi kéo tham gia đấu trường sinh tử ghê rợn này. Mãi đến thời đại cai trị của Hoàng đế Septimius Severus (145-211) thì trò chơi đẫm máu này mới bị cấm.
Bên cạnh các trận chiến sinh tử giữa người với người, một hình thức giác đấu nữa là những trận tranh hùng giữa người với quái thú hay thú dữ so tài với nhau.

Hàng ngàn khán giả phấn khích reo hò, vui mừng khi võ sĩ giác đấu hạ gục và giết chết đối thủ.

Mỗi khi đấu trường La Mã mở cuộc chiến như vậy đều thu hút rất đông khán giả đến xem. Hàng ngàn người chăm chú quan sát những pha hành động chém giết nhau của các võ sĩ. Khán giả reo hò, cổ vũ nhiệt tình, thậm chí tỏ rõ vui sướng khi nhìn thấy có người đổ máu, trúng đòn của đối phương hay bị giết. Một số người còn hét lên “Giết! Giết! Giết!" khi có võ sĩ bại trận. Võ sĩ giác đấu thua cuộc phải giơ tay lên hỏi ý kiến dân chúng và sẽ có cơ hội sống sót nếu đa số chỉ ngón tay cái lên trời. Ngược lại, họ sẽ có thể bị giết ngay tại chỗ nếu như đám đông chỉ ngón cái xuống đất.

Các võ sĩ giác đấu được trang bị vũ khí và quần áo giống như những kẻ mọi rợ khi chỉ quấn khố và sử dụng hung khí được tẩm độc. Hầu hết, võ sĩ đều không mặc áo khi chiến đấu, có thể đi chân không hoặc mang dép sandal. Thỉnh thoảng, một số người được bảo hộ cơ thể bằng một loại quần áo có tính chất bảo vệ giống như áo giáp.
Những vũ khí mà võ sĩ sử dụng gồm có roi da, kiếm cong ngắn, lưới, dao găm, đinh ba… Căn cứ vào vũ khí, trang bị của họ mà người La Mã phân chia ra nhiều kiểu võ sĩ giác đấu như: đấu sĩ đội mũ giáp (myrmillo), đấu sĩ đeo mạng lưới (retiariae) hay võ sĩ che mặt (samnite).
Một số võ sĩ giác đấu giành chiến thắng sẽ trở thành người nổi tiếng và được mọi người tung hô như những ngôi sao. Họ cũng trở thành đối tượng mà nhiều phụ nữ khao khát được ở bên. Thêm vào đó, họ sẽ bị xăm hình lên mặt, cẳng chân và bàn tay để mọi người dễ dàng phân biệt các võ sĩ với nhau.

Ban đầu, người ta tổ chức cuộc so tài giữa đấu sĩ trong các đám ma của những gia tộc quyền quý. Sau đó, hoạt động mang tính tiêu khiển này được phổ biến trong xã hội.

Đến năm 80, hoàng đế Titus đã cho công nhân xây dựng đấu trường riêng và đặt tên cho nó là Colisée. Nơi diễn ra cuộc so tài đẫm máu đó có sức chứa từ 50.000 – 80.000 người xem. Nó có hình elip và bố trí nhiều hàng ghế mang dáng dấp của hình bậc thang.
Sau đó, người La Mã cổ đại đưa các võ sĩ giác đấu từ khắp mọi nơi mà đế chế La Mã thống trị (trong đó có cả khu vực châu Phi và Địa Trung Hải, Anh) đến tham gia các cuộc chiến sinh tử. Dần dần, người ta xây dựng thêm nhiều đấu trường khác như ở London và Chester.
Theo các tài liệu lịch sử, trận đấu sinh tử ở đấu trường La Mã đầu tiên xuất hiện giống như một phần của nghi lễ tôn giáo vào thời văn minh Etruscans của Italy thời cổ đại. Cụ thể, vào năm 264 trước công nguyên, sau cái chết của vị quý tộc nổi tiếng Junius Brutus, con trai của ông muốn vinh danh tên tuổi của người cha quá cố đồng thời muốn tìm võ sĩ khỏe mạnh, thiện chiến hộ tống ông sang thế giới bên kia nên đã tổ chức một cuộc đấu đá, chém giết ngay trong lễ tang. Trong số 22 tù nhân chiến tranh, người ta chọn ra 3 cặp võ sĩ thi đấu với nhau tại đấu trường Boarium. Võ sĩ còn sống sót duy nhất được vinh danh như một tên tuổi ưu tú. Những người quá cố được cho là sẽ sang thế giới bên kia hộ tống, bảo vệ Junius Brutu.


Từ đó, những cuộc chiến sinh tử như vậy nhanh chóng phổ biến trong xã hội. Năm 216 trước công nguyên, trong tang lễ của Marcus Aemilius Lepidus, người ta tổ chức cuộc chiến sinh tử giữa 22 đấu sĩ để tìm ra người mạnh nhất. 10 năm sau đó, vị tướng quân người châu Phi có tên Scipio "The Great" cũng đã tổ chức những trận giác đấu khác để tưởng nhớ đến công ơn của người cha và chú. Một trong những trận đấu hoành tráng có phần ngông cuồng với sự tham gia của 120 võ sĩ giác đấu. Những người này so tài chém giết nhau trong suốt 3 ngày. Đấu trường tầm cỡ to lớn trên do gia tộc Crassi tổ chức vào năm 183 trước công nguyên.

Không chỉ đấu người với người, võ sĩ còn so tài với mãnh thú.

Nếu võ sĩ thất bại và có nhiều vết thương nặng thì sẽ bị người khác dùng một chiếc búa to đánh một cú chí mạng vào đầu dẫn đến tử vong. Thi thể của võ sĩ bại trận sẽ được xử lý tùy theo xuất thân của mỗi người. Đối với tầng lớp tử tù, họ sẽ được đem chôn hoặc ném xuống sông. Những võ sĩ giác đấu khác xuất thân từ tầng lớp thường dân hay quý tộc sẽ được chôn cất tử tế với lòng thành kính của mọi người. Còn trong cuộc chiến sinh tử giữa võ sĩ với thú dữ thì một số trường hợp con thú đó sẽ ăn thịt kẻ thua cuộc ngay tại đấu trường. Người ta để chuyện đó xảy ra vì cho rằng, điều đó sẽ giúp chúng quen dần với mùi thịt người. Từ đó, chúng sẽ chiến đấu hăng máu hơn trong những trận đấu kế tiếp. Thậm chí, một số võ sĩ chết trên đấu trường còn bị xẻ thịt và phân phát cho những người đến xem mang về chế biến thành thức ăn hay làm đồ vật mang tính kỷ niệm.
Theo kết quả nghiên cứu về các các bộ xương của võ sĩ giác đấu thời kỳ này, các chuyên gia phát hiện nhiều thi thể có một cánh tay khỏe hơn cánh tay còn lại. Điều này cho thấy họ được huấn luyện để sử dụng các vũ khí lớn ngay từ khi còn trẻ. Giới khoa học còn cho hay, võ sĩ thời này sở hữu cơ thể cường tráng, vạm vỡ, cao to hơn so với những người bình thường.
Một số võ sĩ giác đấu nổi tiếng thời xưa gồm: Hoàng đế Commodus, võ sĩ Spartacus, tướng quân Mark Anthony. Trong số đó, nổi tiếng hơn cả là trường hợp của Hoàng đế Commodus. Ông từng làm võ sĩ giác đấu và có cuộc so tài với quái thú. Trong tài liệu của Cassius Dio (164-235 sau công nguyên) có nhắc đến cuộc so tài của vị hoàng đế trên: "Sau khi giết chết một con đà điểu châu Phi và chặt đầu nó, hoàng đế Commodus đi tới chỗ các vị chức sắc ngồi. Ông nắm đầu con thú bằng tay trái và tay phải lắc lư thanh gươm dính đầy máu. Không nói một lời, ông chỉ hất hàm và nở nụ cười đầy thách thức, ám chỉ rằng ông có thể làm điều tương tự với mọi người".

Chủ Nhật, 17 tháng 11, 2013

Bí ẩn vụ biệt kích Mỹ đột nhập trại giam Sơn Tây

Sau nhiều tháng luyện tập, hơn 100 biệt kích tinh nhuệ nhất của Mỹ đã táo tợn đột nhập trại giam Sơn Tây vào tháng 11/1970.

Nỗ lực giải cứu phi công tù binh

Cuộc tập kích trại giam Sơn Tây (thị xã Sơn Tây – tỉnh Hà Tây cũ) của biệt kích Mỹ là một chiến dịch được chuẩn bị hoàn hảo đến từng chi tiết nhỏ với sự tham gia của những chiến binh giỏi nhất, phương tiện tiên tiến nhất. Việc xuất hiện chiến dịch này nằm trong nỗ lực giải cứu các phi công Mỹ bị bắt làm tù binh trên miền Bắc Việt Nam những năm chiến tranh Việt Nam đang diễn ra.

Như nhiều người đã biết, tù binh phi công Mỹ bị giam ở nhà tù Hỏa Lò là chính. Tuy nhiên về sau số lượng giặc lái bị bắt nhiều lên, Hỏa Lò quá tải nên một số nhà giam khác được sử dụng. Câu chuyện khởi đầu khi một số phi công Mỹ được chuyển lên trại giam Sơn Tây ở thị xã Sơn Tây, cách Hà Nội khoảng 40 km về phía Tây Bắc.
Trại này nằm giữa khu vực cánh đồng trống, một mặt giáp với sông Tích. Hàng ngày các tù binh thường thấy máy bay trinh sát Mỹ bay qua vùng trời này chụp ảnh. Điều đó lóe lên trong họ hy vọng một cuộc giải thoát của quân đội Mỹ.

Bởi thế, các tù binh này bắt đầu tìm mọi cách tạo ra các biểu tượng cầu cứu trên mặt đất. Lợi dụng những khi đi đào giếng, xẻ rãnh, họ đổ đất mới tạo thành những ký hiệu như SOS (cấp cứu) K (hãy đến cứu chúng tôi)… Cuối cùng, các máy bay trinh sát đã chụp được ảnh trại giam Sơn Tây.

Những chuyên viên phân tích không ảnh của Mỹ không mất nhiều thì giờ để nhận ra các tín hiệu cầu cứu trên ảnh chụp trại giam Sơn Tây. Trước đó, qua nhiều nguồn tin tức khác nhau, tình báo quân đội Mỹ (DIA) đã biết ở phía Tây Hà Nội có 1 hoặc 2 trại đang giam giữ các phi công Mỹ bị bắn rơi. Nay có thêm các bức ảnh trinh sát này đã giúp họ quả quyết trại Sơn Tây là mục tiêu mà họ đang tìm kiếm.

