Tổng số lượt xem trang

Thứ Hai, 30 tháng 6, 2014

Kinh ngạc lời sấm truyền chuẩn xác của nhà tiên tri Jeane

Khi nhìn vào quả cầu pha lê, nhà tiên tri Jeane Dixon đã tiên đoán khá chuẩn xác về cái chết đau thương của minh tinh điện ảnh Carole Lombard.

Jeane Dixon (1904 - 1997) là người gốc Đức nhưng định cư tại Mỹ, là nhà tiên tri nổi tiếng thời kỳ hậu chiến tranh thế giới 2. Theo lời kể của chính bà, bản thân bà "bén duyên" với lĩnh vực tiên tri khi gặp một thầy bói Ai Cập ở California, Mỹ.

Người này đã nhìn thấy khả năng đặc biệt của bà và tặng cho bà một quả cầu pha lê khi bà mới 8 tuổi. Cũng kể từ đó, cuộc đời của bà đã thay đổi, rẽ sang ngả mới.

Với khả năng thiên bẩm có thể dự đoán tương lai, sự sống chết của mọi người sớm được nữ tiên tri nổi tiếng Jeane bộc lộ khi còn nhỏ và luôn chuyên tâm nghiên cứu chiêm tinh, quẻ bói.

Khi 14 tuổi, nhà tiên tri "nhí" Jeane đã đưa ra dự đoán chuẩn xác về ngôi sao điện ảnh nổi tiếng thời ấy có tên Carole Lombard. Khi đó, bà đã tiên đoán nữ minh tinh này sẽ gặp một tai nạn máy bay vào năm 1942 khiến cô tử vong. Vì vậy, bà đã khuyên Carole nên hủy chuyến bay trong tháng này vì máy bay sẽ phát nổ.

Tuy nhiên, ngôi sao này đã không tin và chỉ đồng ý tung đồng xu để đưa ra quyết định. Nếu đồng xu ngửa cô sẽ hủy, nếu là mặt sấp thì cô vẫn sẽ theo kế hoạch ban đầu. Khi đó, đồng xu đã tung là mặt sấp và ngôi sao Carole tiếp tục chuyến bay của mình.

Vào ngày 6/1/1942, khi trở về từ Indiana bằng máy bay TWA Skysleeper, cô và 21 hành khách khác cùng phi hành đoàn khởi hành từ Las Vegas đến Burbank, California đã đâm vào núi Table ở Nevada. Vụ tai nạn nghiêm trọng này đã cướp đi sinh mạng của Carole và tất cả những người khác.
Chính vì vậy, lời tiên tri của Jeane về vận hạn của nữ minh tinh nổi tiếng Carole đã trở thành hiện thực. Mặc dù có khả năng nhìn thấy trước tương lai nhưng bà đã không thể thay đổi được số mệnh của người đó.

Nữ tiên tri Jeane Dixon đưa ra nhiều tiên đoán chính xác về cái chết của nhiều nhân vật nổi tiếng.
 
Bên cạnh đó, nhà tiên tri này còn dự đoán chính xác về vụ ám sát Tổng thống Kennedy, cái chết của Tổng thống Franklin Roosevelt. Bà cũng tiên đoán chính xác việc Thủ tướng Anh Winston Churchill sẽ không tái đắc cử vị trí đó lần 2 trong cuộc bầu cử vào năm 1945.

Chưa dừng lại ở đó, bà cũng dự đoán một cách chính xác về Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Dag Hammarskjold sẽ tử vong trong một tai nạn máy bay và một vụ 3 phi hành gia NASA thiệt mạng trên mặt đất.

Sự thật đã chứng minh lời tiên tri của bà Jeane là chuẩn xác khi Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Dag gặp một tai nạn máy bay ở Bắc Rhodesia (nay là Zambia) vào tháng 9/1961 dẫn đến tử vong.

Sự kiện còn lại, phi hành gia Gus Grissom từng tham gia các chương trình không gian đầu tiên của NASA là Mercury và hai phi hành gia tham gia chương trình Apollo đã tử nạn khi hỏa hoạn xảy ra trên bệ phóng lúc diễn tập vào ngày 27/1/1967.

Chủ Nhật, 29 tháng 6, 2014

Nguyên do dẫn tới Ngày thứ Bảy đẫm máu ở Canada 1919

Hậu quả của cuộc Chiến tranh Thế giới thứ 1 được cho là nguyên nhân trực tiếp tạo ra Ngày thứ Bảy đẫm máu ở Canada năm 1919.

Ngày 21/6/1919, lao động phần lớn là cựu chiến binh ở thành phố Winnipeg, Manitoba, Canada đã đình công biểu tình nhưng bị đàn áp kinh hoàng, khi đó lực lượng cảnh sát Hoàng gia Canada đã đàn áp cuộc đình công của người dân. 

Vào thời điểm chiến tranh thế giới 1 nổ ra, nhiều thanh niên trẻ tuổi Canada đã để lại gia đình và công việc của họ ở quê nhà để cầm súng ra chiến trường chiến đấu bảo vệ tổ quốc. 

Khi trở về quê sau khi chiến sự kết thúc, nhiều doanh nghiệp đã được hưởng lợi từ cuộc chiến tranh khốc liệt và một số lượng lớn người nhập cư đã lấy mất công việc của họ. Thêm vào đó, đại dịch cúm Tây Ban Nha hoành hành đã khiến mọi việc càng trở nên tồi tệ hơn.


