Tổng số lượt xem trang

Thứ Sáu, 28 tháng 2, 2014

10 cuộc xét xử phù thủy chấn động TG ( phần 2)

Mặc dù là Hoàng hậu Anh nhưng Anne Boleyn bị cáo buộc sử dụng thuật phù thủy, tội phản quốc và bị chặt đầu ngay trong tòa lâu đài Tháp London.

6. Maggie Wall

Đài tưởng niệm của Maggie Wall. 

Trong khoảng thời gian từ giữa thế kỷ XVI đến hết thế kỷ XVII, hơn 4.000 phụ nữ bị xử tử do phạm tội hành nghề phù thủy. Trong số những phù thủy bị kết án có Maggie Wall. Tuy nhiên, người ta vẫn làm đài tưởng niệm cao 6m với hình cây thánh giá ở trên đỉnh mộ của Maggie. Vào thời đó, người ta không hề có phong tục hay quy định nào cấm đặt thánh giá trên lăng mộ một phù thủy.

Dù không có bằng chứng rõ ràng về việc ai là người đặt cây thánh giá lên lăng mộ của Maggie nhưng dường như việc này do những người phụ nữ trong Giáo đoàn thực hiện. Họ làm như vậy với mục đích thể hiện sự phản đối việc kiểm soát chặt chẽ quá mức và bản án tử hình vô căn cứ cho tội danh dùng thuật phù thủy đối với Maggie. Khi đó, cô bị kết án tử và bị thiêu sống năm 1679.

7. Angela de la Berthe

Thuật phù thủy. 

Angela de la Berthe là một phụ nữ giàu có, sống ở một thị trấn nhỏ của Pháp. Đây là một trong những người đầu tiên bị xét xử về tội phù thủy vô cùng nổi tiếng ở châu Âu. Người ta buộc tội Angela có quan hệ với quỷ dữ và sinh ra một người con trai chuyên ăn thịt người.

Người dân địa phương vô cùng kinh hãi khi biết được những lời buộc tội về phù thủy Angela. Năm 1275, bà bị đưa ra xét xử và kết án sử dụng thuật phù thủy. Cuối cùng, Angela bị thiêu sống trước sự chứng kiến của mọi người.

8. Anne Boleyn

Hoàng hậu Anh Anne Boleyn.

Hoàng hậu Anh Anne Boleyn là vợ thứ 2 của vua Henry VIII. Bà là mẹ của nữ hoàng Elizabeth I. Sinh ra vào năm 1501 tại Blickling Hall, lâu đài Hever, Anh, hoàng hậu Boleyn là con của Phu nhân Elizabeth Howard và bá tước đầu tiên của Wiltshire có tên Thomas Boleyn.

Hoàng hậu Boleyn bị cáo buộc phạm phải hơn 19 tội danh, trong số đó có tội dùng thuật phù thủy. Tuy nhiên, hầu hết những lời buộc tội đó là vô căn cứ. Tuy nhiên, bá tước đời 6 của Northumberland là Henry Percy là thành viên bồi thẩm đoàn đã khép bà vào tội ngoại tình và tội phản quốc. Vì vậy, bà bị chặt đầu vào buổi sáng ngày 19/5/1536 tại tòa lâu đài Tháp London.

Trước khi bị hành hình, hoàng hậu Boleyn đã nói những lời cuối trước đám đông: "Hỡi những con chiên ngoan đạo, ta đến đây để chết theo pháp luật. Do đó, ta không có lời nào phản đối". Kế đến, đao phủ Rombaud đã kết liễu sinh mạng hoàng hậu Boleyn.

9. Marie Laveau

Marie Laveau.

Marie Laveau còn được gọi là "Nữ hoàng bùa phép Voodoo", sống ở New Orleans, Louisiana, Mỹ. Bà và con gái mình là Marie Laveau II đã đi theo tôn giáo Voodoo. Đó là một tôn giáo kết hợp giữa ma thuật châu Phi và Thiên Chúa giáo La Mã. Vào thời đó, tôn giáo này vô cùng phổ biến ở Haiti.

Ngày 23/6/1874, hơn 12.000 người da đen và da trắng đã đến hồ Pontchartrain để theo dõi bà thực hiện nghi lễ vào đêm Thánh John. Bà có một con rắn có tên là "Zombie". Người dân thời đó rất sợ sức mạnh kinh hoàng của con vật này. Bà là người đầu tiên khởi xướng bùa phép Voodoo.
Marie đã chữa bệnh thành công cho một bệnh nhân bị chứng sốt vàng. Khi đó, bà đặt người bệnh vào một vòng tròn, xung quanh được bố trí những bộ xương của nhiều loài động vật như gà, chó, mèo… Kế đến, người bệnh được uống cốc nước pha với bột trắng và nghe bà tụng kinh trong nhiều giờ đồng hồ.

Chỉ vài ngày sau đó, bệnh tình người này thiên chuyển theo chiều hướng tốt và phục hồi lại nhanh chóng. Kể từ đó, một số người tôn bà là thánh nhưng cũng có không ít người sợ hãi cho rằng bà đã sử dụng thuật phù thủy.
Năm 1881, báo chí New Orleans đồng loạt đưa tin phù thủy Marie qua đời tại nhà riêng. Tang lễ của bà diễn ra rầm rộ và trở thành một sự kiện nổi tiếng nhất thời bấy giờ.

10. Margaret Matson

Eddystone là nơi Marfaret Matson sống cùng chồng.

Margaret Matson và chồng Neals Matson đều là người gốc Thụy Điển. Sau khi Thụy Điển bị người Anh chiếm đóng, những người hàng xóm nói rằng bà là người đã bỏ bùa mê cho đàn gia súc của họ.

Đến ngày 27/12/1683, vợ chồng Margaret bị đem ra xét xử vì bị cáo buộc là một phù thủy biết sử dụng tà thuật. Tuy nhiên, Margaret không bị kết tội là phù thủy và được tạm tha sau 6 tháng giam cầm.

Thứ Tư, 26 tháng 2, 2014

“Bóc trần” những “bí kíp” hành nghề thầy bói

Rất ít người đi xem bói mà lại hy vọng thầy bói nói sai, ước vọng muốn tin của con người trở thành vũ khí lợi hại đối với thầy bói.

Quyền năng thầy bói một thời

Dự đoán trước số mệnh, tương lai luôn là điều tò mò, có sức cuốn hút con người. Có lẽ đó là lý do khiến bói toán song hành cuộc sống của con người từ thời xa xưa. Ở La Mã, ngay từ buổi khởi thủy, hội đoàn thầy bói được thành lập theo quyết định của vua Numa. Thế nhưng việc bói toán căn cứ vào đường bay của chim, của sao chổi và các hiện tượng khí quyển… thì đã có nguồn gốc cổ xưa hơn nữa.

Có thời kỳ, người ta gọi thầy bói là các “thầy augure” (augure chỉ khả năng tăng trưởng) và chỉ có những augure là những người duy nhất được phép diễn giải ý chí của thần linh. Các thầy augure nhân danh nhà nước, căn cứ vào xem xét đường bay của chim, quan sát những con gà được cúng và những tia chớp trên trời để trả lời “có” hoặc “không” cho một câu hỏi quan viên nhà nước đưa ra trong một lễ thức nghiêm ngặt. Lời phán quyết của thầy là bất khả kháng, quyền lực của ông ta đủ để bãi miễn một trận đánh, một cuộc bầu cử...

Ảnh minh họa: Internet.

Các augure thường mặc áo dài màu đỏ, đầu đội vòng miện, tay cầm trượng giải triệu sư, đứng và quan sát trời. Thầy augure thường dùng cái gậy nhỏ uốn cong để khoanh không gian trên trời, nơi chim sẽ bay lượn. Ông ta vẽ một hình vuông, hình đền thờ, mà con chim bói sẽ bay vào đấy. Không ai có thể tước đoạt những đặc quyền thiêng liêng của một augure, ông ta giữ chúng suốt đời.

Khoa học hiện đại phát triển đã lý giải nhiều hiện tượng thần bí với những nghiên cứu, minh chứng thuyết phục cũng là lúc những vị thầy bói không còn giữ quyền năng tối cao. Đến nay, ở cả phương Đông và phương Tây, bói toán không phải nghề được pháp luật thừa nhận nhưng vẫn còn tồn tại dưới nhiều hình thức. Thậm chí, vẫn có không ít người tin sâu sắc vào những dự đoán của thầy bói.

Thầy bói luôn nói đúng, vì sao?

Có một câu truyện ngụ ngôn hài hước nổi tiếng thế giới kể về một cô gái trẻ đến nhờ thầy bói xem vận mệnh của mình. Sau khi quan sát hồi lâu, ông thầy bói nói với cô gái: “Trên đùi cô mọc ba nốt ruồi đen, đấy là dấu hiệu cho biết cô sẽ có ba người tình. Đùi phải cô xăm chữ K, bụng cô còn có một vết sẹo”. Cô gái tỏ ra bất ngờ: “Thầy thánh thật! Sao thầy lại biết những việc ấy?”. Thầy bói điềm nhiên: “Lần sau cô đừng mặc váy ngắn thế!”.

Hay, ở Việt Nam cũng có nhiều câu ca dao nói về nghề bói toán như: “Số cô chẳng giàu thì nghèo/ Ngày ba mươi tết thị treo trong nhà/ Số cô có mẹ có cha/ Mẹ cô đàn bà, cha cô đàn ông/ Số cô có vợ có chồng/ Sinh con đầu lòng chẳng gái thì trai”…

Hầu hết các hình thức bói toán thường đưa ra những dự báo chung chung nên nhiều người tin là chính xác. Ảnh minh họa: Internet. 

Những câu chuyện, câu ca dao hài hước trên cũng là một vài minh chứng rằng, hầu hết các hình thức bói toán thường đưa ra những dự báo chung chung nên nhiều người tin là chính xác. Năm 1992, nhà vật lý Geoffrey Dean đúc kết ra 10 nguyên lý và 26 kỹ thuật dự báo của các nhà chiêm tinh, và sách “Bí ẩn của nhân loại” có ghi lại một số “kỹ thuật” thầy bói thường sử dụng nhiều nhất.

Trong đó có nhắc tới hiệu ứng Barnum, hay chính là việc người ta rất dễ dàng tiếp nhận những thông báo mơ hồ, chung chung. Hiệu ứng này được đặt tên theo các màn xiếc của P.T. Barnum. Năm 1949, một giáo sư tâm lý đưa ra một mô tả nhân cách tổng quát đến mức mọi sinh viên đều nhận đó là của chính mình, kiểu như: “bạn có xu hướng phê phán bản thân” hay “bạn thích một chút thay đổi”...