Cho rằng trại Sơn Tây nằm chơ vơ giữa cánh đồng là một sơ hở có thể khai thác, một kế hoạch giải cứu tù binh đã ngay lập tức được DIA phác thảo. Chiến dịch mang tên Bờ biển Ngà. Mỹ sẽ sử dụng trực thăng đưa biệt kích từ Thái Lan đến thẳng Sơn Tây đột kích trại giam để giải cứu tù binh rồi đưa hết về bằng trực thăng trong đêm.

Trại giam Sơn Tây những năm 1970. Ảnh: Wikipedia. 

Để chuẩn bị chiến dịch, những biệt kích kinh nghiệm nhất, giỏi giang và gan dạ nhất được tuyển chọn với điều kiện tự nguyện và không được hỏi điều gì về nhiệm vụ nhằm giữ bí mật. Cùng với đó, những tay lái trực thăng thiện nghệ nhất với hàng ngàn giờ bay và từng tham gia các vụ tiếp cứu bằng trực thăng ở Đông Nam Á cũng được tập hợp vào một nơi để luyện tập.

Không chỉ có vậy, những người chỉ huy chiến dịch Bờ biển Ngà còn cho dựng mô hình trại giam Sơn Tây theo tỉ lệ 1/1 (nghĩa là từ khoảng rộng sân đến chiều dài cái bờ tường đều giống như thật) để biệt kích luyện tập. Từ ngày 28/9 các biệt kích được luyện tập cùng với trực thăng. Mỗi ngày họ thực hành 3 lần cái kịch bản giải cứu tù binh vào ban ngày và tập thêm 3 lần nữa khi đêm xuống.

Ngày 6/10/1970, cuộc tổng diễn tập lần cuối cùng có bắn đạn thật được tổ chức. Các máy bay trực thăng đã bay một quãng đường dài tượng trưng cho quãng đường từ Thái Lan sang Sơn Tây trước khi đổ biệt kích xuống mô hình trại giam. Do luyện tập quá nhiều, các biệt kích đã thuộc đến từng ngóc ngách cho nên buổi diễn tập thành công không chê vào đâu được. Các viên chỉ huy rất hài lòng. Vấn đề bây giờ chỉ còn là chờ lệnh xuất kích.

Đêm tối Sơn Tây

Tình báo Mỹ nhận định lực lượng vũ trang của ta ở xung quanh Sơn Tây có khoảng 12.000 quân gồm trung đoàn bộ binh 12, trường pháo binh Sơn Tây, một kho quân trang ở thị xã với khoảng 1.000 cán bộ chiến sĩ hậu cần cùng với khoảng 500 bộ đội với 50 xe tại một căn cứ phòng không ở Tây Nam thị xã. Đây là lực lượng ngăn chặn đáng kể khi biệt kích đột nhập. Nhưng Mỹ cũng tính toán rằng vì các đơn vị này đóng tản mát và ở xa trại giam nên thời gian nhanh nhất để có phản ứng phải mất 30 phút. Từ tính toán đó, biệt kích Mỹ được chỉ đạo tiến hành cuộc đột nhập chỉ trong vòng 26 phút.

Đêm 20/11/1970, thời tiết tốt, lợi dụng ánh trăng, các trực thăng Mỹ xuất phát từ sân bay Udon (Thái Lan) hướng về Sơn Tây. Đoàn bay gồm 3 chiếc trực thăng HH-53 chở biệt kích, một chiếc C-130 dẫn đường và 2 chiếc C-141 để chở tù binh khi đến Sơn Tây.

Đoàn máy bay Mỹ bay thấp sát ngọn cây và ngoằn ngoèo trong các thung lũng nên đã không bị radar của ta phát hiện. 2h17 phút ngày 21/11, các toán biệt kích được trực thăng đưa đến mục tiêu an toàn. Chiếc C-130 bắn pháo sáng xuống cho đoàn trực thăng tiếp đất trong khi đó một chiếc trực thăng trút đạn hạ gục 3 chòi gác của trại.

Các toán biệt kích chia nhau ra hành động. Một toán đổ xuống liền lập tức đi phá cầu sông Tích để cản trở sự phản ứng của quân ta nếu có. Hai toán còn lại đổ bộ xuống trại giam để giải cứu tù binh.

Mọi công việc vì đã luyện tập thuần thục nên rất trôi chảy. Có điều các biệt kích Mỹ kêu gào khản cổ nhưng cả trại giam trống không. Trong một buồng nhỏ, chúng gặp 6 người đàn ông không vũ trang, đang cởi trần nằm ngủ. Chúng liền xả súng giết họ. Đó là tất cả những người chúng gặp trong trại. Không có bóng dáng một phi công tù binh nào.

Trong đêm đột kích Sơn Tây, các toán biệt kích còn giết hại một số thường dân như toán đi phá cầu sông Tích khi thấy 1 ngôi nhà dân còn bật điện đã đạp cửa xông vào xả súng. Trong nhà có một người mẹ và 3 đứa con đang trốn dưới gầm giường. Kết quả người mẹ và 1 bé gái chết ngay còn 1 bé trai và 1 bé gái khác thì bị thương nặng. Một toán đổ bộ xuống trại nhưng nhầm mục tiêu nên đã nhảy xuống trường Đảng Hà Tây cách đó 400 m. Tại đây chúng cũng đã bắn chết 5 cán bộ an dưỡng khi họ đang ngủ trước khi rút đi.

Vén bức màn bí ẩn

Thất bại của cuộc đột nhập làm tình báo Mỹ không thể hiểu nổi. Rõ ràng là trước khi tiến hành đột kích, máy bay trinh sát vẫn thường xuyên theo dõi mục tiêu. Các bức ảnh bằng tia hồng ngoại chụp được cho thấy vẫn có người ở trong các buồng giam. Vậy nhưng khi tiến hành chiến dịch lại gặp một cái trại trống không.

Sự thực không có gì là khó hiểu. Trong cuốn sách Phi công Mỹ ở Việt Nam, ông Gia Huy – một sĩ quan tình báo của Bộ Công an cho biết, từ giữa tháng 10/1970 ông đã nhận được tin tức rằng Mỹ sắp tập kích vào phía Tây Hà Nội để giải cứu tù binh phi công. Tin tức đến từ một cựu sĩ quan DIA Mỹ có cảm tình với cuộc kháng chiến của Việt Nam.

Cũng theo tài liệu trên, Thiếu tướng Nguyễn Đôn Tự - Trưởng ban nghiên cứu phái đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại Hội nghị Paris đã biết sớm về mô hình trại giam Sơn Tây trên đất Mỹ qua tài liệu mật của Quốc hội Mỹ mà ông có được. Bằng suy luận cá nhân, tướng Tự đã nhận định Mỹ có khả năng tấn công trại Sơn Tây để cứu tù binh.
Nhưng có điều là về sau này, cả ông Gia Huy và tướng Tự về nước mới biết rằng từ trước khi các ông gửi tin về thì ở nhà đã nghe phong thanh. Khi có tin của ông Gia Huy và tướng Tự thì lãnh đạo quyết định chuyển tù nhân đến 1 trại dự bị nằm cách đó 15 km. Ông Huy còn kể: Bộ trưởng Trần Quốc Hoàn nói rằng ta đã bố trí một lực lượng mai phục ở trại nhưng vì không biết chính xác ngày giờ nên chờ mấy tuần không thấy, lực lượng này đã rút đi.

Căn cứ điều đó có thể phán đoán, những bức ảnh hồng ngoại của Mỹ chụp trước khi tấn công vẫn thấy người ở trong trại có thể là những người lính của ta phục kích.

Thứ Năm, 14 tháng 11, 2013

“Kiệt tác quân sự” VN khiến thế giới choáng váng

Nhiếp ảnh gia Patrick Creusere đã ghi lại những điều bất ngờ chứng kiến khi đi thăm địa đạo Củ Chi nổi tiếng của Việt Nam. 

Nằm ở Tây Bắc Sài Gòn, địa đạo Củ Chi bắt đầu được các chiến binh Giải phóng xây dựng trong thời kỳ Pháp chiếm đóng và mở rộng quy mô trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Các lối vào của căn cứ ngầm này rất nhỏ, là thách thức to lớn cho những người lính Mỹ có hình thể to lớn khi muốn xâm nhập.

Người hướng dẫn viên (cao 1m55 - bằng chiều cao trung bình của các chiến sĩ du kích ở Củ Chi) làm ví dụ về cách chui vào một đường hầm.

Lỗ thông hơi làm bằng ống tre và cải trang như một gò mối.

Việc nấu ăn trong hầm được thực hiện bằng một loại bếp đặc biệt, gọi là bếp Hoàng Cầm. loại bếp này có nhiều đường rãnh thoát khói nối với lò bếp, bên trên rãnh đặt những cành cây và phủ một lớp đất mỏng được tưới nước để giữ độ ẩm. Khói từ trong lò bếp bốc lên qua các đường rãnh chỉ còn dưới dạng hơi nước bay sát mặt đất và tan nhanh thay vì bốc lên không khí, nên trực thăng Mỹ không thể phát hiện ra, dù là vào giữa ban ngày.

Mô hình mô phỏng cảnh các chiến sĩ Việt Cộng xử lý một quả bom Mỹ chưa nổ. Thuốc nổ và vỏ thép của quả bom sẽ được tận dụng để làm thành các loại vũ khí hay đồ dùng sinh hoạt.

Quả cầu chông sắt này được treo trên cây, sẽ rơi xuống theo một đường vòng cung trúng vào người kích hoạt bẫy.

Một loại bẫy chông được thiết kế để đâm ngang thân người nào rơi xuống. Dù hiếm khi làm tử thương ngay lập tức, các loại bẫy kiểu này đã loại khỏi vòng chiến khá nhiều lính Mỹ.

Tại Củ Chi có cả một trường bắn, nơi du khách có thể bắn thử các loại súng mà lính Mỹ đã từng sử dụng ở Việt Nam như M1, M16, M79... Giá của mỗi viên đạn là 1 USD.

Thứ Tư, 13 tháng 11, 2013

Các chuyên gia lý giải về nhà ma 300 Kim Mã

Một số nhân chứng khẳng định, khi đặt chân vào số nhà 300 Kim Mã, họ có cảm giác bị rợn người, lạnh sống lưng.

Theo các nhà nghiên cứu, nguyên nhân không hoàn toàn do "thần hồn nát thần tính".

Những câu chuyện trùng hợp đến khó tin
Ông Nguyễn Cung Hà, chuyên viên Bộ môn Cận Tâm lý, Viện Nghiên cứu và Ứng dụng Tiềm năng Con người cho hay, những trường hợp nhà được làm trên nền đình, chùa, miếu mạo, nghĩa trang... thì ông "vẫn gặp thường xuyên". Cũng theo ông Hà, kết cục của những người sống trong ngôi nhà đó "đều na ná".