Người biểu tình Canada bị đàn áp dã man trong cuộc biểu tình ngày 21/6/1919 khiến 2 người tử vong.
Trong một nỗ lực để đứng ra bảo vệ quyền lợi những người công nhân của các ngành nghề, người dân Canada đã thành lập một công đoàn lao động bao gồm tất cả các loại ngành nghề với tên gọi là "One Big Union" với ban lãnh đạo gồm 8 nam giới. Họ đã tuyên bố sẽ thực hiện một cuộc tổng đình công ở Winnipeg, thu hút lượng lớn người lao động hưởng ứng trong đó có cả cảnh sát và lính cứu hỏa. 

Tuy nhiên, nhân viên cứu hỏa nhanh chóng trở lại vị trí làm việc do sức ép từ Ủy ban lao động. Cảnh sát Canada khi đó cũng đã đưa ra một "tối hậu thư" cho công nhân yêu cầu họ quay lại vị trí làm việc và không được tham gia bất cứ tổ chức, công đoàn nào. Hầu hết những người tham gia đình công đã bị sa thải và được thay thế bằng những người chưa trải qua đào tạo.

Khoảng 25.000 công nhân đã xuống đường biểu tình hòa bình nhưng cảnh sát Hoàng gia Canada đã triển khai lực lượng đàn áp cuộc biểu tình khiến 2 công nhân tử vong và làm bị thương nhiều người khác. Cảnh sát Hoàng gia Canada cũng bắt giữ hàng loạt người tham gia biểu tình, trong đó có một số người đàn ông Đông Âu bị cáo buộc là người Bolshevik.

8 nhà lãnh đạo của liên đoàn công nhân Canada bị bắt giữ. Trong đó, 5 người bị kết án và phải ngồi tù từ 6 tháng đến 2 năm. Một người bị trục xuất. Ngay cả các nhà báo đưa tin về cuộc biểu tình cũng bị bắt giữ.

Thứ Tư, 25 tháng 6, 2014

Kỳ án sát nhân đồ tể chấn động nước Mỹ năm 1980

Từ giữa những năm 1980, sát nhân bí ẩn đã ra tay giết hại 6 phụ nữ ở New Hampshire và Vermont nhưng vẫn chưa bị bắt.

Trong thời gian từ giữa những năm 1980, một sát nhân giết người hàng loạt đã nhẫn tâm ra tay sát hại ít nhất 6 phụ nữ dọc biên giới tiểu bang New Hampshire với Vermont của Mỹ. Jane Boroski có thể đã là nạn nhân thứ 7 của sát nhân giết người hàng loạt bí ẩn trên vì đã may mắn mắn thoát chết sau vụ tấn công tại một khu chợ ở Swanzey, tiểu bang New Hampshire ngày 6/4//1988. 

Giống như 6 phụ nữ trước đó bị giết hại, Jane đã bị một người đàn ông dùng dao tấn công. Mặc dù may mắn thoát nạn nhưng cô bị hung thủ đâm 27 nhát dao. Khi đó, giới chức trách tình nghi hung thủ là người sống ở thung lũng sông Connecticut gần tiểu bang Vermont và New Hampshire.

Cathy Millican là nạn nhân đầu tiên chết dưới tay tên sát nhân đồ tể không rõ danh tính. Giới chức trách đã tìm thấy thi thể của cô ở New London, New Hampshire vào ngày 24/10/1978. Nạn nhân tiếp theo là Mary Elizabeth Critchley bị giết hại vào ngày 9/8/1981 tại Unity, New Hampshire. Đến ngày 30/4/1984, hộ lý 17 tuổi Bernice Courtemanche được báo cáo mất tích. Sau đó, cơ quan chức năng đã tìm thấy thi thể của cô tại Kellyville, New Hampshire ngày 19/9/1986. 

Một y tá khác là Ellen Fried cũng mất tích ở West Claremont, New Hampshire vào ngày 20/7/1984. Mãi đến ngày 19/9/1985, chính quyền mới phát hiện ra thi thể của nạn nhân thứ 4 ở Kellyville, New Hampshire ngày 19/9/1985.

Eva Morse - một người mẹ đơn thân làm việc ở Charlestown, New Hampshire cũng biến mất không để lại manh mối vào ngày 10/7/1985. Một người đốn củi đã tìm thấy thi thể của nạn nhân này ở Unity, New Hampshire ngày 25/4/1986. Sau đó, tên sát nhân giết người hàng loạt đã thay đổi cách thức giết nạn nhân thứ 6. Khi đó, hắn đã đột nhập vào nhà Lynda Moore để ra tay giết hại nữ y tá 36 tuổi hôm 15/5/1986. Nữ y tá trên đã mất tích trong suốt 2 tháng trước khi người ta tìm thấy cô chết trên gần đường Advent Hill ở Hartland, Vermont ngày 28/3/1987.

Bản vẽ phác thảo chân dung sát nhân sông Connecticut.

Khi xảy ra nhiều vụ án mạng kinh hoàng như vậy, giới chức trách Mỹ đã tìm ra một vài nghi phạm, trong số đó có Michael Nicholaou. Người này có một số đặc điểm nhận dạng phù hợp với mô tả của Jane Boroski. Tuy nhiên, Michael đã tự sát ở Florida vào năm 2005 sau khi sát hại dã man vợ và con gái riêng. Trong thời gian diễn ra các vụ giết người hàng loạt trên, Michael sống ở Holyoke, Massachusetts.