Ngôn ngữ cơ thể hay còn gọi là “đọc nguội” cũng là một kỹ thuật quan trọng và phổ biến với các thầy bói. Nắm bắt được ngôn ngữ của cơ thể, bạn có thể “nhìn thấu” được người khác và làm tốt việc chuyển giao thông điệp chính xác đến với họ. Thầy bói thường là những người rất thông thạo “kỹ thuật lấy tin” này.

Thứ ba là hiệu ứng Tiến sĩ Fox, nghĩa là con người bị lừa bằng khoa học và sự hài hước. Khi cảm thấy ở trong một môi trường giàu trí tuệ, và tin rằng đang được nghe một người am hiểu vấn đề nói, ta sẽ thỏa mãn mà không để ý rằng, thực ra quan điểm đó chưa hẳn đã đúng. Năm 1947, ba nhà giáo dùng một người đóng vai “tiến sĩ Fox” thuyết giảng về Lý thuyết trò chơi trong toán học, ứng dụng trong giảng dạy vật lý trước 55 nhà tâm thần học, tâm lý học, giảng viên, quan chức trường phổ thông và nhà hoạt động xã hội. Khi điền phiếu thăm dò, 42 người cho rằng, bài giảng được tổ chức tốt, nhiều minh họa và kích thích tư duy. Hầu hết cử tọa đều muốn nghe thêm về chủ đề này mà không ai hay biết đó chỉ là một trò lừa gạt.

Thứ tư là hiệu ứng vầng hào quang, hay chính là tầm quan trọng của ấn tượng ban đầu. Con người thường có xu hướng tin tưởng những thầy bói có tính cách nồng nhiệt hơn lạnh lùng, tự chủ, áo quần tươm tất… và giới bói toán hiểu rõ quy tắc này.

Trong trường hợp thầy bói đưa ra 2 dự báo đúng và 8 dự báo sai, người ta say sưa kể cho người khác nghe về 2 dự đoán“đúng một cách kỳ lạ”. Ảnh minh họa: Internet. 

Các thầy bói cũng hiểu rõ quy luật vàng của tâm lý học, đó là tưởng quan ảo, hay tin tưởng là sẽ thấy. Nghĩa là từ vô số sự kiện đã xảy ra trong cuộc đời, con người sẽ thấy một vài sự kiện phù hợp với dự báo của ông thầy bói mà họ thích. Thêm vào đó, vì những dự báo rất chung chung nên thầy bói rất ít khi sai lầm. Trong tình huống nói sai, họ có sẵn những cách biện minh kiểu, thừa nhận chưa hiểu hết thiên cơ.

Rất ít người đi xem bói mà lại hy vọng thầy bói nói sai. Ước vọng muốn tin của những người đi xem bói lại trở thành vũ khí lợi hại đối với thầy bói. Geoffrey Dean gọi đây là hiệu ứng giả dược (placebo). Nghĩa là nếu người ta nghĩ nó tốt thì nó sẽ tốt và khi thầy bói sai, người ta sẵn sàng cung cấp những ám hiệu để giúp họ hiệu chỉnh.

Trong trường hợp thầy bói đưa ra 2 dự báo đúng và 8 dự báo sai, người ta say sưa kể cho người khác nghe về 2 dự báo “đúng một cách kỳ lạ”, mà quên mất rằng, độ chính xác chỉ là 20%. Đây được gọi là ký ức chọn lọc, hay phản ánh hiện thực, người ta thường chỉ ghi nhớ những gì muốn nhớ. Các nhà nghiên cứu cho rằng, trên thực tế, nhiều khi đoán mò cũng đạt độ chính xác tới 50-70%.

Và, thêm một kỹ thuật quan trọng liên quan tới hiệu ứng mong ước, hay là những dự báo càng đẹp thì càng dễ được chấp nhận. Giới bói toán hiểu rõ điều này nên thường đưa ra các dự báo dễ chịu. Khi được thầy bói “phán như thánh” rằng ta tài giỏi, thông minh, sáng tạo, thăng tiến nhanh, hậu vận phú quý… thì thật hiếm người không muốn tin vào những điều tốt đẹp ấy.

Cuối cùng, không thể không nhắc tới một kỹ thuật thô sơ nhưng được hầu hết các thầy bói đều sử dụng mà Dean gọi là đọc nóng. Những người đi xem bói vài lần, hẳn từng phải xếp hàng dài đăng ký, nhưng đến lúc được gặp thì vị thầy bói tỏ ra quá mệt mỏi do đã xem cho quá nhiều người. Ông ta hẹn bạn vào tuần sau, và đúng hẹn, gặp bạn ông ta sẽ niềm nở, đọc ào ào hoàn cảnh, thậm chí góc nhà, vườn nhà bạn có đồ vật gì mà thậm chí bạn còn không để ý. Người đến xem giật mình vì tính chuẩn xác bất ngờ đó mà không biết rằng, đã có “thám tử” kín đáo bám theo bạn trong lần hẹn trước.

Thứ Ba, 25 tháng 2, 2014

10 cuộc xét xử phù thủy chấn động TG (1)

Với tội danh phù thủy, sử dụng tà thuật, Abigail Hobb, Agnes Sampson... bị xử tử bằng hình thức thiêu sống vô cùng rùng rợn.

1. Abigail Hobbs
Thẩm phán William Stoughton đã ký lệnh xử tử phù thủy Abigail. 

Ngày 8/4/1692, Abigail Hobbs ở Massachusetts (Mỹ) bị bắt giữ và kết tội là phù thủy. Không chỉ Abigail, cả cha mẹ cô là Deliverance Hobbs và William Hobbs cùng với Giles Corey, Mary Warren, Bridget Bishop cũng bị bắt do bị cáo buộc là phù thủy. Phiên tòa xét xử Abigail diễn ra từ tháng 4 đến tháng 6/1692.

Tại tòa, Abigail đã thú nhận dùng tà thuật làm hại Mercy Lewis cũng như thừa nhận đã giao tiếp với ma quỷ. Phù thủy này còn khai ra danh tính một số phù thủy khác. Khi đó, thẩm phán William Stoughton đã ký lệnh xử tử phù thủy Abigail.

2. Agnes Sampson

Agnes Sampson và các phù thủy. 

Phù thủy Agnes Sampson sống ở lãnh địa của nam tước Keith, ở phía Đông Lothian, Scotland, còn được gọi là “Bà mụ khôn ngoan xứ Keith”. Agnes được biết đến với vai trò là một thầy thuốc và là phù thủy.
Đến cuối thế kỷ XVI, chính quyền đã tìm được đầy đủ bằng chứng kết tội Agnes về tội sử dụng các thuật phù thủy. Sau đó, phù thủy này bị đem đi xét xử trong “Phiên tòa xét xử phù thủy phía Bắc Berwick”.
Trong thời gian xét xử phù thủy Agnes, vua James đã gặp nhiều trận bão biển trong chuyến du hành. Khi đó, họ phát hiện nguyên nhân dẫn đến thời tiết xấu trên biển là do Agnes sử dụng phép thuật phù thủy. Vì vậy, vua James đã ra lệnh xử tử phù thủy này.
Kể từ đó, một loạt các cuộc săn lùng phù thủy trên quy mô lớn diễn ra ở Anh. Chỉ trong năm 1590, 23 người bị kết tội là phù thủy. Bản án mà họ phải chịu đó là bị đóng cọc và thiêu sống.

3. Joan of Arc

Joan of Arc bị thiêu sống năm 1431 vì tội làm thuật phù thủy. 

Joan of Arc còn được gọi là “Thánh nữ Orleans”, là con gái của Jacques D'Arc và Isabelle Romee. Sinh năm 1412 tại Domremy, phía Đông nước Pháp, Joan of Arc bị bắt giữ và đưa ra tòa xét xử với tội danh sử dụng thuật phù thủy và đi theo dị giáo. Đến ngày 30/5/1431, Joan of Arc bị kết án tử hình và bị thiêu sống khi mới 19 tuổi.
Một nhân chứng chứng kiến cảnh hành hình của Joan of Arc cho hay: người ta đã thiêu sống Joan of Arc 2 lần đến khi thi thể của cô biến thành tro bụi. Sau đó, người ta thả tro cốt của cô xuống sông Seine". Sau khi xử tử Joan of Arc, giáo hội mới lật lại phiên tòa xét xử và phong cô là người tử vì đạo.

4. Temperance Lloyd

Bia kỷ niệm của Temperance Lloyd.

Temperance Lloyd bị bắt giữ với tội danh sử dụng thuật phù thủy. Một người bán hàng rong đã tố cáo Temperance với chính quyền. Sau khi bị bắt giữ, người ta nhốt Temperance trong nhà thờ cho đến khi xử tử. Khi đó, Temperance phải đối mặt với hàng loạt tội danh bao gồm: sử dụng phép thuật đáng ngờ đối với Grace Thomas, giao tiếp với ma quỷ trong thân xác một người da đen hoặc con chim đen.

Khi bị đưa lên giàn giáo và trong những giây phút cuối cùng trước khi bị treo cổ, chánh án đã hỏi Temperance có tin vào Chúa không. Cô đáp rằng: "Tôi tin vào Chúa và tôi cầu nguyện với Người tha thứ mọi tội ác tôi đã phạm phải".

5. Catherine Monvoisin

Phù thủy Catherine Monvoisin bị hành hình cùng con gái.

Catherine Monvoisin còn được biết đến với tên gọi La Voisin, là vợ của thợ kim hoàn người Pháp. Bà cùng con gái sống ở khu Place de Grieve, gần Paris bị kết tội là phù thủy và xử tử bằng hình thức thiêu sống.

Bà bắt đầu con đường tội lỗi khi sự nghiệp làm ăn của chồng thất bát. Catherine đã pha chế tình dược và độc dược khi hành nghề bói toán. Thậm chí, bà còn làm công việc hộ sinh, nạo phá thai. Bà cùng cô con gái bị bắt và hành hình vì tội danh dùng thuật phù thủy hại người.

Bí ẩn vụ giết người trong "bệnh viện 7 chiếc răng"

Bệnh viện Metropolitan, Massachusetts, Mỹ là nơi xảy ra một vụ giết người rùng rợn năm 1978. Cho đến nay, người ta vẫn chưa tìm thấy toàn bộ thi thể nạn nhân.