Để chứng minh cho nhận định trên, ông Hà trích dẫn vài câu chuyện. Theo đó, một gia đình ở Hà Nam mua được ngôi nhà mới. Thế nhưng, chuyển về ở chưa được bao lâu thì trong nhà xảy ra nhiều chuyện không hay. Vợ chồng thường xuyên cãi lộn, đánh nhau; đứa con lớn đi đường bị tai nạn xe máy; chăn nuôi gà lợn đều bị dịch bệnh chết hết... Một hôm, đứa con út trong nhà bị ốm, lúc tỉnh lúc mê, luôn lảm nhảm rằng dưới nền nhà có một ngôi mộ, phải đào lên chuyển ra nơi khác. Sau, người ta đào lên theo chỉ dẫn của đứa con thì đúng là có một cái tiểu trong nhà.

Một câu chuyện khác ở chính làng ông Hà, khi nhà làm trên nền đình cũ đã bị phá từ những năm 60 của thế kỷ trước. Gia đình ấy gặp tai ương liên tiếp: Người cha thì thắt cổ tự tử, con trai cả bị tai nạn xe máy rồi mất, người vợ hóa điên sau những tai họa xảy ra.

TS, Thiếu tướng Nguyễn Chu Phác, Viện Nghiên cứu và Ứng dụng Tiềm năng Con người kể lại một câu chuyện mà chính ông đã về tận nơi nghiên cứu, thực nghiệm.

Theo đó, vào khoảng tháng 3/2002, ông nhận được tin một ngôi nhà có 7 người chết liên tục và hiện bỏ hoang, không ai dám ở. Đã có nhiều nhà khoa học địa chất, hóa học, y khoa về tìm hiểu nhưng vẫn chưa có kết quả thuyết phục. Qua tìm hiểu, thực nghiệm thì có một ngôi miếu mới bị phá đi, người trong nhà dựng nhà vệ sinh và khu chuồng lợn cạnh đó. "Cũng có thể chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên nhưng tai họa của những người sống trên khu đất ấy cũng khiến các nhà khoa học thật sự lưu tâm", ông Phác nói.

Vậy, vì sao lại có sự trùng hợp trong những câu chuyện nhà làm trên nền đình, miếu, nghĩa trang như thế?

Cận cảnh ngôi nhà 300 Kim Mã.

Không ở yên nếu nhà có mộ bên dưới
TS, Thiếu tướng Nguyễn Chu Phác cho biết, đến nay, khoa học đã thừa nhận sự tồn tại của vong hồn. Theo đó, không chỉ con người mà chính con vật, cây cỏ cũng có vong hồn. Đó là một dạng vật chất đặc biệt và "không phải ai cũng thấy được, trừ những người có giác quan thứ sáu - khả năng đặc biệt".

Trong Báo cáo đề tài nghiên cứu khoa học 2010 - "Giả thiết, lý giải một số biểu hiện của vong dưới góc độ khoa học" (Bộ môn Cận tâm lý, Trung tâm Nghiên cứu Tiềm năng Con người, được Hội đồng khoa học nghiệm thu ngày 25/12/2010), GS.TS Phan Thị Phi Phi, Chủ tịch Hội đồng khoa học Trung tâm cho rằng, linh hồn để ám chỉ "tổng năng lượng tồn dư của người chết".

Thượng tọa Thích Quảng Tùng lý giải: "Khi một người chết đi thì phần thể xác của họ tiêu mất nhưng phần tinh thần, phần năng lượng sinh học của họ là một dạng vật chất đặc biệt vẫn còn và lưu lại nơi họ chết, ở đất, đá, hoặc là xe cộ, cây cối...
Có những căn nhà do vong tiền chủ linh thiêng, người khác mua nhà đến ở. Về nhà đó ngày nào thì đau đầu, bệnh tật từ ngày đó... Nếu nhà có mộ phần bên dưới thì càng nguy hiểm. Người ta gọi là ám khí.

Ở một khía cạnh khác, ông Nguyễn Cung Hà cho rằng, "trần sao âm vậy". Việc làm nhà trên nền miếu, nghĩa trang thì dù có di dời mộ đi nơi khác vẫn phải làm lễ, coi như để "thương lượng", xin phép người cõi âm. "Nếu không, phá miếu, mộ rồi làm nhà ở chẳng khác nào có người đến phá nhà bạn, ngang nhiên chiếm nhà bạn để làm nhà của họ. Thế nên, người ta sẽ không thể ở yên trong ngôi nhà đó được", ông Hà ví von.

GS Nguyễn Trường Tiến xác nhận: Có nơi di dời hài cốt đi rồi nhưng âm khí vẫn rất nặng. 

Hài cốt chuyển đi, khí âm vẫn còn
Dưới góc độ năng lượng vật lý, GS Nguyễn Trường Tiến, Chủ tịch Hội Cơ học đất và Địa kỹ thuật công trình Việt Nam cho rằng, con người phát ra năng lượng.

Ngay cả khi chết đi, nguồn năng lượng ấy vẫn còn và là năng lượng âm (khí âm). Đồng thời, trong lòng đất cũng có những trường năng lượng hoặc tốt, hoặc xấu. Nếu năng lượng tốt sẽ giúp con người sống ở đó được hiền hòa, mạnh khoẻ. Ngược lại, những nơi có năng lượng xấu, khí âm nặng sẽ khiến người ta mệt mỏi, hay mộng mị, bệnh tật, thậm chí nguy hại sức khoẻ. Những nơi như nghĩa trang sẽ phát khí âm rất lớn.

GS Nguyễn Trường Tiến cũng xác nhận, qua khảo nghiệm và thực tế đã chứng minh, có những nơi đã di dời hài cốt đi rồi nhưng khí âm vẫn còn nặng. Thừa nhận chuyện có vong hồn, ông khẳng định ấy là do vong vẫn ở lại. Do đó, khi làm nhà trên những khu đất từng có mộ thì con người sẽ gặp phải những chuyện không hay, ảnh hưởng đến sức khoẻ.

Ông Nguyễn Mạnh Linh, Trưởng phòng Nghiên cứu phong thủy kiến trúc, Viện Quy hoạch & Kiến trúc đô thị (UAI), trường Đại học Xây dựng Hà Nội cho hay, phòng của ông đã từng tiếp cận nhiều khu đất làm trên nền miếu, nghĩa trang ở góc độ đo năng lượng.

Theo đó, để xác định âm khí ở trên những khu đất này có lớn hay không, ông Linh cùng cộng sự phải dùng tới hai loại máy. Một loại máy của Việt Nam sản xuất, phát hiện được âm khí, dương khí. Một loại máy do Mỹ sản xuất sẽ phát hiện và đo được điện từ trường. Năng lượng mạnh sẽ phát ra điện từ trường lớn và ngược lại. Khi năng lượng âm càng lớn thì điện từ trường âm càng cao, nó sẽ ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ của con người. "Thông thường, trong những khu đất từng là nghĩa trang, chúng tôi đo được năng lượng âm rất lớn", ông Linh xác nhận.
Lý giải việc có những người cảm thấy ớn lạnh, rợn người, dựng tóc gáy khi đi vào trong khu nhà từng là nghĩa trang, ông Linh cho rằng, đó là tác động của năng lượng âm. "Tuy nhiên, không phải ai cũng có được những cảm nhận ấy", ông nói.

Từ đó, liên hệ đến ngôi nhà số 300 Kim Mã, cả ông Tiến và ông Linh đều cho rằng, việc người ta có cảm giác ngủ trong đó bị dựng giường, bước vào thấy rợn người là có cơ sở từ nguyên lý về năng lượng âm, dương và niềm tin vào sự tồn tại của vong hồn. "Đương nhiên, người không tin sẽ cho đó là chuyện nhảm nhí", ông Tiến nói.

"Đúng là năng lượng âm có tác động không tốt tới sức khoẻ con người. Ví như vào khu đất mà khí âm rất lớn, nhiều người sẽ có cảm giác mệt mỏi, bị ốm đau. Tuy nhiên, cũng không loại trừ khả năng khi đi vào trong số nhà 300 Kim Mã có cảm giác rợn người, lạnh sống lưng là vì yếu tố tâm lý, do họ đã được nghe kể nhiều chuyện không hay về ngôi nhà từ trước".
Ông Nguyễn Cung Hà

Ngô Đình Diệm - Bước đường từ Tri huyện lên Tổng thống

Người Mỹ nhận định, Ngô Đình Diệm "là một con người luôn muốn được tất cả, hoặc không có gì"...

Giai đoạn lịch sử đầy biến động tại miền Nam từ năm 1945 đến năm 1975 gắn liền với tên tuổi Ngô Đình Diệm - Tổng thống đầu tiên của chính quyền Sài Gòn.

Khi tôi bắt đầu thực hiện loạt bài viết này, cũng là đúng 50 năm ngày hai anh em ông Ngô Đình Diệm và Ngô Đình Nhu bị nhóm đảo chính quân sự bắn chết, 1/11/1963 - 1/11/2013.

Ngô Đình Diệm sinh ngày 3/1/1901, tại huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình trong một gia đình có truyền thống khoa bảng. Cha ông là Ngô Đình Khả, từng làm quan dưới triều Nguyễn. Sau khi Vua Thành Thái bị Pháp đày sang châu Phi, ông Khả trả ấn từ quan về quê làm ruộng. Một thuyết khác cho rằng, vì ông Khả không chịu ký vào đơn yêu cầu Thành Thái thoái vị, nên bị thực dân Pháp cách chức.

Ngô Đình Diệm bẩm sinh thông minh, đường học vấn lẫn chốn quan trường đạt nhiều thuận lợi. Năm 1921, khi mới 20 tuổi, ông tốt nghiệp Trường Hậu Bổ tại Hà Nội, được phong chức Tri huyện Hương Trà, sau đó chuyển sang làm Tri huyện Hương Thủy, Quảng Điền (Thừa Thiên Huế). Năm năm sau, năm 1926, ông được bổ nhiệm làm Tri phủ Hải Lăng (Quảng Trị).

Năm 1929, ông nhậm chức Tuần vũ tỉnh Phan Thiết (Bình Thuận). Bốn năm sau, ông được bổ nhiệm làm Thượng thư Bộ lại dưới triều Vua Bảo Đại. Đó là năm 1933, khi Ngô Đình Diệm 32 tuổi, ông là Thượng thư trẻ nhất trong triều Nguyễn lúc bấy giờ.

Ngay khi nhậm chức, ông Diệm đề trình việc thành lập Viện Dân biểu với quyền hành pháp, nhưng chính phủ bảo hộ không thừa nhận. Tháng 7/1933, Ngô Đình Diệm từ quan để phản ứng lại sự phủ nhận Viện Dân biểu của Pháp.