Vào thời điểm đó, vợ của Michael có những người thân, họ hàng sống ở Vermont. Theo cảnh sát, nơi đối tượng thuộc diện tình nghi này sinh sống rất gần Xa lộ Liên tiểu bang 91. Michael cũng bị tình nghi là hung thủ giết hại người vợ đầu tiên của hắn là Michelle Ashley. Do không có đủ bằng chứng nên giới chức trách Mỹ gặp nhiều khó khăn trong việc kết tội Michael ngoại trừ lời khai của nhân chứng Jane. Thêm vào đó, hắn đã sống ở Virginia vào thời điểm các nạn nhân Bernice, Ellen và Lynda bị giết hại. Vì thế, cho đến nay giới chức Mỹ vẫn chưa tìm ra danh tính của tên sát nhân và đưa hắn ra trước vành móng ngựa.

Thứ Hai, 23 tháng 6, 2014

Những bức ảnh kỳ bí của con tàu Noah trên ngọn núi Ararat


Vật thể lạ nằm trên cao nguyên tây bắc của núi Ararat (vị trí: 39°42′10″bắc,44°16′30″đông) ở độ cao 4724m, phần được khoanh tròn trong bức ảnh cho thấy cảnh tượng con tàu được phát hiện lần đầu trong một sứ mệnh do thám trên không của không quân Mỹ hồi năm 1949, nó nằm ở khu vực biên giới quân sự giữa Thổ Nhĩ Kỳ với Liên Xô cũ và được liệt vào hàng “bí mật”. Những năm sau này con tàu được rất nhiều các máy bay và vệ tinh chụp lại và được công khai vào năm 1995 theo Đạo luật tự do thông tin.


Tạp chí Insight và Space Imaging (hiện nay là GeoEye) đã lập một dự án hợp tác nghiên cứu sử dụng vệ tinh IKONOS, vệ tinh này đã chụp được một số hình ảnh bất thường vào năm 2000. GeoEye đã dựng lại các hình ảnh đó trên máy tính ( nó ở gần phút thứ 15 trong video bên dưới). Những hình chụp sau này nhằm phục vụ cho một dự án tương tự đã được công bố rộng rãi năm 2006.


Khu vực núi Ararat cũng được các vệ tinh SPOT, Landsat của Pháp, tàu con thoi của NASA cũng như các vệ tinh quân sự Mỹ như KH-9 và KH-11 chụp lại từ thập niên 70 đến 90. Cơ quan tình báo quốc phòng nói rằng sự bất thường cho thấy “mặt rãnh phía trước bị lấp bởi dòng sông băng và tuyết.”

Xem clip:


Năm 2006, nhà phân tích an ninh quốc gia Mỹ Porcher Taylor thông báo vệ tinh chụp được vật lạ ở phía tây bắc của ngọn núi, ông tin đó là những gì còn sót lại của con tàu Noah.



Tấm hình dưới đây cho thấy nhóm điều tra người Hồng Kông đang khảo sát cấu trúc mà họ gọi là minh chứng cho sự tồn tại của con thuyền Noah trên núi Ararat. Không có hình ảnh chụp bên ngoài con tàu và nhóm điều tra từ chối tiết lộ địa điểm chính xác cho đến khi chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ chỉ định nơi đó làm điểm khảo cổ.




Bức ảnh này được nhóm khảo sát chụp bức tường gỗ bên trong con thuyền. Một người trong nhóm nói: “tôi không chắc chắn 100% đây là con thuyền Noah, nhưng tôi nghĩ có khả năng 99,9% chính là nó”.




Dưới đây là clip của nhóm thám hiểm Hồng Kông quay phần bên trong của con tàu:

Thứ Sáu, 20 tháng 6, 2014

Giải mã bản cung của De Castries sau thất bại Điện Biên

Chiến thắng Điện Biên lừng lẫy năm châu ai cũng biết nhưng bản cung khai của Thiếu tướng Decastries sau khi trở thành tù binh thì rất ít người biết.

Đối diện bàn hỏi cung

Sau khi bị bắt làm tù binh ở Điện Biên, De Castries cùng toàn bộ sĩ quan tham mưu của ông ta bị đưa về trại giam của ta ở Tuyên Quang. Tại đây, các sĩ quan quân báo của ta đã tiến hành hỏi cung họ để nắm tin tức tình báo. Ông Lê Mạnh Thái – một sĩ quan quân báo trẻ mới 25 tuổi đời được giao nhiệm vụ này.

Ông Thái về trại giam vào một ngày cuối tháng 5/1954. Trong cuốn hồi ký Hỏi cung tù binh Điện Biên, ông Thái kể: “Tôi thỏa thuận với Ban chỉ huy trại là hàng ngày đúng 8 giờ sáng, một chiến sĩ cảnh vệ của trại dẫn tên tù binh (do tôi chỉ định) đến chỗ tôi và đúng 13 giờ thì dẫn tù binh đó về trại… Hỏi bọn này, tôi định sẽ không ghi chép gì trước mặt chúng để chúng khỏi chột dạ hoặc lo sợ về lời khai rồi ko dám nói thật”.

De Castries cùng bộ tham mưu ở Điện Biên bị bắt làm tù binh. Ảnh tư liệu

Cuộc gặp gỡ De Castries đã diễn ra với những bối rối của cả hai bên. De Castries mang tâm lý nặng nề vì là một ông tướng trở thành tù binh. Mặt khác, người đối diện hỏi cung ông ta lại là một người trẻ măng cũng là một yếu tố làm ảnh hưởng đến lòng sĩ diện của ông ta.

Về phần Lê Mạnh Thái, như ông viết: “Bản thân tôi dù đã hỏi cung khá nhiều sĩ quan Pháp, lúc ấy cũng phần nào bị hồi hộp, lúng túng. Tôi đang phân vân là Đờ Cát không chào mình thì mình có nên chào y trước không?”

Nhưng De Castries đã lên tiếng trước gỡ thế bí cho cả hai: “Ông sĩ quan quân báo, tôi có mặt theo yêu cầu của ông”.