Bệnh viện Metropolitan nằm trải dài trên 3 thị trấn. Đây là nơi điều trị cho các bệnh nhân mắc bệnh tâm thần. Vào năm 1978, một vụ án mạnh kinh hoàng đã xảy ra tại đây. Khi đó, người ta đồn đoán một bệnh nhân điều trị tại bệnh viện này chính là hung thủ đứng đằng sau vụ án mạng. Dường như, thi thể nạn nhân bị hung thủ phi tang thành nhiều phần nhỏ và chôn cất ở nhiều nơi trong những cánh rừng ở Waltham, Lexington và Belmont thuộc tiểu bang Massachusetts.

Bệnh viện Metropolitan là nơi xảy ra một vụ án mạng kinh hoàng hồi năm 1978. 

Từ những chứng cứ thu thập được tại hiện trường, các chuyên gia nhận định nạn nhân là một phụ nữ có tên Anne Marie Davee đang điều trị tại bệnh viện Metropolitan.

Riêng bệnh nhân Melvin Wilson bị nghi ngờ chính là hung thủ sát hại Anne Marie Davee. Hắn bị cảnh sát cáo buộc giữ 7 chiếc răng của nạn nhân trên người cũng như giấu quần áo của Davee và hung khí gây án là một chiếc rìu. Với những sự kiện rùng rợn đó, bệnh viện Metropolitan được đặt biệt danh là "Bệnh viện 7 chiếc răng".

Khung cảnh hoang tàn toát lên vẻ ma mị ở bệnh viện Metropolitan.

Mặc dù phát hiện ra những điều đáng nghi, tuy nhiên, phải đến khi nhận được 19 báo cáo của các nhân viên làm việc tại Metropolitan cùng về trường hợp của Davee (đã mất tích suốt 2 năm), giới chức trách mới bắt tay điều tra.

Đến ngày 12/8/1980, Wilson đã dẫn các nhà điều tra đến các ngôi mộ - nơi hắn giấu những phần thi thể nạn nhân. Sau đó, hắn được chuyển đến bệnh viện Bridgewater - một bệnh viện pháp y và từ đó không có bất cứ thông tin nào được công bố.


Đến năm 1992, giới chức trách cho đóng cửa bệnh viện Metropolitan. Kể từ đó, nơi này bị bỏ hoang. Cho tới nay, bí ẩn về vụ giết người tại bệnh viện này vẫn chưa được làm sáng tỏ.

Thứ Năm, 20 tháng 2, 2014

Tiết lộ bất ngờ... thú vị về nụ hôn

Ngay từ thời cổ đại, nụ hôn đã là biểu tượng của sự hợp nhất, gắn kết tình cảm của con người nhưng thiên về ý nghĩa tâm linh.

Nụ hôn gắn kết linh hồn


Theo quan niệm của các giáo trưởng Do Thái, một số người công minh chính trực đã được miễn trừ sự hấp hối và cái chết, họ lìa bỏ cõi trần trong sự xuất thần mê ly do được nhận cái hôn của Chúa Trời. Liên quan đến cái hôn của thần linh, sách Zohar của người Israel có viết: “Cầu xin Người hôn con bằng những cái hôn từ miệng Người”. Bằng cách nói đó, cộng đồng người Israel cầu xin sự gắn kết không thể tách rời ấy giữa họ với thần linh.

Từ miệng là lối ra và nguồn của hơi thở, người ta trao nhau những cái hôn tình yêu. Khi linh hồn con người tỏa ra bằng cái hôn để gắn kết với một linh hồn khác, một con người khác, thì từ đấy họ sẽ không tách rời nhau được nữa, sự hợp nhất ấy là cái hôn. Hôn hàm nghĩa sự gắn kết linh hồn với linh hồn.

Thời Trung cổ, sư phụ của Giáo hội hoặc các tu sĩ cũng cắt nghĩa cái hôn với nghĩa gắn kết linh hồn. Với Guillaume de Saint Thierry (tu sĩ người Pháp), cái hôn là dấu hiệu của tính thống nhất. Chúa Thánh thần có thể được coi như là sự phát sinh từ cái hôn giữa Đức Chúa Cha và Đức Chúa Con. Sự nhập thân là cái hôn giữa Chúa Trời và bản chất con người. Sự hòa hợp giữa linh hồn con người và Chúa Trời trong cuộc sống trần thế dự báo cái hôn hoàn hảo sẽ đến trong vĩnh hằng.

Cái hôn mà Chúa Thánh thần đặt lên con người thể hiện lòng nhân ái của Chúa. Ảnh: Internet.

Đức thánh Bernard de Clairvauix cũng trong chú giải trong Tuyệt Diệu Ca, cái hôn miệng, trao cho nhau giữa Đức Chúa Cha và Đức Chúa Con, cái hôn nhau giữa người đồng đẳng với người đồng đẳng chỉ dành riêng cho họ mà thôi. Cái hôn mà Chúa Thánh thần đặt lên con người, nó tái hiện cái hôn của Bộ Tam - Nhất thánh thần, không phải và không thể là cái hôn miệng, mà là một cái hôn được tái tạo để trao đổi với một cái hôn khác: cái hôn của cái hôn. Đó là bản sao tình yêu của Chúa trong con người, lòng nhân ái của Chúa trở thành lòng nhân ái của con người.

Theo thánh Bernard, con người, theo một cách nhất định, đứng ở khoảng giữa của cái hôn và của sự ôm hôn giữa Đức Chúa Cha và Đức Chúa Con, mà cái hôn ấy chính là Chúa Thánh thần. Con người như vậy, bằng cái hôn, đã hợp nhất với Chúa và chính do đó mà đã được thần thánh hóa.

Với tư cách là dấu chỉ của sự hòa hợp, sự quy thuận, sự tôn kính và của tình yêu, cái hôn được trao cho nhau như một lễ thức giữa những người được thụ giáo trong các buổi lễ của nữ thần Cérès: nó chứng thực sự hòa hợp tâm linh của họ.

Hôn nhau ở nhà thờ là thông dụng trong Giáo hội nguyên thủy. Giáo hoàng Innocent đệ nhất đã thay thế tục lệ đó bằng một tấm kim loại (Pax) mà người đến hành lễ hôn vào đó và truyền cho người khác hôn. Tấm kim loại ấy về sau được gọi là Patène và hiện còn được lưu dùng. Tập quán ấy còn được duy trì trong việc hôn những di vật của các thánh những thánh tích ấy được trưng bày vì lòng sùng bái của các tín đồ.

Trong thời Cổ đại, người ta ôm hôn chân và đầu gối nhà vua, quan tòa hay những người nổi tiếng thánh thiện. Người ta ôm hôn những bức tượng để cầu xin được sự bảo hộ.

Ở thời Trung cổ, trong luật lệ phong kiến, chư hầu đứng hôn tay Lãnh Chúa, từ đó hôn tay là ngụ ý tỏ lòng cung kính.

Trong các nghi lễ cổ liên quan đến lễ thụ phong các linh mục và lễ cung hiến các nữ đồng trinh, có nói bóng gió về cái hôn được ban tặng bởi đức Giám mục. Vì những lý do ý nhị, sự ôm hôn được bãi bỏ với nữ đồng trinh, người nữ tu chỉ cần đặt môi lên bàn tay của giáo sĩ.

Bày tỏ tình yêu bằng nụ hôn

Đất nước đầu tiên bày tỏ tình yêu bằng nụ hôn là Pháp. Ảnh: Internet.

Các nhà khoa học cho rằng, đất nước đầu tiên bày tỏ tình yêu bằng nụ hôn là Pháp. Trong cuốn 1001 hỏi đáp khoa học có đề cập tới nguồn gốc nụ hôn tình yêu: “Trong các điệu múa dân gian lưu hành ở Pháp xưa, hầu như điệu nào cũng lấy nụ hôn làm phần kết thúc”.

Cách bày tỏ tình yêu bằng nụ hôn đã từ nước Pháp nhanh chóng lan truyền khắp châu Âu. Người Nga thích học theo phong tục của người Pháp, do đó tục hôn nhau được họ tiếp thu và truyền bá trong giới thượng lưu. Đuợc Nga Hoàng hôn đã trở nhành niềm vinh dự cao nhất được nền quân chủ thừa nhận.

Về sau, nụ hôn đã trở nhành một phần quan trọng trong cách bày tỏ tình yêu. Cùng với sự phát triển của tập tục cưới xin, hôn nhau đã trở nhành một phần nghi thức trong lễ cưới.

Ngày nay chúng ta coi nụ hôn là cách bày tỏ tình cảm yêu thương và thân thiết. Tuy vậy, vẫn có nhiều nơi trên thế giới, người ta coi nụ hôn là một phần nghi lễ, dùng để bày tỏ lòng tôn kính và phục tùng.

Thứ Tư, 19 tháng 2, 2014

Chuyện rùng rợn về bóng ma bà bầu rúng động TK 20

Nhiều năm trôi qua nhưng các nhân chứng kể lại họ vẫn nhìn thấy bóng ma người phụ nữ mang bầu ám ảnh hồ Big Moose ở ngoại ô New York.

Trong nhiều năm, hồ Big Moose ở dãy núi Adirondack, ngoại ô New York luôn là địa điểm nghỉ mát ưa thích của nhiều người. Một đêm mùa hè năm 1988, 4 nhân viên làm việc tại khu nghỉ dưỡng Covewood Lodge ở hồ Big Moose, trong đó có Rhonda Bousselot, đã đến khu nhà nghỉ ở ven hồ.

Rhonda Bousselot kể lại: "Tôi bước vào nhà nghỉ ven hồ, đi thẳng lên cầu thang và với tay để tìm chỗ bật đèn. Khi đến đầu cầu thang và chuẩn bị bật đèn, tôi bỗng cảm thấy có điều gì đó rất lạ. Dù không hoảng sợ nhưng tôi đã nín thở và đứng im. Tôi cảm giác có ai đó vừa ở đây".

Bóng ma xuất hiện tại hồ Big Moose (Ảnh minh họa).

Trong khi đó, ở bên ngoài nhà nghỉ, bạn bè Rhonda đã được chứng kiến ​​một chuyện khiến họ ớn lạnh cột sống. Rhonda nói: "Tất cả 3 người đều kể lại câu chuyện giống nhau. Họ đã trông thấy một bóng ma. Nó dừng lại vài giây rồi biến mất".

Grace Brown. 