Rời quan trường
Sau khi rời khỏi quan trường, Ngô Đình Diệm lui về ở ẩn, nhưng vẫn ngấm ngầm ủng hộ Hoàng thân Cường Để đang sống lưu vong tại Nhật với ý định thực hiện một cuộc cách mạng lật đổ Pháp hoàn toàn.

Suốt từ năm 1933 cho đến năm 1940, ông Diệm được coi là một nhân vật quá khích, xếp chung với Nguyễn Hải Thần, Nguyễn Tường Tam.

Có hai nhận định về ông Ngô Đình Diệm rất đáng lưu ý, nhận định này được đưa ra từ người Mỹ, những người vốn được xem là dựng lên Ngô Đình Diệm. "Ông ấy (tức Ngô Đình Diệm) là một con người luôn muốn được tất cả, hoặc không có gì", đây là tính cách nhất quán của ông Diệm từ khi ông làm quan cho đến lúc ông bị bắn chết, đúng nghĩa "được ăn cả, ngã về không". Và, "ông Ngô Đình Diệm là một con rối. Nhưng con rối ấy tự giật dây mình và giật dây luôn cả chúng ta". Điều này cho thấy, người Mỹ không xem ông Diệm là một kẻ bù nhìn, như bấy lâu nhiều người nhầm tưởng.

Khuya ngày 9/3/1945, người Nhật âm thầm thay thế vị trí của người Pháp tại An Nam. Thời điểm này, ông Diệm đang hoạt động tại Sài Gòn. Người Nhật thế chỗ người Pháp, ông Diệm rất hy vọng người Nhật sẽ đưa Hoàng thân Cường Để về để nắm giữ chính quyền, nhưng trái ngược với hy vọng của ông, người Nhật quay ngoắt sang ủng hộ Vua Bảo Đại. Bảo Đại mời ông Diệm làm Thủ tướng, nhưng ông từ chối. Sau cuộc thương lượng với người Nhật, ông Trần Trọng Kim ngồi vào vị trí này.

Ngày 17/4/1945, Chính phủ Trần Trọng Kim ra mắt nhân dân với dàn nội các toàn là những bậc trí sĩ, thức giả đầy uy tín. Chính phủ do Thủ tướng Trần Trọng Kim đứng đầu, thừa về tinh thần dân tộc, khát vọng tự do, chính sách đổi mới nhưng lại thiếu nghiêm trọng về thực quyền.

Ông Ngô Đình Diệm.

Cách mạng Tháng Tám thành công, Vua Bảo Đại thoái vị, Chính phủ Trần Trọng Kim tan rã theo. Rồi Pháp lại nhanh chóng tái chiếm Việt Nam, Bảo Đại tiếp tục được biến thành con cờ trong tay người Pháp.

Năm 1949, Hiệp định Élysée được ký kết, Bảo Đại thêm lần nữa mời ông Diệm đứng ra làm Thủ tướng thành lập nội các. Ông Diệm lại từ chối: "Tôi không tin người Pháp, lại càng không tin vào nền độc lập nửa vời mà người Pháp vẽ ra".

Sau lần từ chối này, ông Diệm cùng Giám mục Ngô Đình Thục và người em ruột là Ngô Đình Nhu thành lập đảng Xã hội Thiên Chúa giáo. Ông Diệm muốn xây dựng đảng này thành một đảng độc lập với tất cả các thế lực khác trong nước. Thời điểm này, ông trông chờ vào sự giúp sức của Mỹ.

Năm 1950, ông Diệm cùng ông Thục sang Nhật, tìm cơ hội xin diện kiến Thống tướng Douglas MacArthur, tuy nhiên Thống tướng Douglas MacArthur tiếp kiến ông Diệm, ông Thục rất lạnh nhạt và tỏ ý khiên cưỡng, hoàn toàn không có động thái cho thấy sẽ ủng hộ.

Thất bại trong cuộc vận động Thống tướng Douglas MacArthur, nghe theo lời khuyên của Wesley Fishel, giáo sư chính trị Đại học Michigan, ông Diệm sang Mỹ, dùng đủ mọi cách để tranh thủ sự ủng hộ của chính quyền Eisenhower nhưng cũng không thành công vì hai lẽ. Thứ nhất, Mỹ đang bận tham chiến tại Triều Tiên. Thứ hai, người Mỹ không muốn làm mất lòng người Pháp.

Điều may mắn nhất của ông Diệm vào thời điểm tuyệt vọng này, chính là vị Hồng y Spellman nảy sinh hảo cảm với ông Thục và đồng ý nhận lời làm trung gian giúp ông Diệm có cơ hội diện kiến với những nhân vật quan trọng trong chính quyền Mỹ.

Từ sự giúp đỡ của Hồng Y Spellman, ông Diệm đã tranh thủ được tình cảm của dân biểu Walter H. Judd, Thượng nghị sĩ Mike Mansfield. Đặc biệt là Thượng nghị sĩ John F. Kennydy rất nhiệt tình với ông Diệm.

Suốt trong những năm dài ở Mỹ, thi thoảng ông Diệm sang các nước châu Âu, như Bỉ, Ý, Pháp... nên ông có thêm nhiều kinh nghiệm hoạt động chính trị.
Ngày trở về…

Đầu năm 1954, Pháp kẹt cứng tại trận địa Điện Biên Phủ. Bảo Đại liên tục bắn tín hiệu sang Hoa Kỳ, yêu cầu ông Diệm trở về nước để thành lập chính phủ mới. Vẫn với lý do, "Không tin người Pháp", ông Diệm từ chối lời mời của Bảo Đại.

Thất bại ở trận địa Điện Biên Phủ, ngày 4/6/1954, Hiệp ước Laniel - Bửu Lộc được ký kết, Pháp đồng ý trao trả hoàn toàn độc lập cho Việt Nam. Ngày 16/6/1954, ông Diệm đồng ý trở về nước theo lời yêu cầu của Bảo Đại. Thế nhưng, ông Diệm vẫn buộc Bảo Đại phải đồng ý để chính phủ do ông thành lập được toàn quyền về chính trị và quân sự. Thêm lần nữa, Bảo Đại nhượng bộ ông Diệm.

Ngày Song thất, 7/7/1954, chính phủ do ông Ngô Đình Diệm thành lập chính thức ra mắt với nội các gồm 18 người, như: Thủ tướng kiêm Nội vụ và Quốc phòng: Ngô Đình Diệm; Quốc vụ khanh: Trần Văn Chương, Tổng trưởng Ngoại giao: Trần Văn Đỗ; Tổng trưởng Tài chính và Kinh tế: Trần Văn Của; Tổng trưởng Lao động và Thanh niên: Nguyễn Tăng Nguyên; Tổng trưởng Công chánh: Trần Văn Bạch; Tổng trưởng Y tế và Xã hội: Phạm Hữu Chương; Tổng trưởng Canh nông: Phan Khắc Sửu; Tổng trưởng Quốc gia Giáo dục: Nguyễn Dương Đôn; Bộ trưởng Phủ Thủ tướng: Trần Chánh Thánh; Bộ trưởng Thông tin: Lê Quang Luật; Bộ trưởng Đặc trách Công vụ Phủ Thủ tướng: Phạm Duy Khiêm; Bộ trưởng Nội vụ: Nguyễn Ngọc Thơ; Bộ trưởng Quốc phòng: Lê Ngọc Chấn…

Ngay sau khi thành lập chính phủ, ông Diệm đã có những động thái kiên quyết đến độc đoán, theo đúng cá tính của ông. Ông dẹp yên chuyện tướng Nguyễn Văn Hinh công khai đối đầu và đòi đảo chính. Tướng Bình Xuyên là Bảy Viễn (Lê Văn Viễn) đòi tắm máu Sài Gòn nếu không được tham gia chính quyền cũng bị ông Diệm từ chối cương quyết.

Quốc trưởng Bảo Đại thấy không điều khiển được Ngô Đình Diệm cũng tán thành theo người Pháp, gây áp lực đòi Mỹ thay bằng được ông Diệm. Ý của Bảo Đại là muốn đưa Nguyễn Văn Xuân lên làm Thủ tướng, hoặc chí ít là Phó thủ tướng, Nguyễn Văn Hinh làm Tổng Tham mưu trưởng còn tướng Bình Xuyên Bảy Viễn làm Bộ trưởng Bộ Nội vụ.

Các giáo phái lớn tại miền Nam thì chơi trò đi hàng hai, nửa ngã chiều này, nửa nghiêng chiều kia. Thậm chí, Đại sứ J. Lowton Collins cũng muốn thay thế gấp ông Diệm. Hơn một lần, Collins ngược về Mỹ, thuyết phục những người cầm quyền ở Washington thay thế ông Diệm.

Đại sứ Mỹ J. Lowton Collins nhận xét về ông Diệm: "Ông ấy quá quan tâm đến những vấn đề nhỏ nhặt, không có bất cứ sáng kiến đáng kể nào từ ngày nắm chính quyền. Những người có khả năng trong chính phủ đều khó chịu về thói quen quyết định trên đầu người khác của ông Diệm. Ông Diệm hoàn toàn không trông cậy vào họ, mà đặt hết niềm tin vào hai người em cùng những người chịu phục tùng ông ấy. Ông là người hoàn toàn không biết nhân nhượng và với thái độ của một người khổ hạnh, ông không thể đương đầu với những thế lực thực tại, điển hình nhất là Bình Xuyên…".

Ngô Đình Diệm và Đại sứ Mỹ Henry Cabot Lodge.

Thời điểm này, chính phủ của ông Diệm cũng như bản thân ông tồn tại được thực chất là nhờ những tác động hết sức cần thiết của những người bạn là dân biểu và thượng nghị sĩ Mỹ mà ông đã tranh thủ được họ khi ông sang Mỹ vận động vào năm 1950.

Điển hình nhất của mối thân hữu này, là khi Đại sứ J. Lowton Collins một hai yêu cầu Washington phải thay thế Diệm, Ngoại trưởng Hoa Kỳ khi đó là Dulles nhờ đến sự tham vấn của Thượng nghị sĩ Mike Mansfield. Được hỏi, Thượng nghị sĩ Mike Mansfield dành hết lời khen ngợi để nói về các ưu điểm của Ngô Đình Diệm. Kết quả, Ngoại trưởng Delles chỉ thị Đại sứ J. Lowton Collins phải nhất tâm ủng hộ Ngô Đình Diệm.

Thật ra, tất cả động thái của người Mỹ chỉ là nhằm câu giờ, để thông qua sự đối phó với các thế lực trong nước, họ sẽ có cái nhìn chính xác hơn về khả năng của Ngô Đình Diệm. Sau vụ dẹp yên tướng Hinh, bình ổn nhất thời các giáo phái và quan trọng hơn nữa là vụ bình định được cuộc nổi loạn của Bình Xuyên, ông Diệm trở thành một cá nhân khác trong mắt người Mỹ.