Đáp lại, người hỏi cung đặt ngay vấn đề của buổi làm việc là cần hỏi một số vấn đề và yêu cầu De Castries trả lời đúng và có thiện chí. Nhưng chẳng phải tay vừa, Đờ Cát cũng mặc cả trước: “Là một sĩ quan cao cấp trong quân đội Pháp, tôi sẵn sàng trả lời ông những điều có thể trả lời được và sẽ không trả lời những câu mà tôi tự thấy không được phép hoặc không nên trả lời…”.

Với kinh nghiệm hỏi cung nhiều sĩ quan Pháp trước đây, Lê Mạnh Thái biết rõ câu trả lời này biểu hiện điều gì, bởi thế ông quyết định tấn công vào tâm lý. Ông Thái nói: “Ông nên trả lời các câu hỏi. Có nhiều cách trả lời: Hoặc nói đúng thực tế diễn ra hoặc nói theo sự suy nghĩ, cân nhắc của riêng ông; hoặc nói theo nguyên tắc, theo quy định đã có… Là một tư lệnh chiến trường, là một viên tướng, ông không thể nói là vấn đề này hay vấn đề kia ông không biết. Và là một tù binh, ông không được nói là ông muốn hay không muốn trả lời…”.

Thấy De Castries ngồi lặng im, ông Thái bồi tiếp: “Ông đừng nghĩ rằng đây giống như cuộc hỏi cung của các sĩ quan phòng nhì Pháp đối với chiến sĩ của chúng tôi khi bị Pháp bắt. Ông và tôi đều nên coi đây là một cuộc trao đổi bổ ích về các kiến thức quân sự. Tuy là đối phương của nhau nhưng chúng tôi cũng cần hiểu và học tập người Pháp. Ngược lại người Pháp cũng nên như vậy”.

Đến lúc này, Đờ Cát hoàn toàn bị thuyết phục và Y vui vẻ nói: “Như thế là rất tốt, xin cám ơn ông. Cá nhân tôi không muốn bị đặt vào cái thể của một tù binh bị dồn ép tại cơ quan hỏi cung tí nào”.
Những phân tích sắc sảo của De Castries

Cuộc hỏi cung De Castries đã diễn ra hai ngày liền. Mỗi ngày 8 giờ đồng hồ. Sĩ quan hỏi cung của ta đã hỏi hết những vấn đề cần thiết từ quân sự đến chính trị để làm thông tin tham khảo cho Đảng và quân đội ta đề ra những chủ trương tiếp theo. Những thông tin do De Castries cung cấp rất phong phú nhưng do giới hạn của bài viết, ở đây chỉ xin trích phần đánh giá về hội nghị Geneve.

Toàn cảnh hội nghị Geneve 1954. Ảnh: Wikipedia

Trả lời câu ông Lê Mạnh Thái hỏi: “Người Pháp đến hội nghị Giơ-ne-vơ để thực tâm muốn chấm dứt chiến tranh xâm lược và giải quyết vấn đề Đông Dương, hay chỉ đến đánh lừa dư luận, còn bên trong thì chuẩn bị các kế hoạch quân sự mới?

De Castries nói: “Đấy là việc của chính phủ Pháp, của các nhà chính khách. Tôi là quân nhân. Nhưng cá nhân tôi nghĩ rằng trước khi Điện Biên Phủ thất thủ, hội nghị Giơ ne vơ không có ý nghĩa gì ngoài việc họp để xoa dịu dư luận trong và ngoài nước. Nhưng bây giờ, khi các ông đã chiếm được Điện Biên Phủ, hội nghị Giơ ne vơ có một cái gì đó rất thực tế, nếu không nói là cần kíp, và tôi nghĩ chính phủ Pháp sẽ thực tâm thương lượng”.

Tuy vậy, viên tướng này cũng quả quyết rằng trong việc thương lượng Pháp sẽ không nhân nhượng hoàn toàn. Ông ta nói: “Tôi quả quyết rằng không phải đoàn Pháp đến đấy để ký ngay việc ngừng bắn và rút quân về nước, rồi giao cả xứ Đông Dương cho Cộng sản làm gì tùy ý”.

Lý do là vì Việt Minh mới chỉ giành được thắng lợi ở Điện Biên là một vùng xa xôi nghèo nàn còn nhiều chiến trường quan trọng khác thì chưa làm được gì. Mặt khác bộ đội Việt Minh chỉ lợi thế ở rừng núi còn nếu tấn công về đồng bằng thì sẽ bất lợi vì phải đối mặt với không quân và pháo binh. Do vậy mỗi bên sẽ đưa ra yêu sách tối đa và tối thiểu của mình.

Và yêu sách tối thiểu mà theo De Castries, chính phủ Pháp sẽ đưa ra là đòi hai bên và các cường quốc công nhận sự tồn tại của chính phủ Bảo Đại trên phạm vi lãnh thổ và dân chúng mà chính phủ này đang kiểm soát.

Mặc dù lúc ban đầu De Castries đã rào trước rằng ông ta là giới quân sự không hiểu nhiều về chính trị tuy nhiên ông ta lại tỏ ra rất am hiểu chính trị trong những nhận định về bước đi của chính phủ Pháp ở Geneve.
Trả lời câu hỏi của sĩ quan hỏi cung về việc Pháp sẽ thu xếp cho ngụy quyền ngụy quân như thế nào? Và nếu phải phân chia lãnh thổ thì sẽ chia như thế nào?, De Castries tỏ ra rất chắc chắn: “Tôi cho rằng hội nghị giơ-ne-vơ sẽ kéo dài. Hiện các ông đang cần thời gian để tiêu diệt thêm nhiều đơn vị, giải phóng thêm nhiều vùng của chúng tôi để có nhiều lợi thế khi ký hiệp nghị. Tôi tin các ông sẽ làm được điều ấy. Còn phía chúng tôi, lực lượng bị sứt mẻ nhiều, sắp tới, chúng tôi buộc phải co cụm lại. Những nơi nào cần giữ thì chúng tôi sẽ giữ bằng mọi giá, không để bị mất đi dễ dàng được.