Nhưng bóng ma ám ảnh hồ Big Moose là ai? Người dân địa phương đồn rằng đó là oan hồn của người phụ nữ xinh đẹp tên là Grace Brown. Vào năm 1906, Grace Brown - người phụ nữ xinh đẹp đang mang thai - đã bị giết dã man. Vụ án này đã khiến cả nước Mỹ sốc. Nhiều năm sau, các nhà làm phim Hollywood đã đưa vụ giết người này vào một bộ phim nổi tiếng "A place in the sun" (Nơi có ánh mặt trời). Trong phim, Grace Brown được mô tả như một cô gái không mấy hấp dẫn.

Nhà của Grace Brown.

Nhưng sự thật, khi đó Grace Brown mới 19 tuổi, là cô gái rất ngây thơ, đáng yêu. Grace sinh ngày 20/3/1886, là con gái của một nông dân. Grace làm công nhân tại xưởng may váy Gillette ở Cortland, New York. Tại xưởng may này, năm 1905, cô đã gặp anh chàng đẹp trai và quyến rũ Chester Gillette - cháu trai của chủ xưởng may.

Nhà văn Craig Brandon đã nghiên cứu về vụ án Grace Brown suốt 25 năm. Ông là tác giả cuốn "Murder in the Adirondacks" (Kẻ giết người ở núi Adirondacks) và "The prison diary of Chester Gillette" (Nhật ký trong tù của Chester Gillette). Nhà văn đã miêu tả Chester Gillette như sau: "Chester Gillette khá nổi tiếng trong thị trấn vì anh ta cao to và đẹp trai. Tôi tin rằng rất nhiều phụ nữ ở Cortland đã thích anh ta".

Ngay từ đầu, đó là một chuyện tình lãng mạn nhưng đầy tai tiếng. Theo Craig Brandon, Chester đã thuyết phục Grace đi một mình đến gặp anh ta (thời đó phụ nữ trẻ đi đến nơi công cộng thường có người đi cùng để tránh việc bị đàn ông trêu ghẹo, ảnh hưởng đến danh dự).

Chester Gillette và Grace Brown.

Craig Brandon viết: "Tôi nghĩ Grace thấy Chester là người đàn ông lý tưởng, anh ta là tất cả những gì cô ấy muốn. Grace đang yêu và có thể đó là mối tình đầu của cô ấy, vì vậy Grace không thấy có vấn đề gì khi gặp Chester một mình".

Thế nhưng Chester lại coi chuyện tình của mình với Grace là một bí mật. Anh ta không bao giờ đưa Grace đến nơi công cộng và không bao giờ thừa nhận mối quan hệ của họ. Trong khi đó, Chester thường xuyên đi cùng những cô gái trẻ, đặc biệt là tiểu thư gia đình giàu có trong thị trấn.

Những người bạn của Grace đã cảnh báo cô rằng Chester không phải là một người đàn ông đứng đắn, anh ta không có ý định quan hệ nghiêm túc với cô nhưng Grace đã bỏ ngoài tai.

Grace yêu Chester say đắm và năm 1906 cô phát hiện mình đã có thai. Thời đó, phụ nữ không chồng mà chửa bị dư luận kỳ thị và ruồng bỏ. Grace đã cầu xin Chester kết hôn với cô nhưng anh ta trì hoãn rất lâu. Cuối cùng, vào tháng 7 năm 1906, Chester đưa Grace đến hồ Big Moose. Grace ngây thơ tin rằng đó là một kỳ nghỉ tuần trăng mật.

Khi đến hồ, Chester và Grace thuê thuyền của một người đàn ông tên là Morrison. Morrison chờ đến giờ ăn tối vẫn không thấy hai người quay trở lại, ông nghi ngờ có chuyện không hay xảy ra. Sáng hôm sau, Morrison đã tổ chức một đội tìm kiếm.

Vụ Chester Gillette giết người tình đang mang thai, Grace Brown đã trở thành đề tài trên báo suốt một thời gian dài.

Họ nhanh chóng phát hiện chiếc thuyền bị lật úp. Ngay gần đó, họ tìm thấy thi thể của Grace. Hai ngày sau, cảnh sát thấy Chester Gillette trong một khách sạn gần đó. Lúc đầu, anh ta nói không biết gì về Grace Brown. Sau đó, Chester lại khai Grace đã chết đuối vì tuyệt vọng khi anh ta không yêu cô ấy nữa. Tuy nhiên, không ai tin Chester Gillette.

Ngôi mộ của Grace Brown.

Cảnh sát cho rằng Chester đã đánh Grace bằng một cây vợt tennis, khiến cô rơi xuống hồ và chết đuối. Chester bị kết tội giết người cấp độ 1. Ngày 30/3/1908, anh ta đã bị xử tử hình trên ghế điện. Công lý đã được thực thi, tuy nhiên điều đó có vẻ chưa an ủi được linh hồn Grace Brown.

Vài tháng sau khi Rhonda Bousselot chứng kiến bóng ma tại hồ Big Moose, một nhân chứng khác, Lynda Lee Macken, cũng tiếp xúc với bóng ma của Grace Brown.

"Tôi đang cầm đèn pin đi về phía hồ thì ánh sáng bỗng mờ đi. Khi đến ven hồ, đèn pin của tôi tự tắt. Vì vậy, tôi phải quay trở về... Bỗng nhiên tôi thấy một bóng ma phụ nữ, tôi còn cảm nhận được là cô ấy đang rất đau khổ".

Liệu đó có thực sự là hồn ma của Grace Brown? Không ai có thể lý giải được vì không có bằng chứng khoa học. Tuy nhiên, trong những năm qua, rất nhiều khách du lịch nói họ đã thấy bóng ma và những hiện tượng lạ tại hồ Big Moose. Người ta cho rằng linh hồn Grace Brown vẫn chưa siêu thoát sau khi bị dìm chết dưới hồ trong lúc đang mang thai.

Thứ Ba, 18 tháng 2, 2014

Bí ẩn đường đời qua dấu vân tay

Vân tay là điểm nhận dạng mỗi người đồng thời cũng có thể cho ta biết về đường đời hay cá tính của bản thân. 

Vân tay, điểm nhận dạng con người

Từ xa xưa, môn tướng học chỉ tay đã phát triển để tiên đoán tương lai cho con người. Tuy nhiên phải đến cuối thế kỉ thứ XIX, khoa học thực sự về dấu vân tay mới được Francis Galton khởi xướng. Các nhà hình pháp học khi đó mới bắt đầu sử dụng vân tay để nhận dạng con người.

Theo GS. Tatjana Abaramova, người đứng đầu phòng thí nghiệm nhân học thể thao, hình thái học và di truyền học thuộc Viện nghiên cứu thể lực Nga, các hoa văn trên da ở đầu ngón tay hình thành hoàn chỉnh ở tháng thứ ba đến tháng thứ năm của bào thai và không thay đổi trong suốt cuộc đời. Da và hệ thần kinh trung ương cùng phát triển đồng thời từ một mầm bào thai.

Các chuyên gia có thể dựa vào các dấu vân tay để xác định nhiều loại bệnh tật. Ảnh minh họa: Internet.

Vì vậy, hoa văn ở đầu ngón tay là chỉ dấu về đặc điểm tổ chức của não người. Không những thế, dấu vân tay được hình thành dưới tác động của hệ thống gen di truyền mà thai nhi được thừa hưởng và tác động của môi trường phát triển vi mô thông qua hệ thống mạch máu và hệ thống thần kinh nối với cơ thể mẹ.

Có thể coi vân tay là một bức tranh tổng thể, phản ánh hệ thống gen mà con người được thừa kế và những dấu ấn của môi trường sống mà con người đã trải qua từ khi còn là bào thai. Vì thế, các chuyên gia có thể dựa vào các dấu vân tay để xác định nhiều loại bệnh tật.

Các nhà khoa học nước Nga cũng đã nghiên cứu và khẳng định rằng, nhìn vào đường vân tay họ có thể xác định được các phẩm chất trí tuệ, đạo đức của con người và thậm chí còn có thể nhìn ra lĩnh vực mà người đó có thể đạt thành công trong cuộc sống.

Các loại vân tay và tính cách

Theo Trần Minh, tác giả cuốn “Bí ẩn bàn tay”, vân tay có nhiều kiểu nhưng được chia thành 4 nhóm: hình sóng, hình túp lều, hình sao chổi, và hình xoáy nước.

Vân tay hình sóng và hình túp lều. 

Vân tay hình sao chổi và hình xoáy nước.

Nhìn kỹ các đầu ngón tay, bạn có thể để tay dưới ánh đèn nếu khó nhìn. Nếu có từ hai hình sóng trở lên, đường đời của bạn là trách nhiệm. Nếu có từ 2 hình túp lều trở lên, đường đời của bạn là can đảm. Nếu có từ 4 hình xoáy trở lên, đường đời của bạn là giáo viên. Nếu có từ 7 hình sao chổi trở lên, đường đời của bạn là trái tim.

Theo đó, người có đường đời trách nhiệm - có từ 2 hình sóng trở lên - luôn chăm chỉ hoàn thành những việc được giao và cả những việc bản thân họ định làm. Những người đi con đường này thường khó yên tâm nếu họ không làm chủ được mình. Họ trở nên mạnh mẽ và khi gặp khó khăn, họ cũng có thể tự tin vượt qua.

Những người đi con đường đời trách nhiệm cũng cảm thấy thoải mái khi được hòa mình vào thiên nhiên. Đi bộ ngoài trời hoặc chăm sóc vườn cây là việc làm khiến họ cảm thấy hạnh phúc và mãn nguyện.

Những người đi con đường của cảm xúc - có từ 7 hình sao chổi trở lên - thường đặt cả tâm hồn, trái tim vào bất cứ việc gì. Họ thấy hạnh phúc khi được thể hiện cảm xúc và mơ ước của mình nên việc phải che giấu cảm xúc là điều khó khăn đối với họ.

Người đi con đường của lòng can đảm - có từ 2 hình túp lều trở lên - là người nhiệt huyết, dám nghĩ dám làm. Họ có khả năng vạch kế hoạch và biến nó thành sự thật. Những người này cũng có khả năng truyền cảm hứng hoặc động viên mọi người. Họ có thể sắp xếp một cuộc họp lớn, tổ chức buổi từ thiện, thậm chí là biểu tình.

Con đường của giáo viên - có từ 4 hình xoáy trở lên - là con đường giúp người khác học tập. Họ thường giỏi chia sẻ với người khác những kinh nghiệm học tập hoặc có khả năng viết truyện để gửi gắm thông điệp ý nghĩa. Họ có khả năng đưa ra ý tưởng và chia sẻ với mọi người, thích khi được mọi người chia sẻ và thích khuyên nhủ người khác.