Một cứ liệu quan trọng khác, để xét về Ngô Đình Diệm, thông qua lời Ngoại trưởng Hoa Kỳ là Dulles, ông Dulles nhận định: "Chúng tôi chỉ thị cho tất cả những nhân viên Sứ quán ở Sài Gòn bằng mọi cách trì hoãn việc thay thế ông Diệm. Bởi, nếu ông ấy không thoát ra được cuộc hỗn loạn thì ông ấy sẽ bị thay thế. Còn ngược lại, ông ấy sẽ trở thành nhân vật anh hùng trong buổi tao loạn. Một khi kết quả đã an bài, chúng tôi sẽ tính đến việc thay thế ông ấy bằng một trong hai nhân vật mà chúng tôi đã lựa chọn sẵn".

Khi tập trung được quyền lực trong tay thông qua cuộc đối đầu sống mái, chuyện gì đến sẽ đến, ông Diệm nhân danh tập thể phế truất chức Quốc trưởng của Bảo Đại, bác bỏ yêu cầu tổ chức Hội nghị hiệp thương để thảo luận về tổng tuyển cử thống nhất đất nước, tổ chức cuộc bầu cử sặc mùi gian lận để khẳng định sự tín nhiệm của nhân dân...

Ngày 26/10/1956, Thủ tướng Ngô Đình Diệm trở thành Tổng thống đầu tiên của chính quyền Việt Nam Cộng hòa. Người ta gọi đây là nền Đệ nhất Cộng hòa…

Thứ Hai, 11 tháng 11, 2013

Những người “chỉ điểm” nổi tiếng trong lịch sử

Họ có thể là một nhân viên cấp cao nắm những thông tin tối mật, cũng có thể là một người lính bình thường...
Điểm chung là các bí mật mà họ tiết lộ đã tạo ra những tác động nhất định tới dòng chảy lịch sử, hoặc chí ít đã “giúp thế giới này an toàn hơn” như một nhận định trên tạp chí New Stateman (Anh). Dưới đây là một số nhân vật “chỉ điểm” tiêu biểu trong vài thập kỷ gần đây, những người thậm chí phải mang cả tính mạng của mình để đổi lấy sự thật.

Joe Darby
Năm 2004, một quân nhân Mỹ đã bí mật tuồn cho một thành viên ban điều tra tội phạm quốc phòng một đĩa CD chứa những bức ảnh gây sốc. Chúng được chụp ở nhà tù Abu Ghraib ở thủ đô Bátđa (Irắc), trong đó là cảnh lính Mỹ đang tra tấn, làm nhục và lạm dụng nhiều tù nhân địa phương. Sau khi được tiết lộ, những bức ảnh này đã gây ra một làn sóng phản ứng mạnh mẽ trong dư luận quốc tế. Những cuộc điều tra sau đó cho thấy lính Mỹ còn thực hiện những vụ hiếp dâm và giết người tại nhà tù này, mặc dù các bằng chứng bằng hình ảnh đều bị chính quyền ỉm đi. Kết quả, 11 lính Mỹ đã bị kết tội do liên quan đến các sự việc nhơ nhuốc tại nhà tù Abu Ghraib.


Năm 2005, Darby được trao tặng giải thưởng Dũng cảm của quỹ John F Kennedy. Tuy nhiên không phải người Mỹ nào cũng tán dương hành động của anh. Một số người, bao gồm cả những người thân của Darby còn gọi anh là kẻ phản bội. Sau khi giải ngũ, Darby sống ở một nơi không được tiết lộ.

Daniel Ellsberg
Cuối những năm 1960, một bộ tài liệu tối mật đã được Daniel Ellsberg - khi đó 38 tuổi - sao chép lại khi ông đang làm nhân viên phân tích quân sự của Bộ Quốc phòng Mỹ. Nội dung của tập tài liệu này là về sự can dự chính trị và quân sự của Mỹ vào cuộc chiến tranh tại Việt Nam từ năm 1945 đến 1967, và theo lời của Ellsberg, chúng chứng minh “hành vi trái với hiến pháp của nhiều vị tổng thống Mỹ kế tiếp, vi phạm lời tuyên thệ của chính họ, vi phạm lời tuyên thệ của tất cả những người thuộc cấp của họ”.


Sau khi được công khai trên tờ New Yorks Times vào năm 1971, tập tài liệu có tên “Pentagon Papers” (Hồ sơ Lầu Năm Góc) đã tạo ra một sự phẫn nộ trong dư luận Mỹ và thế giới, bởi nó đã phơi bày cách mà bốn vị tổng thống Truman, Eisenhower, Kennedy và Johnson cố ý đánh lừa công chúng về cuộc chiến tranh ở Việt Nam. Tổng thống đương nhiệm khi đó - Richard Nixon đã tìm cách truy tố Ellsberg theo Luật Gián điệp, tuy nhiên mọi cáo buộc cuối cùng đã bị tòa án bác bỏ. Hiện nay dù đã ngoài 80 tuổi, nhưng Ellsberg vẫn là người rất có uy tín và được nhiều người khác coi là nguồn khích lệ khi họ muốn phanh phui một sự thật nào đó. Ông cũng là người ủng hộ mạnh mẽ những tiết lộ chấn động thời gian qua của trang web Wikileaks.

Mark Felt
Khi năm người đàn ông bị bắt do đột nhập vào văn phòng của Ủy ban quốc gia đảng Dân chủ (Mỹ) tại khách sạn Watergate vào năm 1972, ít ai ngờ đây sẽ là một vụ bê bối chính trị cực lớn.


Nhờ thông tin do một nhân vật bí ẩn tiết lộ cho hai phóng viên của tờ Bưu điện Washington, một cuộc điều tra được tiến hành cho thấy Chính phủ, Bộ Tư pháp, Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) và Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) dường như đã “biết trước” vụ đột nhập này. Mấu chốt quan trọng nhất đó là cuốn băng ghi âm những cuộc hội thoại giữa Tổng thống Nixon và các cộng sự gần gũi cho thấy chính ông ta đã trực tiếp tìm cách che đậy mối liên hệ giữa chính phủ với những kẻ đột nhập. Kết quả là Tổng thống Nixon phải từ chức trong cay đắng.

Trong suốt hơn 30 năm, nhân vật bí ẩn nói trên chỉ được người đời biết đến với cái tên Deep Throat. Cho mãi đến năm 2008, Mark Felt, một nhân viên điều tra đã nghỉ hưu của FBI mới thừa nhận mình chính là nguồn cung cấp thông tin động trời nói trên. Ông chỉ quyết định việc này sau khi có sự thuyết phục của gia đình, không lâu trước khi ông qua đời và được mệnh danh là “nguồn tin giấu tên nổi tiếng nhất trong lịch sử nước Mỹ”.

Katherin Gun
Katherin Gun- cựu biên dịch viên của Trụ sở Truyền thông Chính phủ (GCHQ - một cơ quan tình báo Anh), đã trở thành tâm điểm của dư luận sau khi tiết lộ nội dung một thư điện tử tối mật gửi từ Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ vào năm 2003.



Email này chứa đựng kế hoạch đặt máy ghi âm nghe trộm tại các văn phòng của sáu nước tại Liên hợp quốc nhằm tìm kiếm sự chuẩn bị cho quân đồng minh tấn công vào Irắc. Việc nghe lén này vi phạm các Công ước Vienna về ngoại giao quốc tế và Công ước 1946 về quyền ưu đãi và miễn trừ của Liên hợp quốc.

Gun, khi đó 29 tuổi, nhận thấy bức thư nói trên chính là một vi phạm trực tiếp vào tiến trình dân chủ trước khi diễn ra cuộc chiến tranh tại Irắc. Trong email này, Mỹ đề nghị Anh giúp đỡ để khai thác những thông tin có lợi, nhằm mục đích dọn đường dư luận một khi phe đồng minh khai mào cuộc chiến. Sau khi tờ Observer đăng tải nội dung của bức thư lên trang nhất, chỉ 2 tuần trước khi phương Tây nhấn cò cuộc chiến tranh xâm lược Irắc, Gun đã bị bắt và bị buộc tội theo Luật Bí mật Công vụ. Sự nổi tiếng của vụ án khiến cô nhận được rất nhiều sự ủng hộ của những tên tuổi lớn như Daniel Ellsberge và nam tài tử điện ảnh Sean Penn. Rốt cuộc, các cáo buộc chống lại cô đã bị bãi bỏ sau khi bên công tố từ chối cung cấp chứng cứ.

Clive Poiting
Clive Poiting, một cựu viên chức cao cấp của Bộ Quốc phòng Anh, đã tiết lộ thông tin về vụ đắm tàu chiến General Belgrano của Áchentina vào năm 1984. Sự kiện này có một ý nghĩa quan trọng trong cuộc chiến tranh giữa Anh và Áchentina liên quan đến quần đảo Malvinas.


Những thông tin tối mật do Poiting cung cấp cho thấy, trái ngược với những báo cáo chính thức, con tàu trên đã ở bên ngoài vùng đặc quyền quốc gia và đang tìm cách tránh va chạm với lực lượng đặc nhiệm của hải quân Anh thì bị chiếc tàu ngầm HMS Conqueror của Anh đánh chìm, khiến 323 người bỏ mạng. Sau khi tiết lộ thông tin, Poiting bị buộc tội vi phạm Đạo luật 1911 về Bí mật Công vụ, nhưng sau đó được tuyên trắng án do bồi thẩm đoàn quyết định chống lại chủ tọa phiên tòa và cho rằng việc tiết lộ thông tin này vì “lợi ích cộng đồng”. Vài năm sau trường hợp của Poiting, chính phủ của bà Margaret Thatcher đã sửa luật nhằm kết tội cả những trường hợp tiết lộ thông tin tối mật dù với bất cứ mục đích gì. Kể từ đó đến nay, Poiting đã viết 13 cuốn sách. Cuốn sách mới nhất có tựa đề “Một trang lịch sử màu xanh mới cho thế giới: Môi trường và sự sụp đổ của nền văn minh vĩ đại” do nhà xuất bản Penguin phát hành vào năm 2007.

Frank Serpico
Câu chuyện về Frank Serpico đã trở thành bất tử vào năm 1973 sau khi bộ phim về cuộc đời ông - một cảnh sát ở New York - được ra mắt công chúng.