…. Có thể chia mỗi bên có nhiều vùng theo sự kiểm soát thực tế hiện nay. Cũng có thể chia thành hai vùng riêng biệt, ở giữa có một ranh giới nào đó… Có thể là Bắc Phủ Diễn ở vĩ tuyến 19, có thể là Ba Đồn, sông Gianh ở vĩ tuyến 18 có thể là cửa Tùng hay cửa Việt ở vĩ tuyến 17 nhưng tuyệt đối không thể là Tua Ran (Đà Nẵng) ở vĩ tuyến 16. Nếu chia theo cách đó thì có thể chúng tôi phải rời bỏ Hà Nội, Hải Phòng, đồng bằng bắc bộ để vào phía Nam còn các ông phải rời bỏ Nam Trung Bộ, Nam Bộ, rút hết lực lượng ra Bắc…”
Những thông tin này ở thời điểm bây giờ thì quá rõ ràng nhưng đặt vào thời điểm 2 tháng trước hiệp định Geneve, trong lúc quân ta đang cần tìm hiểu thái độ thực sự của Pháp đối với cuộc chiến cũng như đối với hội nghị Geneva thì thực sự là những thông tin tham khảo có giá trị. Nhờ vào đó Đảng ta có cơ sở để đưa ra những sách lược chính xác để giành thắng lợi.

Thứ Năm, 19 tháng 6, 2014

Huyền thoại Liên Xô khiến Không quân Đức khiếp sợ

Chiến thuật không chiến do phi công tài ba Liên Xô Alexander Pokryshkin phát triển đã trở thành nhân tố quyết định khiến phát xít Đức bại trận.

Chiến thắng của Hồng quân Liên Xô trước quân đội Đức được cho là bắt đầu sau khi Không quân Liên Xô đánh bại Không quân Đức trong một cuộc đụng độ lớn có tên Trận chiến Anh. Một trong những con át chủ bài giúp Liên Xô thành công đó là người hùng Alexander Pokryshkin - người đã thay đổi chiến thuật không chiến cũ của Liên Xô khi phát xít Đức đưa ra chiến tranh chớp nhoáng vào năm 1941.


Vào thời gian diễn ra Chiến tranh thế giới 2, có những phi công táo bạo và cả những người lão làng nhưng ít có người nào có cả 2 đặc điểm đó. Thậm chí, một số phi công lái máy bay chiến đấu còn có cảm giác mệt mỏi, tội lỗi. Tuy nhiên, Pokryshkin đã đi ngược xu hướng đó. Ông không chỉ là một phi công chiến thuật tuyệt vời mà còn là người vô cùng dũng cảm, luôn dẫn đầu phi đội máy bay chiến đấu khi ra trận cho đến những ngày cuối cùng của cuộc Chiến tranh thế giới 2.

Trong Chiến tranh thế giới 2, phi công huyền thoại Pokryshkin đã thực hiện 650 nhiệm vụ, tham gia 139 trận không chiến và là người lái máy bay đi thứ 2 trong các phi đội không chiến của Liên Xô và quân Đồng minh. Theo một số tài liệu chính thức, Pokryshkin đã bắn rơi 59 máy bay quân địch. Ông nghỉ hưu sau khi trở thành Nguyên soái không quân Liên Xô.


Vào năm 1943, ngành công nghiệp hàng không vũ trụ Liên Xô đã cung cấp nhiều mẫu máy bay chiến đấu tốt hơn như Yak-7B, La-5, Yak-9 và huyền thoại Il-2 Shturmovik. Tuy nhiên, những máy bay chiến đấu này vẫn bại trận trước đội máy bay chiến đấu hùng hậu của Không quân Đức. Vấn đề mà Liên Xô gặp phải đó là chiến thuật chiến đấu của họ không còn hiệu quả. Tình hình đã thay đổi kể từ khi có sự xuất hiện của Pokryshkin.

Các chiến dịch chiến đấu trên bầu trời đã giúp Pokryshkin hoàn thiện chiến dịch tác chiến trong suốt thời gian chiến tranh bước vào giai đoạn cam go ở Kuban, gần Crimea vào đầu năm 1943. Khu vực này là nơi diễn ra các trận không chiến dữ dội, căng thẳng nhất thời Chiến tranh thế giới 2, với khoảng 200 máy bay chiến đấu quần lượn trên bầu trời mỗi ngày.


Mỗi khi nghe đến tên huyền thoại phi công Liên Xô Pokryshkin đang ở trên bầu trời, Không quân Đức ai nấy đều khiếp sợ.

Khi mới 15 tuổi, do hoàn cảnh gia đình khó khăn nên ông đã bỏ học đi kiếm sống. Khi Chiến tranh thế giới 2 nổ ra, Pokryshkin đã xin gia nhập Hồng quân Liên Xô và theo học các khóa đào tạo cấp tốc. Ông đã tham gia khóa đào tạo lái máy bay chiến đấu trong 17 ngày rồi ra mặt trận chiến đấu với kẻ thù. Ngay từ những trận không chiến đầu tiên, ông đã hạ được máy bay phát xít Đức trên bầu trời vùng Kuban - nơi chiến sự ác liệt nhất thời điểm đó.