Người có nhiều vân tay hình xoáy có thể có chút độc đoán trong quan điểm của họ, nhưng họ là người có tài.

Những người xem chỉ tay quan niệm, con người đi theo đường đời là đi theo bản chất tự nhiên, sống theo con người thật của chúng ta. Khi nhận thức được đường đời của chính mình, người ta sẽ thấy được tài năng, khả năng của bản thân. Cuộc sống sẽ trở nên dễ dàng hơn khi người ta biết và đi đúng đường đời của mình.

Thứ Hai, 17 tháng 2, 2014

Giật mình bệnh nhân giang mai sớm nhất châu Á ở Việt Nam

Đây cũng là người đàn ông mang bệnh giang mai sớm nhất ở châu Á trong tình hình tư liệu hiện nay.

Phát hiện tổn thương do khuẩn trùng giang mai trên sọ người đàn ông ở Nà Lồi (Suối Bàng, Mộc Châu, Sơn La) thuộc thời Đại La - Hoa Lư - Lý sớm, cách chúng ta trên dưới 1.000 năm đã đẩy niên đại phát hiện bệnh giang mai trên người châu Á lên tới trên dưới 1.000 năm trước.

Thế giới vẫn còn bàn cãi

Nguồn gốc phát sinh của bệnh giang mai hiện vẫn chưa được giới khoa học ngã ngũ. Quan điểm truyền thống gắn bệnh này với thổ dân châu Mỹ và việc thủy thủ đoàn của Cristop Colomb đã nhiễm bệnh từ châu Mỹ rồi đưa về quê hương châu Âu vào thế kỷ XVI. Tuy nhiên, ngày càng có nhiều bằng chứng rằng đây là một bệnh nhiễm khuẩn vốn đã từng có từ lâu đời trong lịch sử loài người ở mọi châu lục, chứ không phải là một "đặc sản" của thổ dân châu Mỹ.

Những phát hiện và nghiên cứu bệnh lý trên xương người từ các cuộc khai quật khảo cổ học đã đưa ra ánh sáng những bằng chứng thuyết phục. Những bộ xương từ vụ phun trào núi lửa năm 79 sau Công nguyên tại Pompeii đã cho thấy dấu hiệu của bệnh nhiễm khuẩn giang mai. Một bộ xương thai nhi khác khai quật ở Pháp cũng được các nhà khoa học chẩn đoán do người mẹ mắc bệnh giang mai gây ra. Thậm chí, một số bộ xương của Hy Lạp có niên đại trước Công nguyên cũng đã từng được cho là mang chứng bệnh giang mai.

Trong khung cảnh các ý kiến còn chưa ngã ngũ như vậy, việc góp thêm những chứng cứ từ nghiên cứu bệnh lý xương khảo cổ đã đóng một vai trò đặc biệt quan trọng.

Tại Á châu, một chiếc sọ người thuộc thời đại Edo của Nhật Bản 江戸時代 (Edo jidai, từ 1603 - 1868) hiện đang trưng bày tại Bảo tàng Tự nhiên Tokyo được chú thích mang bệnh 江戸時代 (giang mai). Nhìn vào sọ này ta thấy rất rõ các hốc sâu loang nham nhở trên nền xương sọ ở phần đỉnh trán trông như bệnh lao xương. Theo các nhà khoa học, đây là di chứng để lại do khuẩn xoắn treponema phá hủy trong một thời gian khá dài, có khi tới 10 năm, gây tổn thương thần kinh, cho đến khi nền sọ bị xuyên thủng, khuẩn treponema xâm nhập vào não dẫn đến tử vong.

Tổn thương trên xương do khuẩn xoắn giang mai (treponema) gây ra trên xương sọ NL06-M1. 

Bất ngờ lớn từ Việt Nam
Khi được trực tiếp xem xét chiếc sọ bị bệnh nói trên ở Bảo tàng Tự nhiên Tokyo và làm việc với một số nhà nhân học Nhật Bản, tôi nhận thấy trong sưu tập xương cốt người lưu giữ tại Bảo tàng Phạm Huy Thông thuộc Trung tâm Tiền sử Đông Nam Á có một bộ xương mang chiếc sọ bị thương tổn rất giống với chiếc sọ mắc bệnh giang mai nói trên ở Nhật Bản.

Đó là bộ xương mang ký hiệu NL06-M01 sưu tầm ở khu mộ treo trong một hốc đá ở Nà Lồi (Suối Bàng, Mộc Châu, Sơn La). Những đồ tùy táng sành, gốm chôn cùng cho thấy tuổi của bộ xương nằm trong khoảng thế kỷ IX - XI, tương đương thời Đại La - Hoa Lư - Lý sớm, cách chúng ta trên dưới 1.000 năm. Người chết là một người đàn ông chừng 45 tuổi, vóc người cao lớn (khoảng 170cm), nét mặt quắc thước. Phần đỉnh trán nửa bên phải có một vùng hốc xương bị ăn rỗ loang lổ sâu vào nền sọ, mỗi chiều rộng chừng 4cm, chỗ sâu nhất tới 0,7cm. Ở phần xương chẩm có một lỗ sâu dạng miệng núi lửa rộng chừng 5mm, sâu 0,8cm. Phần trán bên trái và phần cạnh chẩm bên trái cũng có hai vùng thương tổn rộng chừng 2cm, vỏ xương bị ăn mòn nông (1mm).

Hình chụp cận cảnh cho thấy, tổn thương xương ở đỉnh trán sọ NL06-M01 hoàn toàn giống cấu trúc và hình thể của các tổn thương giang mai trên sọ Edo của Nhật Bản, cho phép kết luận người đàn ông Nà Lồi cách đây 1.000 năm đã bị khuẩn treponema tấn công từ ít nhất trước khi ông chết 5 - 10 năm. Hiện tại chưa phát hiện những tổn thương do treponema gây ra ở các phần xương khác trên thân thể.

Phát hiện tổn thương do khuẩn trùng giang mai trên sọ người đàn ông ở Nà Lồi góp thêm bằng chứng cho khoa học về tính phổ biến của bệnh này trên phạm vi toàn cầu và đẩy niên đại phát hiện bệnh giang mai trên người châu Á lên tới trên dưới 1.000 năm trước. Đây cũng là người đàn ông mang bệnh giang mai sớm nhất ở châu Á trong tình hình tư liệu hiện nay.

Giang mai (tiếng Anh: syphilis) là một bệnh lây truyền do xoắn khuẩn Treponema pallidum (xoắn khuẩn giang mai) gây ra thông qua giao tiếp tình dục hay qua dùng chung những vật dụng sinh hoạt hằng ngày. Ngoài ra, còn có những ca bệnh giang mai bẩm sinh do truyền từ mẹ sang con.

Hé lộ 2 chuyện tình ít biết trên Titanic huyền thoại

Chuyện tình đồng tính giữa hai hành khách nam và chuyện tình cảm động của người nhạc trưởng trẻ tuổi đều bị chôn vùi khi con tàu Titanic huyền thoại chìm xuống.

1. Chuyện tình đồng tính của hành khách nam trên khoang hạng nhất


Con tàu Titanic huyền thoại. 

Titanic là một chiếc tàu biển chở khách của công ty White Star Line được đóng tại xưởng đóng tàu Harland và Wolff ở Belfast. Nó được coi là con tàu lớn và sang trọng bậc nhất thời bấy giờ. Titanic có chiều dài 269m và rộng 28m, chiều cao từ mặt nước tới boong tàu là 18m. Với tải trọng 46.328 tấn, nó có thể chở tổng cộng 3.547 người gồm cả thủy thủ đoàn.

Con tàu đã đâm vào một tảng băng trôi. 

Ngày 14/4/1912, con tàu huyền thoại này đã đâm vào một tảng băng trôi, kết thúc chuyến hành trình chưa đầy 4 ngày từ Southamton tới New York. Vụ tai nạn kinh hoàng đã khiến 1.514 người thiệt mạng.

Đám đông tụ tập chờ tin tức về những người sống sót trên tàu Titanic.

Danh sách hành khách đi vé hạng nhất trên tàu Titanic gồm nhiều người giàu có và nổi tiếng. Trong đó có triệu phú John Jacob Astor IV và bà vợ Madeleine, Benjamin Guggenheim - người sở hữu tập đoàn bán hàng Macy's Isidor Straus và bà vợ Ida, Thiếu tá Archibald Butt - trợ lý đắc lực của Tổng thống Hoa Kỳ và nhà văn, họa sĩ Francis Davis Millet...

Thiếu tá Archibald Butt (bên phải). 

Thiếu tá Archibald Butt và Francis Davis Millet là hai người bạn thân, họ đều ra đi cùng con tàu Titanic vào đêm định mệnh cách đây hơn 100 năm. Một số nhà sử học và nhà văn cho rằng giữa hai người này đã nảy sinh tình yêu đồng tính.

Nhà văn Francis Davis Millet. 

Ông Richard B. Watrous, thư ký Hiệp hội dân sự Mỹ cho biết: "Francis và Thiếu tá Archibald luôn như hình với bóng, không thể tách rời khi cả hai ở Washington".

Nhà sử học Gifford đã đưa ra nhiều bằng chứng cho thấy Francis là người đồng tính: "Cho đến nay như tôi biết, Francis không phải là người đàn ông đồng tính duy nhất chết trong vụ đắm tàu Titanic. Francis đã lập gia đình nhưng sống xa vợ suốt một thời gian dài. Khi ở trên tàu Titanic, phần lớn thời gian Francis đã ở cùng với Archibald".

Phòng ăn sang trọng trên tàu Titanic. 

Gifford cũng công bố trên web những bức thư mà trước đó Francis đã viết cho nhà văn Charles Warren Stoddard. Trong những bức thư có nhiều lời lẽ ngọt ngào tình cảm: "Anh bạn già của tôi, mỗi khi màn đêm buông xuống, tôi nhớ anh đến héo hắt. Tại sao một người lại phải ra đi bỏ người kia ở lại. Thật khốn khổ cho người ở lại". Những bức thư cho thấy Francis và Charles đã có quan hệ tình dục đồng giới ở Venice vào năm 1875 (37 năm trước khi tàu Titanic khởi hành).

Gifford không phải là nhà sử học đầu tiên nghi ngờ về mối quan hệ giữa Francis và Archibald. Tác giả Max Allan Collins trong cuốn tiểu thuyết giả tưởng năm 1999 "The Titanic Murders" (Những kẻ giết người trên tàu Titanic) cũng cho rằng Francis và Archibald đã có một mối tình đồng tính cháy bỏng trong hành trình trên tàu Titanic.