Bộ phim có tựa đề đơn giản “Serpico” do diễn viên Al Pacino thủ vai chính có nội dung dựa trên câu chuyện có thật về một viên cảnh sát trẻ tuổi đã dũng cảm đấu tranh chống lại nạn tham nhũng trong bộ máy cảnh sát New York. Làm cảnh sát, Serpico được chứng kiến một thế giới đầy bẩn thỉu: Buôn bán ma túy, hối lộ và những phi vụ phạm pháp khác có sự tham gia của những đồng nghiệp ở cấp cao nhất. Không còn cách nào khác, cuối cùng Serpico đã phải tố cáo những sự việc này cho phóng viên của tờ New York Times. Những tuần tiếp sau đó, Serpico trở thành đối tượng liên tục bị các nhân viên Sở Cảnh sát New York, từ cấp thấp đến cấp cao, hăm dọa. Thậm chí, một lần ông bị bắn súng vào mặt trong một sự vụ được cho là nhằm “xử lý” ông. Mặc dù được trao tặng huân chương danh dự của Sở Cảnh sát New York vào năm 1972, nhưng Serpico vẫn tiếp tục bị đồng nghiệp xa lánh. Ông hiện đang sống trong một căn nhà nhỏ tương đối biệt lập gần New York. Dù đã ở tuổi 74 nhưng Serpico vẫn là người đi tiên phong trong việc lên án nạn tham nhũng trong ngành cảnh sát.

Mordechai Vanunu
Từ năm 1975 đến 1985, Mordechai Vanunu làm công việc của một kĩ thuật viên hạt nhân cho chính phủ Ixraen. Trong quãng thời gian này, Ixraen vẫn chối họ không phải là nước đầu tiên đưa vũ khí hạt nhân vào Trung Đông.



Tuy nhiên, theo thông tin do Vanunu tiết lộ với báo chí Anh vào năm 1986, trên thực tế Ixraen đã sản xuất 150 - 200 quả bom nguyên tử và họ cũng đang cố gắng để sản xuất một quả bom hidro - loại bom có sức tàn phá khủng khiếp nhất từ trước đến nay. Những thông tin này được công bố trên tờ Sunday Times ngay lập tức gây chấn động dư luận thế giới. Sau đó, Vanunu từ Anh bay sang Italia do mắc bẫy của một nữ công dân Mỹ nhưng là điệp viên tình báo của Ixraen. Ông được đưa trở về Ixraen và bị kết án 18 năm tù, trong đó 11 năm biệt giam. Hiện nay Vanunu đã được trả tự do sau 16 năm ngồi tù, tuy nhiên ông vẫn phải chịu đựng những điều kiện nghiêm ngặt như cấm rời khỏi đất nước, sử dụng Internet hoặc điện thoại. Ông từng được đề cử giải Nobel hơn 16 lần, làm hiệu trưởng danh dự Đại học Glasgow (Anh) từ năm 2004 - 2007 khi đang bị giam giữ. Trong thời gian này, ông đã mạo hiểm cả mạng sống để có thể giữ liên lạc thường xuyên với các sinh viên của mình.

Chiến dịch nhảy dù cuối cùng của Hitler (1)

Chiến dịch nhảy dù của Đức xuống đảo Crete đã khiến Hitler "cạch" không bao giờ dám tấn công theo cách đó nữa. Vì sao vậy?

Quân đội Đức quốc xã (Wehrmacht, từ 1935-1945) được đánh giá là đội quân chuyên nghiệp, tinh nhuệ nhất thời hiện đại. Nhưng nếu ai nghĩ rằng bất cứ sĩ quan nào mặc quân phục vạch đỏ (dấu hiệu nhận biết thành viên Bộ tổng tham mưu Đức) sẽ không bao giờ mắc sai lầm, thì họ nên để mắt tới chiến dịch nhảy dù của Đức xuống đảo Crete ở Địa Trung Hải tháng 5/1941, bởi những hậu quả của nó đã khiến Hitler “cạch” không bao giờ dám tấn công theo cách đó nữa.

Kỳ 1: Bối cảnh chiến dịch
Chiến dịch nhảy dù xuống đảo Crete là sự phát triển đến đỉnh điểm của hai diễn biến, một dài hạn và một ngắn hạn. Về dài hạn, đó là sự nổi lên của nhánh không vận trước chiến tranh. Hầu hết các quân đội trên thế giới đều sử dụng lính dù và lính tàu lượn trong thập niên 1920-1930. Trong thời đại mà giới chiến lược gia quân sự luôn trăn trở việc khôi phục tính cơ động trong các chiến dịch thì lính dù được xem như một giải pháp tối ưu, giúp tác chiến linh hoạt và tránh bế tắc nơi chiến hào. Ở Đức, các nhà hoạch địch sách lược coi lính dù như một thứ vũ khí nữa để theo đuổi mô hình lý tưởng của chiến tranh cơ động và tránh kiểu chiến tranh chiến hào từng làm tê liệt quân đội Đức trong Chiến tranh thế giới thứ 1.

Lính Đức nhảy dù xuống đảo Crete từ máy bay vận tải Junkers 52. 


Trong những chiến dịch mở màn của Chiến tranh thế giới thứ 2, lính dù đã giúp quân đội Đức đạt được các mục tiêu này dù vẫn phải trả những cái giá nhất định. Ví dụ, lực lượng không vận đã đóng một vai trò quan trọng trong các cuộc xâm lược Đan Mạch và Na Uy vào tháng 4/1940. Hai đại đội đã chiếm được pháo đài Vordingborg của Đan Mạch và kiểm soát cây cầu dài nối bến phà Gedser với Copenhagen. Đó là một cuộc đổ bộ hoàn hảo, giúp hạ căn cứ nhỏ bảo vệ cây cầu mà không phải nổ một phát súng nào.

Một đại đội khác đáp xuống Aalborg, cách xa bán đảo Jutland về phía bắc, chiếm hai sân bay chủ chốt ở đó để làm bàn đạp xâm lược Na Uy. Tuy nhiên, một lực lượng cỡ đại đội nhảy dù xuống Dombas ở Na Uy đã gặp phải kết cục bi thảm, khi lính dù đáp thẳng xuống một thành trì kiên cố bảo vệ ga đường sắt đầu mối dẫn đến Andalsnes và Trondheim. Đơn vị này đã hứng chịu tổn thất nặng nề trên không, bị lính Na Uy bao vây hoặc phải đầu hàng sau bốn ngày.

Tướng Kurt Student, chỉ huy nhánh không vận của Đức.

Trong chiến dịch năm 1940 ở phía tây (Chiến dịch Màu vàng), lực lượng không vận lại đóng một vai trò thiết yếu. Lính dù đi tiên phong trong cuộc tấn công Hà Lan của Cụm tập đoàn quân B do Tướng Fedor von Bock chỉ huy. Mặc dù phá vỡ hàng rào phòng ngự của Hà Lan song một lần nữa rắc rối lại nảy sinh. Các cuộc thả quân xung quanh La Hay nhằm kiểm soát ba sân bay đã vấp phải cơn bão hỏa lực phòng không của người Hà Lan. Tuy chiếm được nhưng người Đức không thể bảo vệ được các mục tiêu của mình. Trong chiến dịch chớp nhoáng này, Hà Lan đã bắt giữ 1.200 lính Đức. Đó là mới chỉ xét trên phương diện tù nhân chiến tranh.


Về ngắn hạn, nhân tố dẫn đến cuộc nhảy dù xuống đảo Crete là chiến dịch nằm ngoài dự kiến ở Balkans vào tháng 4-5/1941. Chiến dịch này bắt nguồn từ quyết định tai hại của Benito Mussolini xâm lược Hy Lạp trong tháng 10/1940, buộc Đức quốc xã phải vào cuộc để cứu lấy đồng minh. Tiến hành đồng thời hai chiến dịch, gồm Chiến dịch 25 nhằm vào Nam Tư và Chiến dịch Marita nhằm vào Hy Lạp, Wehrmacht đã đè bẹp mọi cứ điểm phòng thủ trên đường tiến quân. Bị bao vây thậm chí trước khi nổ phát súng đầu tiên, Nam Tư không thể tổ chức kháng cự và con số thương vong bên phía Đức trong cả chiến dịch chỉ là vài trăm. Còn Hy Lạp thì càng không có gì đáng kể, bất chấp sự can thiệp của Anh.

Lính sơn cước của Đức, lần đầu tiên được vận chuyển bằng đường không.


Wehrmacht đánh chiếm Hy Lạp chóng vánh đến nỗi các kế hoạch của lực lượng không vận Đức hầu như đều bị phá sản. Tướng Kurt Student, chỉ huy nhánh không vận Đức, chỉ có đúng một lần có thể công phá mục tiêu. Ngày 26/4, hai tiểu đoàn thuộc Trung đoàn dù số 2 nhảy dù xuống Eo đất Corinth. Họ đã chiếm được cây cầu trên Kênh Corinth trước khi người Anh có thể phá hủy nó. Trớ trêu thay, một phát đạn của pháo phòng không Anh đã vô tình châm ngòi cho khối thuốc nổ gài trên cầu. Vụ nổ sau đó đã làm sập cây cầu và khiến hầu hết lính dù Đức đang qua cầu thiệt mạng.

Thảm họa này đã đặt Wehrmacht vào tình thế tiến thoái lưỡng nan. Hải quân Đức đã quá căng trải, trong khi đồng minh Italy ngày càng nao núng khi tiến ra những vùng biển nguy hiểm, thậm chí cả những vùng biển vốn là sân sau của họ. Các lực lượng mặt đất của Đức thì dường như đã tự lâm vào bế tắc, nhưng không phải là lần cuối cùng trong cuộc chiến này.

Tuy nhiên, không giống với khoảng thời gian tạm lắng sau Trận Dunkirk (26/5-4/6/1940), người Đức đã quyết định tiến tới, bởi vẫn còn một lực lượng có thể duy trì cuộc tấn công và truy kích các lực lượng Anh và Khối Thịnh vượng chung vừa thất bại ở Hy Lạp và sơ tán sang đảo Crete. Tướng Student nay có cả một quân đoàn không vận trong tay (Quân đoàn Không vận số 11), cùng với một sư đoàn dù nguyên vẹn (Sư đoàn dù số 7) và một sư đoàn “đổ bộ đường không” (Sư đoàn đổ bộ số 22), được điều chỉnh để vận chuyển bằng đường không và sẵn sàng đáp xuống một sân bay đã được lính dù kiểm soát.

Đón đọc kỳ tới: Những toan tính sai lầm

Thứ Năm, 7 tháng 11, 2013

Người Maya là người ngoài hành tinh?

Các nhà khảo cổ đặt cho người Maya cái tên dí dỏm “Kẻ phiêu bạt từ Ngân hà” hay “Người của giải Ngân hà” tới trái đất. Vì sao vậy?