Ngày 24/5/1943, trong hai trận kế tiếp, ông bắn hạ được 2 máy bay của phát xít Đức, trong đó có một máy bay chỉ huy. Với chiến tích đó, ông được phong Anh hùng Liên Xô lần 1. Kể từ đây, cái tên Pokryshkin đã khiến cho các phi công phát xít Đức tại mặt trận này "kinh hồn, bạt vía" mỗi khi nghe đến.

Sau ngày đó, rất nhiều lần, vị chỉ huy của bộ phận thông tin liên lạc trung đoàn cận vệ không quân tiêm kích số 16 - nơi phi công Pokryshkin làm nhiệm vụ đã khẳng định: “Đã nhiều lần tôi được nghe các hoa tiêu của không quân Đức thông báo cho các phi công mình đang bay trên không với nội dung là: “Chú ý! Chú ý! Pokryshkin đang bay!”. Còn có những lần các quan sát viên không quân Đức thông báo rõ ràng bằng vô tuyến cho phi công chúng đang tham gia trận đánh rằng, Pokryshkin đang ở trên bầu trời. Nghe tới cái tên đó, các phi công của chính quyền Hitler đã lặng lẽ rút khỏi bầu trời Kuban trong thời gian diễn ra chiến dịch tại đây”.


Phi công huyền thoại Pokryshkin đã nhận ra lợi thế của độ cao khi không chiến với quân địch. Ông nghĩ ra một mô hình bay mới được gọi là Kuban Stepladder - một hình mô hình chiến đấu gồm 3 tầng, hỗ trợ nhau tác chiến ở 3 độ cao khác nhau là: tầm bay thấp, trung bình và cao.

Song song với điều đó, các chỉ huy quân sự Liên Xô đã thay đổi những mục tiêu ưu tiên tấn công của các phi công lái máy bay chiến đấu. Thay vì tấn công, tiêu diệt đội máy bay hộ tống đầu tiên của Không quân Đức, Liên Xô đã chỉ đạo đội phi công của họ tấn công các máy bay ném bom của quân địch. Chiến thuật mới này đã có tác động đáng kể đến cuộc chiến tranh thế giới 2. Bởi vì những máy bay ném bom của quân địch di chuyển chậm hơn nên họ dễ dàng tấn công hơn. Điều đó giúp phi đội Liên Xô có thể tiếp cận và bắn hạ máy bay của quân địch.

Khi Chiến tranh 2 kết thúc, Pokryshkin được đề bạt giữ các chức vụ quan trong trong Không quân Liên Xô như chỉ huy trung đoàn, sư đoàn đến tập đoàn quân của Quân chủng Phòng không - Không quân Liên Xô. Cấp hàm cao nhất ông từng đảm nhiệm đó là Nguyên soái không quân Liên Xô năm năm 1972.

Thứ Tư, 18 tháng 6, 2014

Bí ẩn thành phố vàng huyền thoại của người Inca

Thành phố vàng huyền thoại Paititi bí ẩn của người Inca được cho là nằm ở Peru. Nơi này đã biến mất trong nhiều thế kỷ, không để lại dấu tích.

Người Inca đã giấu rất nhiều kho báu của họ trong thành phố bí ẩn này để khối tài sản đó được an toàn trước những cuộc xâm lược của Tây Ban Nha.

Do lo sợ vùng đất của họ sẽ xảy ra chiến sự, người Inca đã giấu vàng, bạc và đá quý trước khi bỏ đất đai, nhà cửa đi lánh nạn. Các nhà khảo cổ cho rằng, thành phố vàng bí ẩn này có thể nằm ở phía đông nam Peru. Nó nằm trong một khu rừng sâu và tách biệt với cuộc sống của con người. Một số người suy đoán, thành phố vàng bí ẩn Paititi có thể nằm dọc biên giới của Brazil hoặc có thể ở vùng tây bắc Bolivia.

Trong thời gian tồn tại, Paititi được đánh giá, miêu tả là một thành phố thịnh vượng, giàu có, nằm phía sau những ngọn núi và ở một nơi có rất nhiều thác nước chảy.

Cho đến nay, các chuyên gia vẫn chưa tìm ra tung tích thành phố vàng bí ẩn Paititi của người Inca.

Cuộc chiến tranh giữa Tây Ban Nha với người Inca kéo dài khoảng 40 năm. Mãi cho đến năm 1572, người Tây Ban Nha cuối cùng cũng đã chinh phục được các vùng đất của người Inca và có được thành phố cuối cùng của người Inca là Vilcabamba. Sau khi người Tây Ban Nha đã đánh chiếm được các thành phố, những câu chuyện về thành phố vàng huyền thoại Paititi ngày càng lan rộng. Nhiều người có trong suốt nhiều thế kỷ đã tìm kiếm tung tích mảnh đất huyền thoại trên nhưng đều không tìm được một chút manh mối nào. Mãi đến thế kỷ 20, hàng loạt thợ săn truy tìm kho báu đã đến dãy núi Andes và một số người đã tuyên bố tìm thấy thành phố vàng huyền thoại của người Inca. Tuy nhiên, họ không thể cung cấp những bằng chứng xác đáng chứng minh cho tuyên bố của mình.

Năm 2001, nhà khảo cổ học người Italy Mario Polia đã phát hiện tài liệu của một thầy tu ở Roma có nói đến nhà truyền giáo Andrea Lopez nhắc đến một thành phố lớn có rất nhiều vàng, bạc và đá quý. Tài liệu trên được xác định ra đời vào những năm 1600. Nó xác nhận về sự tồn tại của thành phố Paititi và cũng tuyên bố rằng, thành phố trên nằm ẩn sâu trong cánh rừng nhiệt đới và được bao quanh bởi những thác nước.
Tài liệu này cũng đề cập chi tiết đến việc Giáo hoàng Vatican Clement XIII đã nắm giữ và che giấu vị trí của thành phố Paititi như một bí mật.