Nhà văn Hugh Brewster cũng viết về Francis và Archibald trong cuốn sách "Gilded Lives, Fatal Voyage: The Titanic's First-Class Passengers and Their World" (Cuộc sống xa hoa, chuyến đi định mệnh: Hành khách hạng nhất trên tàu Titanic và thế giới của họ). Brewster cho rằng mối quan hệ của Francis và Archibald gắn bó trên mức tình bạn. "Thiếu tá Archibald, một cử nhân bảnh bao, luôn tận tâm chăm sóc mẹ của mình, có khả năng là người đồng tính nhiều hơn so với Francis, một nhà văn đã có vợ con."

Mặc dù vậy, những bức thư còn lại của Francis chỉ chứng minh Francis từng có chuyện tình đồng tính với nhà văn Charles Warren Stoddard. Không có bằng chứng rõ ràng về mối quan hệ đồng tính của Francis với Archibald. Thực hư về mối quan hệ này vẫn là đề tài làm đau đầu nhiều nhà nghiên cứu và tốn giấy mực của báo chí.

2. Chuyện tình cảm động của nhạc trưởng tàu Titanic


Trong những phút đầu tiên khi con tàu Titanic đâm phải tảng băng trôi vào ngày 14/4/1912, Wallace Hartley, vị nhạc trưởng 24 tuổi được lệnh triệu tập ban nhạc và chơi đàn để giúp hành khách bình tĩnh. 8 nhạc công đã dũng cảm đứng biểu diễn trên boong tàu trong khi hành khách tranh nhau leo lên thuyền cứu hộ.

Nhạc trưởng Wallace Hartley và vị hôn thê Maria Robinson. 

Ban nhạc cứ tiếp tục chơi bản thánh ca nổi tiếng “Nearer, My God, To Thee” (Gửi Người, con đang tới gần hơn với Chúa) cho tới khi kết cục bi thảm nhất đến với họ. Nhạc trưởng Hartley, 7 thành viên trong ban nhạc và hơn 1.500 hành khách, thủy thủ đoàn đã vĩnh viễn nằm dưới đáy đại dương cùng con tàu huyền thoại vào rạng sáng ngày 15/4.

Cây đàn được tìm thấy trong chiếc vali da 10 ngày sau khi vụ tai nạn xảy ra.

Wallace trong giây phút cuối đời vẫn nhớ phải bỏ cây đàn vào chiếc vali da. Khi trục vớt, người ta thấy thi thể Hartley ôm chiếc vali đựng đàn. Cây đàn là do vị hôn thê của ông – bà Maria Robinson trao tặng như một món quà đính ước. Trên miếng bạc gắn ở thân đàn có khắc dòng chữ: “Dành tặng anh Wallace nhân ngày đính hôn của chúng mình. Em Maria”.

Thông điệp tình yêu được chạm trên mảnh bạc gắn ở thân đàn. 

Sau khi vớt được cây đàn, người ta đã trao trả nó cùng với những vật dụng cá nhân khác của ông Hartley cho bà Maria. Bà Maria về sau không lấy ai khác và qua đời ở tuổi 59. Sau này, người ta tìm thấy cuốn nhật ký của bà viết ngày 19/7/1912: "Em muốn thể hiện lòng biết ơn vô hạn đối với những người đã mang về đây cây vĩ cầm của anh. Cây vĩ cầm giờ đây là sợi dây kết nối tình yêu giữa chúng ta".

Một món đồ trang sức nhỏ của bà Maria Robinson có lồng tấm hình vị hôn phu. 

Cây vĩ cầm đặt trong hòm vali da cùng những món đồ lưu niệm được bà Maria cất giữ cẩn thận cho tới khi bà qua đời. Trong những bộ phim và sách truyện kể về tàu Titanic, người ta luôn khắc họa hình ảnh nhạc trưởng Wallace Hartley chơi cây vĩ cầm.

Thứ Năm, 13 tháng 2, 2014

Những "phù thủy bóng đêm" khiến phát xít Đức khiếp sợ

Phát xít Đức khiếp sợ và gọi họ là “phù thủy bóng đêm”. Họ là ai?
Phát xít Đức gọi họ là “phù thủy bóng đêm” bởi cách họ tắt động cơ máy bay rồi lặng lẽ sà xuống trước khi thả bom cũng như bởi tiếng rú từ chiếc phi cơ mà họ điều khiển khiến chúng tưởng tượng đến tiếng chổi bay của phù thủy. Những phi công này đã rải 23.000 tấn bom, góp phần đuổi quân phát xít Đức quay trở lại Berlin.

Những “phù thủy bóng đêm” đó là các nữ phi công của trung đoàn đánh bom đêm số 588 thuộc Hồng quân Liên Xô. Đối với kẻ địch, họ là những “phù thủy” đáng sợ nhất, bất kỳ kẻ nào có thể hạ được “một phù thủy” sẽ được phát xít Đức trao thưởng lớn.

Máy bay Polikarpov của các nữ phi công.

Đó là vào năm 1941, khi phát xít Đức bắt đầu nhắm đến Liên Xô, Moskva đã kêu gọi nữ giới tham gia lực lượng không quân. Rất nhiều cô gái trong độ tuổi 19, 20 đã tình nguyện xin được đứng trong hàng ngũ nữ phi công. Cũng trong năm đó, nhà lãnh đạo Josef Stalin đã ký sắc lệnh thành lập ba trung đoàn không quân gồm toàn nữ giới.

Các nữ phi công trẻ này điều khiển những chiếc máy bay gỗ và vải bạt mỏng manh Polikarpov PO - 2 để đối chọi lại với quân địch được trang bị đầy đủ trong chiến trận được coi là khốc liệt nhất Chiến tranh thế giới thứ hai. Nếu bị trúng đạn, chiếc máy bay của họ sẽ bốc cháy như tờ giấy.

Nhận mệnh lệnh trước khi ra trận. 

Trong những nữ phi công đầu tiên đó có cô gái Nadezhda Popova 19 tuổi, người sau này trở thành một trong những anh hùng lực lượng Xô viết được ca ngợi nhiều nhất. “Phù thủy bóng đêm” Popova sau này tuy tóc đã bạc, mắt đã mờ nhưng vẫn không hề đánh mất ý chí sắt thép khi kể lại quãng thời gian chiến đấu oai hùng: “Đó là cuộc chiến nguy hiểm nhưng chúng tôi không có thời gian để sợ hãi”.

Nhiệm vụ của các “phù thủy bóng đêm” luôn đầy rẫy hiểm nguy và nhiều áp lực. Tổng thể 40 chiếc máy bay, mỗi chiếc có 2 nữ phi công, sẽ bay 8 lần hoặc nhiều hơn trong một đêm. Bà Popova thậm chí có thời điểm đã xuất kích đến 18 lần một đêm (vào thời điểm đó mỗi chiếc máy bay chỉ có thể thả 2 quả bom trong một lần xuất kích).

Giây phút thư giãn của các nữ “phù thủy”.

Điều phi thường và đáng ngưỡng mộ ở những nữ “phù thủy” này là họ chỉ lái máy bay trong đêm và họ không hề đem theo dù. Máy bay của các “phù thủy” cũng không có radar, súng, radio mà chỉ có la bàn và bản đồ. Nếu bị trúng đạn, những chiếc “chổi bay” của nữ “phù thủy” sẽ bốc cháy như tờ giấy.

Với vô số khó khăn và nguy hiểm, các nữ “phù thủy” chưa bao giờ chùn bước. Trung úy Galina Brok - Beltsova, nay đã 85 tuổi, một trong những “phù thủy” năm nào, nhớ lại: “Chúng tôi có một nhiệm vụ lớn trước mặt, đó là tiêu diệt quân thù”. “Chúng tôi có thể ngủ ở bất cứ địa điểm nào tìm thấy, kể cả là những cái hố trên mặt đất, trong lều và hang. Chúng tôi ra quân vào ban đêm, sau khi quân Đức bắt đầu ngủ và đánh bom chúng”, bà Beltsova hồi tưởng.

Sự gan dạ không phải là yếu tố duy nhất khiến các nữ “phù thủy” thành công mà yếu tố quan trọng nhất là họ có chiến thuật chiến đấu vô cùng thông minh. Các nữ “phù thủy” thường bay trong đội hình 3 máy bay với 2 máy bay luôn hoạt động như chim mồi thu hút sự chú ý của phát xít Đức. Sau một thời điểm nhất định, 2 máy bay sẽ đột nhiên tách ra những hướng khác nhau và nhanh chóng di chuyển khi chiếc còn lại thả bom.

Amy Goopaster Strebe, nhà sử học và là tác giả cuốn sách Flying for Her Country (tạm dịch: Bay vì đất nước của cô ấy), nhận định: “Có lẽ những nữ phi công này đều mang trong người niềm khao khát được khám phá và tự do. Chính điều này đã dẫn họ đến với lực lượng không quân”.

Quãng thời gian chiến đấu của các nữ “phù thủy” luôn đầy ắp kỷ niệm. Họ mặc đồng phục “kế thừa” từ những nam phi công. Máy bay của họ có buồng lái “lộ thiên”, vì vậy khuôn mặt của các nữ phi công thường “đóng băng” trong đêm giá lạnh. Popova nhớ lại: “Vào mùa đông, đôi bàn chân của chúng tôi như đông cứng trong ủng nhưng chúng tôi vẫn tiếp tục”.

Một lần, sau chuyến bay tiêu diệt địch thành công, nữ “phù thủy” Popova đã đếm được 42 lỗ đạn trên thân chiếc máy bay bé nhỏ của mình. Tấm bản đồ trên máy bay cũng bị trúng đạn và thậm chí đạn còn sượt qua mũ phi công của bà.

Liên Xô là nước đầu tiên cho phép phi công nữ lái máy bay và thả bom nên các nữ “phù thủy” đôi khi cũng gặp khó khăn trong vấn đề phân biệt giới tính. Bà Brok - Beltsova hồi tưởng lại: “Các đồng nghiệp nam nghĩ chúng tôi quá trẻ, ngây thơ và không có khả năng chiến đấu với quân thù nhưng khi đã cùng ở trên một chiến hào, chúng tôi đã chứng tỏ được bản thân mình”.

Sau khi chiến tranh kết thúc, nhiều nữ “phù thủy” năm nào vẫn gắn bó với bầu trời, trở thành phi công lái máy bay thử nghiệm. Những người khác làm việc tại các trang trại hoặc nhà máy. Nhưng có một điểm chung là họ đều coi quãng thời gian chiến đấu là phần đời đặc biệt nhất của mình.