Cho tới nay, các nhà khảo cổ cũng như các nhà nghiên cứu lịch sử thế giới vẫn chưa giải mã hết bí ẩn về người Maya. Họ xuất hiện và diệt vong, những dự đoán của họ về thế giới cách đây 1.300 năm hầu như đều đúng. Phải chăng họ từ hành tinh khác tới?

Hiện nay, ở nhiều nước trên thế giới, nhất là ở Mỹ và các nước ở khu vực Trung Mỹ đều có phòng trưng bày nghệ thuật, văn hóa, kiến trúc của người Maya, nhưng nhiều vấn đề mà người Maya để lại cách đây hơn 1.300 năm vẫn là bí ẩn chưa giải mã hết.

Mạng tin Khoa học cuối năm 2012 đăng một số công trình nghiên cứu mới phát hiện về nền văn minh Maya của một số giáo sư người Mỹ được giới khoa học trên thế giới cho rằng “có tính thuyết phục” và được đánh giá cao.

Kiến trúc cổ Maya. 

Với công trình nghiên cứu có tên “Nhân tố Maya”, Giáo sư khảo cổ Jose Arguelles, người Mỹ đã có phát hiện mới về người Maya và giải mã được một số bí ẩn của họ. Ông viết: “Khi nhỏ tôi đã nghe với niềm hứng thú về sự bí ẩn của người Maya, vì vậy khi lớn lên tôi quyết định đi sâu nghiên cứu để phát hiện những nhân tố đằng sau bí ẩn này.”

Ông cho biết hơn 30 năm nghiên cứu, ông đã phát hiện nhiều điều kỳ diệu của người Maya. Người Maya sống và tồn tại cùng với nền văn minh của họ khoảng 500 năm từ năm 400 tới năm 830 sau công nguyên, cách đây khoảng 1.300 năm. Họ sống chủ yếu ở khu vực từ Mexico tới bán đảo Yucatan. Trong thời gian này trên trái đất hầu như chưa có luyện kim, sắt thép cũng như các công cụ tiên tiến như hiện nay, nhưng họ để lại nhiều công trình nghiên cứu, trong đó có cách tính lịch bằng phương pháp toán học rất cao cũng như 5 điều “tiên tri” làm các nhà khoa học ngạc nhiên.

Ngày 2/8/2012, khi khai quật một cung điện của người Maya xây dựng khoảng thế kỷ 8 ở khu vực Uxul thuộc Vịnh Bahias de Campeche, các nhà khảo cổ Mexico đã có một số phát hiện mới. Họ đã tìm thấy hóa thạch của Hoàng tử Maya bị chết lúc khoảng 20-25 tuổi và có một số hiện vật khác chôn cùng mà có thể xác minh rằng, người Maya sau thời kỳ cực thịnh đã diệt vong vào đầu thế kỷ thứ 9. Ngoài ra, các nhà khảo cổ Mexico cũng tìm được một người có tên Hunbatz Men am hiểu về ngôn ngữ cũng như phương pháp tính thiên văn của người Maya. Những tư liệu do Hunbatz Men cung cấp đã bổ sung thêm vào kho tư liệu lịch sử quý báu làm sáng tỏ thêm những bí ẩn của người Maya.

Trong hiện vật phát hiện được có bức tranh người Maya vẽ miêu tả hệ tinh tú thứ 5 và hệ tinh tú thứ 7 và “Chùm sáng đồng bộ Ngân hà”. Từ tư liệu này, các nhà khảo cổ và lịch sử học đưa ra giả thuyết rằng, người Maya vốn không phải là giống người sinh ra trên trái đất mà họ đến từ một hành tinh xa xôi thuộc giải Ngân hà. Bởi vậy, các nhà khảo cổ đặt cho họ một cái tên dí dỏm “Kẻ phiêu bạt từ Ngân hà” hay “Người của giải Ngân hà” tới trái đất.

Vậy người Maya tới trái đất làm gì? Cũng như chúng ta hiện nay đang nghiên cứu về vũ trụ và các hành tinh xa xôi để tìm kiếm sự sống trên đó, có ý kiến cho rằng, người Maya tới trái đất để nghiên cứu trái đất cùng mối quan hệ giữa Hệ mặt trời với giải Ngân hà nơi họ đang sinh sống. Họ tiến hành quan sát sự chuyển động của trái đất và Hệ mặt trời, nhất là vấn đề trái đất này có chuyển động xuyên qua chùm sáng Ngân hà không? Sau khi hoàn thành công tác nghiên cứu này thì họ cũng “biến mất”. Bởi vậy, điều làm các nhà khoa học ngạc nhiên là họ mô tả rất rõ Hệ mặt trời chúng ta gồm 7 hành tinh và trái đất kể từ năm 3113 trước công nguyên bắt đầu vận động xuyên qua chùm sáng của giải Ngân hà.

Một bí ẩn đến nay vẫn làm các nhà khoa học ngạc nhiên là cách tính lịch pháp của Người Maya. Hiện vật khảo cổ tìm thấy khi khai quật các lăng mộ của người Maya cho thấy người Maya mới bắt đầu xây dựng các cung điện và thành thị của mình khoảng từ năm 300 – 400 sau công nguyên. Đây là thời kỳ hưng thịnh của họ sau công nguyên khoảng mấy thế kỷ. Nhưng lịch pháp của họ bắt đầu tính từ ngày 13/8/3113 trước công nguyên mà họ gọi là “Chu kỳ lớn”, tức là trước đó rất lâu. Hơn nữa, căn cứ để người Maya soạn ra lịch pháp của họ là sóng ánh sáng từ xa tới và cái gọi là “Chu kỳ lớn” trong lịch pháp của họ là thời gian sóng của chùm sáng tới trái đất là 5125 năm.

Người Maya để lại một cuốn sách gọi là “The Dresden Codex”, trong đó có “5 điều tiên tri” làm các nhà khoa học rất kinh ngạc. “ 5 điều tiên tri” gồm: Một là, người Maya tự diệt vong. Hai là, thế hệ người trái đất sau này có những phát minh khoa học cao như các loại phương tiện đi lại là máy bay, ôtô...Ba là, trái đất xuất hiện kiểu người Hiltler, thậm chí người Maya dự đoán chính xác tới cả ngày sinh và ngày diệt vong Hiltler. Bốn là, Kỷ Thái dương thứ 5 hiện nay sẽ kết thúc. Năm là, ngày 21/12/2012 là “Ngày tận thế” của trái đất.

Bốn trong “5 điều tiên tri” mà Người Maya dự đoán đã đúng, riêng điều thứ 5 đã được nhân loại toàn cầu khẳng định là không xảy ra.

Vậy cái gọi là “Ngày tận thế” là gì? Theo Giáo sư khảo cổ Andoni Avini thuộc Trường Đại học Colgate (Colgate University) của Mỹ cho rằng, “Ngày tận thế” mà người Maya dự đoán không phải là trái đất diệt vong mà phải hiểu theo cách tính lịch pháp của người Maya. Người Maya tính lịch dựa trên con số 1.872.000 ngày là một “Chu kỳ lớn”, tức 5125,37 năm. Ngày bắt đầu tính lịch của họ là ngày 11/8/3114 trước công nguyên. Như vậy tới ngày 21/12/2012, tức sau tiết Đông Chí (20/12/2012) của năm thì vừa tròn một chu kỳ 5125,37 năm, trái đất chuyển sang chu kỳ mới. Trên lịch của người Maya đánh một cái dấu thể hiện con số “0”, tức “Chấm dứt” hay “Kết thúc”, nên một số người hiểu nhầm là “Ngày tận thế”.

Khi khai quật di chỉ ở La Corona, các nhà khảo cổ học phát hiện tấm bia đá của người Maya để lại cách đây 1.300 năm, trên đó có viết: “Ngày 21/12/2012 ngày Quốc vương quy hồi, tức “Ngày kết thúc“, nên một số hiểu lầm là “Ngày tận thế” của trái đất.

Giáo sư David Stuart thuộc Trường Đại học Texas, Mỹ cùng nhà khảo cổ học Marcello tham gia vào công tác khai quật này cho rằng dự đoán này của người Maya có thể là “kết thúc một chu kỳ” và đây chỉ là một cái mốc trong lịch sử mà người Maya đánh dấu trong khi tính lịch của mình.

Giáo sư Jose Arguelles cho rằng điều đáng buồn là một số kẻ lợi dụng “Điều tiên tri thứ 5” này để hù dọa dân chúng kiếm lời. Họ tuyên truyền “Ngày tận thế” của trái đất sẽ xảy ra trận hồng thủy dữ dội hoặc hành tinh khác đâm vào trái đất, hoặc sự biến đổi khí hậu đột ngột xảy ra hủy diệt trái đất. Từ đó, họ kích động, nhất là đối với giới trẻ cần sống gấp, ăn chơi hưởng lạc cho thỏa thích vì ngày tận thế thì mọi cái đều tiêu vong. Thậm chí một số người làm công tác điện ảnh đã cho ra đời phim “Ngày tận thế 2012” để câu khách. Có thể kết luận rằng “Bí ẩn về Ngày tận thế”, tức ngày hủy diệt trái đất đã được giải mã. Đây chỉ là sự chuyển đổi chu kỳ theo lịch pháp của người Maya chứ không phải là “Ngày hủy diệt trái đất”.

Thứ Tư, 6 tháng 11, 2013

Bí ẩn hài cốt nữ tu 1.200 năm tuổi

Các nhà khảo cổ phát hiện một ngôi mộ ở Peru của nữ tu sĩ chỉ ra rằng, phụ nữ đã lên nắm quyền cai trị vùng này từ 1.200 năm trước.

Theo thông tin của các nhà khảo cổ, nữ tu sĩ này đến từ Moche hay còn gọi Mochica - nền văn minh mới được phát hiện vào cuối tháng 7/2013 tại La Libertad, tỉnh Chepan, phía Bắc Peru.

Nhờ phát hiện có ý nghĩa và mang tính đột phá này, nó trở thành một trong những phát hiện tuyệt vời nhất của các nhà khoa học khi khảo sát, nghiên cứu khu vực này. Trước đó, năm 2006, các nhà nghiên cứu đã phát hiện bộ xương của một người phụ nữ nổi tiếng có tên "Lady Cao". Bà đã qua đời khoảng 1.700 năm trước đây và được cho là một trong những nữ lãnh đạo đầu tiên cai quản chính sự ở đất nước Peru.


Một trong hai bộ xương của nữ tu sĩ đến từ nền văn minh Mochica được tìm thấy ở Peru chỉ ra rằng, phụ nữ cai trị đất nước từ 1.200 năm trước.

"Điều này cho thấy rằng, phụ nữ không chỉ hoạt động trong các nghi lễ tôn giáo mà họ còn làm việc trong chính quyền. Họ còn trở thành nữ hoàng của xã hội Mochica. Đây là nữ tu sĩ thứ 8 được các nhà khoa học phát hiện. Trong tất cả những lần khai quật, chúng tôi chưa từng phát hiện thi hài của người đàn ông nào", Giám đốc dự án nghiên cứu Luis Jaime Castillo cho biết.