Ngày 29/12/2007, người dân ở Kimbiri, Peru đã tìm thấy các ấu trúc bằng đá sa thạch cỡ lớn giống như những bức tường thành cao. Những tàn tích này nằm trên một diện tích rộng lớn 40.000 m2. Nó được các chuyên gia suy đoán có thể là tường thành để bảo vệ thành phố Paititi.

Nhiều tài liệu lịch sử thời kỳ thuộc địa (thế kỷ 16 - 18) đã chỉ ra những địa điểm có thể là vị trí của thành phố vàng huyền thoại Paititi và những nhà thám hiểm đã thực hiện các chuyến đi thực nghiệm, khảo sát tình hình nhằm truy tìm vị trí chính xác thành phố huyền thoại của người Inca. Một số tài liệu viết về thành phố vàng trên là của Juan Maldonado Álvarez (1570), Gregorio Bolívar (1621), Juan Recio de León (1623-1627), Juan de Ojeda (1676)...

Thứ Hai, 16 tháng 6, 2014

Stonehenge 4,000 Năm Tuổi ở Mỹ – Phải Chăng là Thành Quả của Người Celt?

Nghiên cứu về nguồn gốc của cự thạch với cái tên thể hiện rõ ý nghĩa của nó, Mystery Hill – ngọn đồi bí ẩn, hay còn gọi là Stonehenge của Mỹ, chưa bao giờ thôi gợi lên những tò mò – trừ khi ai đó tự mình vén lên tấm màn bí ẩn.

Địa danh này nằm ở North Salem, là nơi lưu giữ nhiều tảng đá nguyên khối và hang nhỏ trải dài hơn 120 mét vuông. Các khối đá được bố trí ngay hàng thẳng lối theo một trật tự phức tạp mà người ta cho là theo kết cấu thiên văn. Một phiến đá 4.5 tấn dường như là tâm điểm của khu vực và có thể là nơi cúng tế. Nó được đục đẽo tạo thành các rãnh dài, có thể là đường thoát cho máu của nạn nhân.

Một loạt những đặc điểm đã châm ngòi cho thuyết rằng Stonehenge của Mỹ được người Âu xây dựng 2000 năm TCN – hàng nghìn năm trước khi có dấu hiệu xuất hiện người Viking định cư tại Bắc Mỹ. Các nhà khảo cổ chưa đi đến thống nhất. Một số cho rằng thiếu bằng chứng ủng hộ cho giả thuyết này và khu vực này có thể được xây dựng trong những niên đại gần đây.

Nhiều địa điểm tương tự cũng được phát hiện trên quãng đường từ Maine tới Connecticut, tuy nhiên chúng không rộng lớn như Mystery Hill. Chúng ta hãy cùng lướt qua vài đặc điểm của khu vực và quan điểm của một số chuyên gia.

Lập luận liên quan đến sự tạo dựng của người Celt
1. Chữ chạm khắc dường như gợi ý đến ngôn ngữ Ai-len cổ, mặc dù việc giải mã ý nghĩa của các chữ này còn đang được tranh luận.

2. Từ những lối sắp xếp theo thiên văn cho thấy các cự thạch biểu thị ngày “giữa của một quý” (cross-quarter, thời điểm giữa các ngày phân và chí). Theo nhà thiên văn học Alan Hill, chỉ có người Celt tổ chức lễ lạc vào những ngày này.

3. “Kết quả phân tích đồng vị carbon 14 trùng với khoảng thời gian người celt nhập cư ồ ạt”- theo một cuốn sách của David Goudsward và Robert Stone với tựa đề: “Stonehenge của nước Mỹ: câu chuyện về Mystery Hill, từ Kỷ băng hà đến Thời kỳ đồ đá”. Stone đã mua địa điểm này vào năm 1950 và mở cửa cho công chúng đến tham quan, hoặc có thể nghiên cứu. Goudsward và Stone nói thêm: “Celtiberian [người Celt sống ở bán đảo Iberian] có qua lại với người Carthage, một dân tộc gần như đã sở hữu kỹ năng vượt Đại Tây Dương. Tuy nhiên, những trang trí trên đá không thể hiện phong cách của người Celt”.


Một cấu trúc tại Mystery Hill. (Thinkstock)
Lập luận về người bản địa
1. Các nhà khảo cổ đã phát hiện những đồ tạo tác thuộc về Người Mỹ bản địa, có tuổi thọ hơn 1000 năm tuổi.

2. Việc sử dụng các công cụ bằng đá cho thấy mức độ khéo léo tương đương với người bản địa.
Nét chạm khắc của người Celt


Một ví dụ về chữ Ogham. (TdeB via Compfightcc)

Ogham là một hệ thống chữ cái của người Ai-len được sử dụng vào thế kỷ thứ năm đến thế kỷ thứ sáu bao gồm nhiều nét gạch. Người ta cho rằng nét chạm khắc thể hiện dạng chữ này đã được tìm thấy trên mặt đá.

Karen Wright là tác giả một bài báo trên tạp chí Discovery năm 1988 sau khi đến Mystery Hill, cô đã mô tả lại những đoạn giải mã cô cảm thấy rất đáng ngờ: “Nhiều tác giả khác nhau [đã giải mã,] tra cứu các ngôn ngữ từ chữ ogham đến chữ tiếng Nga. Bản dịch buồn cười nhất là bản dịch dựa trên ngôn ngữ punic, đã bị gán cho ba vết rãnh song song cách đều nhau trên các mẫu vật màu đất ở: “trong thế giới chúa tể của người Cannan, thì dấu hiệu này được dùng đến” -đọc trên bản dịch.