Bà Popova từng bộc bạch: “Đôi khi tôi nhìn vào bóng tối và nhắm mắt lại, tôi vẫn có thể tưởng tượng lại mình là cô gái trẻ bên trong buồng lái máy bay và tôi đã tự hỏi bản thân rằng: Popova, sao cô có thể làm được việc đó?”.

Thứ Tư, 12 tháng 2, 2014

Lý giải thú vị về tục kiêng quét nhà đầu năm

Quét dọn nhà trước Tết và kiêng quét dọn nhà trong 3 ngày đầu năm là những tập tục phổ biến của người Việt.

Đối với người Việt Nam, Tết Nguyên đán không chỉ là thời khắc giao thừa mà là một khoảng thời gian dài từ 23 tháng Chạp (ngày ông Táo chầu trời) cho đến ngày ngày 8 tháng Giêng (ngày Cốc nhật - ngày sinh ra ngũ cốc). Và tục quét dọn nhà trước Tết và kiêng quét dọn trong 3 ngày Tết là một trong những tập tục chính.

Quét dọn nhà cửa trước Tết là tục lệ cổ nhất

Từ thời cổ đại Tết chỉ được coi là mở đầu một chu kỳ và gọi là "Tái". Theo các tài liệu cổ thì "Tái" cũng chỉ là một lễ như nhiều lễ khác. Điểm khác biệt là các lễ vật của "Tái" phải được chuẩn bị trước và các lễ vật đều là những sản phẩm săn bắt được. Các tục lệ của "Tái" chỉ đơn giản là phải quét dọn sạch sẽ nơi để tế. Vì vậy có thể nói tục quét dọn sạch sẽ trước khi tế lễ là tục có nguồn gốc cổ nhất.

Trong các "chữ giáp cốt" còn tìm thấy chữ "trửu" nghĩa là "chổi", điều này chứng tỏ trong các lễ cổ đã có chổi để quét dọn. Các tục khác đều xuất hiện ở các đời sau.

Trước Tết, người ta quét dọn nhà cửa, đường phố. Ảnh minh họa. 

Trước đây sau ngày Vọng của tháng Lạp (ngày 15 tháng Chạp) 15 ngày liên tục, ngày nào cũng được coi là đẹp, nên đều có thể quét dọn. Sau này khi các tục lệ khác đã phát triển thì ngày quét dọn, đặc biệt là dọn bàn thờ thường được tiến hành vào ngày 23 tháng Chạp là ngày ông Táo lên chầu trời. Điều đáng lưu ý là chỉ được quét dọn đến ngày 30 tết còn 3 ngày đầu năm thì không ai quét nhà, đổ rác cả.

Vì sao không quét dọn trong 3 ngày đầu năm?

Theo quan niệm dân gian, việc quét nhà trong ngày Tết sẽ quét đi theo cả lộc xuân (xác pháo đốt trong đêm giao thừa thường là màu đỏ biểu hiện của may mắn), gia đình sẽ bị xui xẻo. Tục này có nguồn gốc như sau:

Theo một điển tích của Trung Quốc ghi trong "Sưu thần ký": Có người lái buôn tên là Âu Minh, đi qua hồ Thanh Thảo được thủy thần cho một con hầu tên là Như Nguyệt, đem về nhà được vài năm thì Âu Minh ăn nên làm ra nhà rất giàu.

Một hôm, nhân ngày mồng một Tết, không biết vì lý do gì Âu Minh đánh Như Nguyệt, nó sợ quá chui vào đống rác ở góc nhà. Vợ Âu Minh không để ý nên vô tình quét nhà hót luôn cả đống rác có Như Nguyệt bên trong đổ đi. Từ đó nhà Âu Minh lại nghèo đi. Người ta bảo Như Nguyệt chính là thần tài và lập bàn thờ để thờ. (Có lẽ vì vậy mà bàn thờ thần tài thường để ở góc nhà).

Từ đó có tục kiêng hót rác trong ba ngày đầu năm sợ hót mất thần tài ẩn trong đó đổ đi, sự làm ăn sẽ không phát đạt.

Ở Việt Nam lại có chuyện “Sự tích cái chổi” để giải thích tập tục này. Nội dung chủ yếu có thể tóm tắt như sau:

Ngày xưa ở trên trời có một người đàn bà nấu ăn rất khéo tay nên Ngọc Hoàng giao cho bà chuyên trông nom công việc nấu ăn ở thiên trù. Nhưng bà lại có tật hay ăn vụng và tham lam. Bà ta yêu một lão chăn ngựa cho thiên đình. Đã nhiều phen bà lấy cắp rượu thịt trong thiên trù giấu đưa ra cho lão và cũng nhiều phen bà dắt lão lẻn vào kho rượu, mặc sức cho lão bí tỉ. Lệ nhà trời những người hầu hạ đều có thức ăn riêng, nhất thiết không được đụng chạm đến ngự thiện, dù là Ngọc Hoàng ăn thừa cũng vậy.

Một hôm, Ngọc Hoàng mở tiệc đãi quần thần. Giữa lúc cỗ đang bày lên mâm thì từ đàng xa, bà đã nghe tiếng lão chăn ngựa hát. Bà biết lão tìm mình. Bà lật đật ra đón và đưa giấu lão vào phía góc chạn. Trong bóng tối, trên giá mâm đặt ở gần đó có biết bao là mỹ vị mùi hương thơm phức. Đang đói sẵn, lão giở lồng bàn sờ soạng bốc lấy bốc để...Khi những người lính hầu vô tình bưng mâm ngự thiện ra thì bát nào bát ấy đều như đã có người nếm trước. Ngọc Hoàng thượng đế vừa trông thấy không ngăn được cơn thịnh nộ.
Tiếng quát tháo của Ngọc Hoàng dữ dội làm cho mọi người sợ hãi. Người đàn bà nấu bếp cúi đầu nhận tội và bị đày xuống trần, bắt phải làm chổi để phải làm việc luôn tay không nghỉ và tìm thức ăn trong những rác rưởi dơ bẩn của trần gian.

Lâu về sau, thấy phạm nhân bày tỏ nông nỗi là phải làm khổ sai ngày này qua tháng khác không lúc nào được nghỉ, Ngọc Hoàng thương tình ra lệnh cho nghỉ ba ngày trong một năm. Ba ngày đó là ba ngày Tết nguyên đán.

Bởi vậy đời sau trong dịp Tết nguyên đán, người ta có tục lệ kiêng không quét nhà để cho chổi được nghỉ.

Thứ Ba, 11 tháng 2, 2014

Những bí ẩn đánh đố nhân loại

Kho báu cướp bóc trị giá 4 tỷ USD của trùm phát xít Hitler, chữ viết kỳ lạ ở Shugborough... là những bí ẩn con người chưa tìm ra lời giải.

1. Kho báu cướp bóc của Hitler


Người ta ước tính rằng, tổng số lượng vàng, đồ trang sức và ngoại tệ mà trùm phát xít Hitler cướp được trong chiến tranh thế giới 2 có giá trị lên tới 4 tỷ USD. Tuy nhiên, chúng biến mất không dấu vết khỏi tầng hầm ngân hàng Reichsbank sau khi phát xít Đức bại trận.

Sau đó nhiều thập kỷ, người ta phát những hiện vật quý giá ở Bồ Đào Nha, Thụy Sĩ, Thổ Nhĩ Kỳ, Tây Ban Nha và Thụy Điển nhưng chúng không nằm trong kho báu cướp bóc của trùm phát xít Hitler.

Từ đó, nhiều chuyên gia đưa ra hàng loạt giả thuyết về số phận kho báu khủng trên. Một số người suy đoán kho báu đó có thể được chôn đâu đó bên dưới khu đô thị Deutschneudorf thuộc quận Erzgebirgskreis, Saxony, Đức. Số khách cho rằng, kho báu bí mật của Hitler đang "ngủ yên" dưới đáy hồ Toplitz ở Áo. Số khác nghi ngờ nó bị chia nhỏ và được cất giấu trong nhiều ngân hàng ở khắp thế giới.

2. Bản mật mã Beale

Năm 1885, biên tập viên một tờ báo ở bang Virginia, Mỹ có tên John W. Sherman đã cho xuất bản một cuốn tiểu thuyết nhỏ, trong đó có đề cập đến bản mật mã Beale. Cuốn tiểu thuyết đó kể về một nhân vật có tên Thomas Beale. Người này đã chôn giấu một kho tàng quý giá gồm hàng ngàn kg vàng, bạc, đồ trang sức vào năm 1820. Nó được giấu ở một địa điểm bí mật gần hạt Bedford, bang Virginia, Mỹ.


Bản mật mã Beale gồm một bộ ba mã số hay 3 văn bản mật mã được cho là chỉ dẫn đến vị trí kho báu mà Beale đã cất giấu. Beale đã sử dụng bản Tuyên ngôn Độc lập của Mỹ làm chìa khóa để mở kho báu. Tuy nhiên, cho đến nay, nhiều chuyên gia mã hóa, người truy tìm kho báu lao vào cuộc điều tra nhưng đều không thành công trong việc tìm ra lời giải về bí mật kho báu.

3. Chữ viết Shugborough

Mới thoạt nhìn thì mọi người dường như không cảm nhận được công trình kỷ niệm của Shepherd được xây dựng vào thế kỷ XVIII ở Staffordshire không có điểm nào đặc biệt ngoài việc nó là một tác phẩm điêu khắc lấy ý tưởng từ bức tranh nổi tiếng của Nicolas Poussin, Arcadian Shepherds.

Tuy nhiên, nếu để ý kỹ, mọi người sẽ nhìn thấy một chuỗi những ký tự kỳ lạ: DOUOSVAVVM. Các chuyên gia nhận định đó là một mật mã và truy tìm cách giải mã. Tuy nhiên, hơn 250 năm qua, chữ viết bí ẩn Shugborough vẫn là bí ẩn khó giải, đánh đố nhân loại.


Cho đến nay, giới chuyên gia chưa xác định chính xác người nào đã viết dòng mật mã đó, nhưng một số người suy đoán đó có thể là gợi ý về chỗ cất giấu của Chén thánh (Holy Grail) mà những hiệp sĩ Templar để lại. Nhiều nhân vật tầm cỡ thế giới như Charles Dickens và Charles Darwin đã vào cuộc giải mã nó, đều thất bại.