Phòng chôn cất các nữ tu sĩ có hình chữ L và được làm bằng đất sét. Nó được bao phủ bởi các tấm đồng hình gợn sóng và các loài chim biển. Gần cổ nữ tu sĩ, người ta có đặt một chiếc mặt nạ và một con dao.
Ngôi mộ của nữ tu sĩ được trang trí với những bức tranh màu đỏ và màu vàng cùng với nhiều món đồ gốm, chủ yếu là các bình hoa nhỏ được dấu trong khoảng 10 hốc tường.


Nữ tu sĩ Peru còn được chôn cất cùng 2 trẻ sơ sinh và 2 người trưởng thành.

"Bên cạnh thi thể của nữ tu sĩ, chúng tôi còn phát hiện được thi thể của 2 trẻ sơ sinh và 2 người trưởng thành được chôn cất cùng. Ngoài ra, các nhà khảo cổ còn phát hiện hai chiếc lông vũ được đặt trên quan tài”, ông Castillo cho biết.
Julio Saldana - nhà khảo cổ học chuyên nghiên cứu về phòng chôn cất cho biết việc phát hiện ra ngôi mộ của những nữ tu trên cho thấy ngôi làng ở San Jose de Moro là một nghĩa trang dùng để chôn cất những người Mochica ưu tú. Trong số đó, những ngôi mộ ấn tượng nhất thuộc về phụ nữ.

Thứ Ba, 5 tháng 11, 2013

Giải mã Khu 51 - địa điểm bí ẩn nhất thế giới

Các tài liệu được giải mật ngày 15.8 của CIA đã phần nào lý giải những bí ẩn xung quanh địa điểm bí ẩn nhất thế giới: Khu 51.

Những đồn đoán về vật thể bay không xác định (UFO) đã được giải đáp.

Canh giữ nghiêm ngặt
Cách TP.Las Vegas của bang Nevada hơn 100km về phía bắc, Khu 51 là căn cứ quân sự nổi tiếng nhất và bí ẩn nhất trên thế giới. Nằm giữa sa mạc trống trải, Khu 51 là một khu vực rộng gần 4.000km2, được quân đội canh giữ nghiêm ngặt theo chế độ bảo mật đặc biệt mà ngay cả quan chức chính phủ cũng không dễ ra, vào. Thế giới đã biết về Khu 51 được thành lập vào thập niên 50 của thế kỷ trước theo lệnh của Tổng thống Mỹ thời đó là Dwight Eisenhower, nhưng đây là lần đầu tiên khu này được CIA chính thức công bố chi tiết là nơi thử nghiệm các loại máy bay do thám U-2, A-12 và D-21.


Toàn cảnh Khu 51 được chụp năm 2007.
Sở dĩ những thông tin về Khu 51 rất ít ỏi do toàn bộ những người đã hoặc đang làm việc trong căn cứ, kể cả của quân đội hay dân sự, đều phải cam kết giữ kín bí mật về hoạt động của căn cứ để bảo đảm tính tuyệt mật. Ranh giới của Khu 51 được đánh dấu bằng các cột mốc màu cam kèm theo biển hiệu cảnh báo. Bất kỳ ai cố ý xâm phạm đều bị bắt giữ hoặc thậm chí bị bắn hạ nếu bị nghi ngờ có ý đồ do thám nơi này.

Tài liệu vừa mới công bố bao gồm 355 trang trích ra từ các báo cáo của CIA. Hồ sơ về Khu 51 chỉ được giải mật do yêu cầu của các học giả tại Trung tâm Lưu trữ an ninh quốc gia thuộc Đại học George Washington theo Đạo luật Tự do thông tin của Mỹ. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cho rằng tập tài liệu này không cung cấp đầy đủ thông tin và chắc chắn còn có hàng nghìn trang tài liệu khác về nơi này.


Máy bay U-2 bị nhiều người lầm tưởng là UFO.

Tháng 4.1955, những người chịu trách nhiệm phát triển dự án máy bay do thám U-2 của Hãng Lockheed Martin được giao nhiệm vụ tìm kiếm một vị trí phù hợp ở bang California hoặc Nevada để thử nghiệm mẫu máy bay mới này. Vị trí đó đòi hỏi phải cách xa khu dân cư, tránh mọi ánh mắt nghi ngờ. Khi quan sát địa hình từ trên cao, họ nhận thấy tại vùng hồ Groom Lake một khu đất bằng phẳng cùng một đường băng bị bỏ hoang từ sau Chiến tranh Thế giới thứ hai. Vùng hồ cạn và đường băng cũ nằm ngay vành đai tiếp giáp khu thử nghiệm Nevada (NTS) của Ủy ban Năng lượng nguyên tử Mỹ (AEC). Ủy ban này từng sử dụng NTS làm bãi thử nghiệm hạt nhân. Nơi này được vẽ trên bản đồ chiến lược với ký hiệu là “Khu 51”. Nhiều người còn gọi khu vực này với những tên khác nhau như “Trang trại thiên đường” hay “Thành phố dưới nước”.

Các hoạt động thử nghiệm máy bay do thám U-2 được tiến hành từ tháng 7.1955 tại đây. Một trang tài liệu của CIA viết: “Tháng 6.1957, Khu 51 từng phải sơ tán do các vụ thử hạt nhân có thể gây ô nhiễm các căn cứ quanh Groom Lake. Khu 51 bị bỏ hoang một thời gian cho đến tháng 9.1959, các nhân viên CIA trở lại và tiếp tục sử dụng hạ tầng cơ sở để phát triển máy bay do thám”. Thời gian sau, do tần suất những chuyến bay đến và đi ngày càng tăng nên CIA phải kéo dài đường băng và xây dựng thêm nhiều kho chứa máy bay mới, cùng 100 tòa nhà làm chỗ ở cho binh sĩ và sĩ quan. Ngoài ra, hơn 20 km đường cao tốc nối giữa các cơ sở cũng được làm lại. Các căn cứ tiếp tục hoạt động từ đó tới nay.

Sau dự án U-2, các chuyên gia tại Khu 51 tiếp tục nghiên cứu và thử nghiệm nhiều mẫu máy bay do thám khác như A-12. Máy bay A-12 là tiền thân của Blackbird SR-71, được coi là một trong những máy bay trinh sát hiệu quả nhất hiện nay. Khu 51 cũng là nơi Mỹ nghiên cứu và chế tạo những chiếc máy bay tàng hình đầu tiên. Các dự án phát triển máy bay chiến đấu tàng hình được Mỹ giữ kín cho đến tận những năm 90 của thế kỷ trước. Khi đó, CIA cũng chỉ xác nhận khu vực này là một “căn cứ quân sự”.

Theo Reuters, hiện CIA và Hãng Lockheed vẫn tiếp tục các dự án hợp tác phát triển máy bay không người lái (UAV) có tầm bay cao để thực hiện nhiệm vụ do thám, trinh sát trên không phận của các quốc gia mà Mỹ được phép sử dụng không phận. Các mẫu UAV cải tiến có khả năng chiến đấu cũng hầu hết được thử nghiệm tại đây.

Giải đáp nghi vấn về UFO
Cũng chính vì lý do Mỹ luôn giữ bí mật tuyệt đối về khu vực này nên trước đây đã có nhiều tin đồn về sự xuất hiện của đĩa bay từ hành tinh khác ở sa mạc Nevada. Đặc biệt nhất là tin đồn về một UFO bị nổ tung tại Roswell, bang New Mexico hồi tháng 7.1947. Theo tài liệu của CIA, hơn một nửa thông tin về UFO ở cuối thập niên 50 và trong thập niên 60 thực tế là hình ảnh của máy bay U-2 cùng các máy bay do thám khác của Mỹ. Do U-2 có thể bay ở độ cao khoảng 18km, cao hơn bất kỳ máy bay nào khác vào thời điểm đó nên ngay cả giới khoa học dân sự cũng tỏ ra ngạc nhiên khi viết về những thiết bị này.

Một số lần hiếm hoi giải mật tài liệu của CIA, trong đó có báo cáo về dự án phát triển máy bay Blackbird SR-71 năm 1966, cũng chỉ đề cập việc thử nghiệm được tiến hành trong sa mạc Nevada chứ không nhắc tới Khu 51. Những năm trước, Khu 51 được xem là miếng mồi béo bở để báo giới khi đó khai thác. Các vụ thử nghiệm máy bay do thám đã bị nhiều người nhìn thấy, song không được chính phủ giải đáp. Họ cho rằng đây là nơi chính phủ giấu bí mật về người ngoài hành tinh. Khu vực này cũng trở thành đề tài cho nhiều bộ phim của Hollywood. Trong đó có loạt phim nhiều tập mang tên “Hồ sơ mật” (X-Files) được cho là xây dựng kịch bản dựa trên các báo cáo về Khu 51. Không chỉ trong phim, nhiều người còn thừa nhận đã bị người ngoài hành tinh bắt đi, thực hiện những thí nghiệm lạ lùng sau đó trả về Trái đất nhưng trí nhớ của họ đã bị xóa sạch.

Một số ghi chép của CIA cho biết, khi máy bay U-2 bay trong không phận cùng các máy bay dân sự, đặc biệt vào lúc chiều xuống, phần cánh màu bạc của máy bay sẽ phản chiếu ánh nắng mặt trời khiến máy bay trông như một vật thể lạ. Nếu người quan sát nhìn từ một máy bay dân sự ở độ cao thấp hơn, sẽ thấy đó là một quầng sáng hình đĩa nên họ gọi đó là đĩa bay. Những ghi nhận này đã được báo cáo về ban kiểm soát không lưu và lực lượng không quân Mỹ. Nó cũng từng được biên soạn và đưa vào Sách Xanh về hoạt động của Không quân Mỹ.

Theo tài liệu, các chuyến bay nằm trong dự án phát triển máy bay U-2 và OXCART (chương trình phát triển máy bay Blackbird SR-71) chiếm hơn một nửa trong số các báo cáo về UFO trong thời gian từ cuối những năm 50 tới những năm 60 của thế kỷ trước. Tuy nhiên, điều đó chưa đủ thuyết phục để có thể phủ nhận sự tồn tại của UFO. Trên thực tế, đĩa bay vẫn luôn một chủ đề được những người tin vào sự tồn tại sinh vật hành tinh khác bàn tán nhiều trong hàng thập kỷ qua. Ngoài ra, do UFO không chỉ xuất hiện ở Mỹ mà còn được trông thấy ở nhiều nơi khác trên thế giới, nên những đồn đại về đĩa bay vẫn luôn được dư luận quan tâm.