4. Rongorongo


Rongorongo là một hệ thống những ký tự chạm khắc bí ẩn được phát hiện trên những đồ tạo tác ở Easter Island (đảo Phục Sinh). Nhiều người suy đoán những ký tự đặc biệt đó đại diện cho một hệ thống chữ viết hay ngôn ngữ nguyên thủy đã biến mất. Chúng có thể là một trong 3 hoặc 4 bốn phát minh độc lập trong lịch sử nhân loại mà con người chưa từng biết đến.
Số khác suy đoán chúng có thể là những manh mối về sự sụp đổ khá phức tạp của nền văn minh ở Easter Island cổ xưa.

Cho đến nay, nhiều chuyên gia giải mã đã bắt tay nghiên cứu tìm hiểu ý nghĩa của những ký tự đó nhưng bất thành.

Thứ Hai, 10 tháng 2, 2014

Người cổ đại cởi mở trong vấn đề tình dục thế nào?

Ngay từ thời cổ đại, xã hội công nhận đồng tính luyến ái nam; bao cao su và các chiêu kích dục, diệt tinh trùng đã được áp dụng phổ biến.

Một trong những bộ luật sớm nhất liên quan đến vấn đề tình dục là điều luật do vua Babylon (2100 - 1700 trước công nguyên) soạn thảo và ban hành. Trong đó, những người ngoại tình sẽ bị xử tử.

Song song với đó, văn hóa phương Đông cũng rất coi trọng vấn đề tình dục và những người phạm tội này sẽ bị liệt vào danh sách tội phạm nghiêm trọng. Vị vua Ethelbert của Kent (năm 606) quy định các mức phạt tiền nếu vi phạm quy định về xâm phạm tình dục, quấy rối tình dục với vợ người khác, các góa phụ, nô lệ.

Alfred Đại đế (871 - 899) thì cho phép giết chết người đàn ông có hành vi quan hệ tình dục lén lút với vợ người khác, với cháu gái hoặc với người mẹ.

Vua Cnut (1020 - 1023) cấm những người đàn ông đã lập gia đình quan hệ bất chính với nô lệ. Nếu người nào vi phạm sẽ bị bêu xấu trước bàn dân thiên hạ, tịch thu tài sản, thậm chí bị cắt bỏ mũi hoặc tai.

Người cổ đại có quan niệm khá cởi mở về đời sống tình dục.

Thế nhưng, ở khía cạnh sức khỏe tình dục, người Ai Cập cũng có những bí kíp như cách phòng bệnh lây qua đường tình dục được ghi lại trong những văn tự cổ bằng giấy papyrus từ hàng ngàn năm trước. Họ còn phát hiện ra những căn bệnh lây qua đường tình dục, chứng yếu sinh lý, bất lực ở nam giới. Từ đó, các chuyên gia Ai Cập đã tìm ra cách phòng ngừa, chữa trị.

Ai Cập là nơi đã phát minh ra bao cao su - biện pháp tránh thai đầu tiên của loài người. Nó được làm từ da động vật hay làm từ hỗn hợp keo chiết xuất từ một loài cây có nhựa với đặc tính diệt tinh trùng kết hợp với mật ong và một số thành phần thực vật khác. Sau khi pha hỗn hợp trên, người ta đem làm ẩm nó và đặt ở âm đạo để ngăn không cho tinh trùng xâm nhập vào tử cung.

Đối với phụ nữ Ai Cập cổ, họ ăn nhiều sữa chua để làm tăng nồng độ axit trong âm đạo, từ đó làm giảm chất lượng của tinh trùng khi đi vào cơ thể. Vào thời đó, nó được coi là biện pháp tránh thai vô cùng hiệu quả của người Ai Cập.

Chưa dừng lại ở đó, người Hy Lạp và La Mã còn tạo ra những bước đột phá trong đời sống tình dục. Trong số đó, có việc họ xây dựng một bảo tàng kích thích ham muốn của con người hay pha chế nước ép từ quả lựu rồi trộn với rượu vang thành thuốc kích dục tự nhiên, an toàn với cơ thể người sử dụng. Ngoài ra, họ còn phát hiện loại rau diếp có khả năng kích thích ham muốn tình dục. Ngược lại, để kiềm chế ham muốn tình dục, họ sử dụng dung dịch chiết xuất từ cải xoong, hạt gai dầu, hoa sen cạn.

Ở xã hội Hy Lạp cổ đại, mại dâm khá phổ biến và trở thành hoạt động công khai. Nó được coi là một nghề và có lúc vô cùng phát triển. Tại Athens, nhà lập pháp huyền thoại Solon được coi là người đầu tiên xây dựng nhà thổ hợp pháp và áp đặt mức thuế rõ ràng. Mại dâm ở Hy Lạp có ở cả 2 giới và phục vụ nhu cầu tình dục cho một đối tượng duy nhất là nam giới.

Trong thời Đế chế La Mã, những người hành nghề mại dâm đều là nô lệ. Đây là một ngành kinh doanh lớn do người dân nơi đây có cái nhìn cởi mở về đời sống tình dục. Kỹ nữ hành nghề công khai như một nghề nghiệp chính thống. Nam giới thuộc tầng lớp thượng lưu cũng thoải mái "tìm niềm vui" ở bên ngoài mà không sợ bị người đời đánh giá nhân phẩm, đạo đức.

Vào thời này, xã hội không cấm việc quan hệ đồng tính luyến ái nam. Tầng lớp quý tộc và ngay cả những danh tướng như Julius Caesar và hoàng đế Elagabalus là những nhân vật nổi tiếng có các mối tình đồng giới thời bấy giờ.

Tuy nhiên, theo luật pháp La Mã, người hành nghề mại dâm không có địa vị xã hội và bị tước đoạt quyền công dân. Do có đời sống tình dục khá thoáng, người Hy Lạp và La Mã đã đưa nó trở thành chủ đề lớn trong lĩnh vực thơ ca, kịch nghệ, tiểu thuyết.

Chủ Nhật, 9 tháng 2, 2014

Hé lộ tình tiết mới, khó đỡ về nữ hoàng Cleopatra

Theo thông tin từ một cuốn sách mới, nữ hoàng Cleopatra là một phụ nữ tuyệt vời, am hiểu toán học, hóa học, đồng thời là một triết gia.
Hàng tuần, nữ hoàng Cleopatrathường xuyên gặp gỡ các nhà khoa học khác. Cuốn sách do Nhà xuất bản của Đại học London (UCL) phát hành, có nhan đề:"Egyptology: The Missing Millennium, Ancient Egypt in Medieval Arabic Writings (tạm dịch: Ai Cập học: Thiên niên kỷ bị thất lạc, Ai Cập cổ trong các tài liệu viết tay Ả Rập thời trung cổ) đã tiết lộ thông tin đặc biệt trên.

Nếu như các sử gia có thể xác minh được thông tin trong cuốn sách trên là đúng sự thật thì điều đó sẽ khiến mọi người có cái nhìn hoàn toàn khác về nữ hoàng Cleopatra quyến rũ giống như mô tả của các học giả La Mã và Hy Lạp đã viết.

Tác giả cuốn sách trên là Okasha El Daly. Ông là nhà Ai Cập học của Đại học London, đã tìm thấy những bản viết tay tiếng Ả Rập trung cổ chưa từng được phát hiện trước đây. Ông đã chuyển ngữ và phân tích nội dung các bản chữ dựa trên kiến thức về lịch sử Ai Cập thời đầu.

Lisa Schwappach - người phụ trách Bảo tàng Ai Cập Rosicrucian ở California cho hay, một thư viện tại Alexandria được cho là bị đốt cháy trong thời cổ đại có thể do vị tướng người Hồi giáo muốn phá hủy các tài liệu được viết trước khi có kinh Koran.

Theo cuốn sách của chuyên gia El Daly, nữ hoàng Cleopatra là một nhà khoa học xuất chúng.

Chuyên gia El Daly cho hay, tài liệu chữ Ả Rập đầu tiên về "nhà khoa học" Cleopatra được Al-Masudi ghi lại. Al-Masudi qua đời vào năm 956. Trong cuốn sách Muruj của mình, Al-Masudi viết về nữ hoàng quyền lực Cleopatra như sau: “Nàng là nhà hiền triết, triết gia, đã nâng cao địa vị của các học giả và vui thích với sự đồng hành của họ. Nàng cũng viết sách về y học, bùa chú và mỹ phẩm, bên cạnh nhiều quyển sách khác là tài liệu phổ biến trong giới y khoa”.

Những nhà văn thời Ả Rập trung cổ như Al-Bakri, Yaqut, Ibn Al-Ibri, Ibn Duqmaq và Al-Maqrizi đã rất ấn tượng về những dự án xây dựng do nữ hoàng Cleopatra chỉ đạo. Chuyên gia El Daly cho rằng, những quyển sách Ả Rập đầu tiên đề cập về Cleopatra và lịch sử Ai Cập do giám mục John xứ Nikiou (người Ai Cập) viết. Trong đó, vị giám mục này đã nói về những công trình kiến trúc của nữ hoàng Cleopatra ở Alexandria và đã dành nhiều lời ngợi khen cho cống hiến của bà.

Một sử gia Ả Rập khác là ông Ibn Ab Al-Hakam nhận định nữ hoàng Cleopatra là người đứng sau công trình hải đăng xứ Alexandria - một trong những cấu trúc vĩ đại nhất của thế giới cổ đại.

Theo chuyên gia El Daly, hải đăng xứ Alexandria không chỉ đóng vai trò là chiếc đèn biển mà còn là một kính viễn vọng tuyệt vời, có thấu kính khổng lồ dùng để đốt cháy tàu thuyền của quân địch có ý đồ tấn công Ai Cập.

Còn những nguồn tài liệu Ả Rập khác cũng chỉ ra việc nữ hoàng Cleopatra đã tạo ra công thức điều trị chứng rụng tóc và thậm chí nghiên cứu cả phụ khoa. Nhà văn Ibn Fatik và Ibn Usaybiah đã miêu tả nữ hoàng Cleopatra thực hiện thí nghiệm theo dõi các giai đoạn phát triển của bào thai trong bụng mẹ.

"Nữ hoàng Cleopatra còn là nhà giả kim. Bà đã phát minh ra một công cụ để phân tích chất lỏng. Ngoài ra, còn có nhiều bằng chứng cho thấy có khá nhiều phụ nữ ở Ai Cập sống ở thời cổ đại từng là bác sĩ và được dạy dỗ trong các ngành khoa học", chuyên gia El Daly cho hay.