“Bản dịch này, theo tôi, chẳng khác gì chỉ nghe chú chó Lassie sủa mà Jimmy biết ngay rằng chân của cô con gái sáu tuổi tên Sally đã bị một cái cây đổ đè lên gần mỏ vàng cũ, ngoài ra cô bé bị tiểu đường, nên mang theo insulin”.


Một công trình tại Mystery Hill (Thinkstock)
Định niên đại bằng phương pháp cac-bon
Năm 1969, tại nơi đây, nhà khảo cổ học James Whittall đã khai quật được những công cụ bằng đá, cùng với những mảnh than có thể được định niên đại bằng phương pháp cac-bon. Qua xác định cho thấy người sử dụng công cụ sinh sống trong khoảng năm 1000 TCN- theo Goudsward và Stone.
Định niên đại nhờ lối bố trí theo thiên văn

Whittall đã phục chế lại mảnh than từ một vài nơi khác trong địa điểm đó, và qua phương pháp xác định cho thấy niên đại từ khoảng năm 2000 TCN đến năm 400 TCN.

Nhà thiên văn học đồng thời cũng là người bố trí theo thiên văn -tiến sĩ Louis Winkler, một nhà khoa học hàng đầu, đã phát hiện một vài tảng đá được sắp xếp cho thẳng hàng với vị trí của những ngôi sao và những vật thể khác trong vũ trụ, những tảng đá này có thể có 2000 năm tuổi. Ông cũng dùng phương pháp xác định cac-bon và phương pháp dùng máy kinh vĩ laser để chứng minh nguồn gốc từ thời đại đồ đồng (2000 TCN- 1500 TCN) của những tảng đá.

Nhà nhân học Bob Goodby thuộc Hội Khảo cổ học Xã hội New Hampshire (NHAS) nói rằng sự sắp xếp như trên là “ngẫu nhiên”.

“Với quá nhiều tảng đá xung quanh, thật không khó để tìm ra vài cách bố trí tương hợp với những vật thể vũ trụ”- theo Goodby. Đây không chỉ là “sự trùng hợp” duy nhất được những nhà phê bình theo thuyết nguồn gốc từ người Châu Âu cổ nêu lên, mà còn là một trong số những trùng hợp ít ỏi được dẫn ra.

Ví dụ, nhà phê bình Richard Boisvert, Phó chủ nhiệm Hội Khảo cổ học bang của New Hampshire, thừa nhận rằng những kiến trúc trên giống với kiến trúc cự thạch của người Châu Âu cổ, nhưng lại chỉ là ngẫu nhiên. Ông nói với Discovery rằng đây là dạng hình thái phù hợp với chức năng.

Giáo sư thiên văn học tại Viện Kỹ thuật New Hampshire Alan Hill không coi sự bố trí này là ngẫu nhiên. Ông nói với New York Times rằng các cự thạch biểu thị những ngày giữa quý, khoảng thời gian giữa các điểm chí (hạ chí, đông chí) và các điểm phân (xuân phân, thu phân). Người Celt không phải là dân tộc duy nhất tổ chức ngày giữa quý, ông nói. Hill đã bác bỏ giả thuyết rằng những kiến trúc kia được những người Celt tạo nên từ vài thế kỷ trước chỉ vì cửa ra vào không đủ rộng cho xe cút-kít đi qua.

Một luật sư người địa phương và cũng là tiểu thuyết gia trinh thám David Brody đã nói với the Times rằng có quá nhiều tảng đá và các kiến trúc giống nhau, đặt ra những câu hỏi hóc búa có thể lật đổ hoàn toàn cái mác “ngẫu nhiên”.


Một kiến trúc tại Mystery Hill (Stan Shebs/Wikimedia Commons)

Những công cụ bằng đá gợi ý về những công nhân đầu tiên
Những công nhân dường như đã sử dụng các công cụ bằng đá, không phải bằng kim loại, nhà khảo cổ học của bang New Hampshire Gary Hume đã nói với Discovery rằng nét khéo léo in dấu trên các tảng đá rất giống với người bản địa. Ông lưỡng lự khi nói rằng các cự thạch có thể đã 4000 năm tuổi, nhưng dường như còn có một khả năng khác.

Người bản địa và người Celt không phải là hai đối tượng “tình nghi” duy nhất của các nhà khảo cổ.

Theo Wright, một số nói rằng có thể người Phoenecian, những người dân một đế chế cổ tại Địa Trung Hải, đã xây dựng nên. Những tảng đá đứng xếp thẳng hàng với vị trí của ngôi sao Thuban trong thời đại của người Phoenician.

Một người thợ làm giày tên Jonathan Pattee và gia đình ông đã sinh sống tại nơi đây nhiều năm kể từ thế kỷ 19, và nhiều người cho rằng chính ông cùng gia đình đã xây dựng nên kiến trúc này. Dennis Stone, con trai của Robert Stone hiện cũng là chủ nhân và người quản lý địa điểm, đã nói với Discovery rằng một số công trình có thể chắc chắn do Pattee xây dựng, nhưng chắc chắn ông ta không làm ra tất cả.

Những người khác nói rằng cấu trúc phức tạp và lối bố trí như vậy dường như không thể do gia đình Pattee thực hiện, và gia đình này đã sử dụng công cụ bằng kim loại, không phải bằng đá.

Goodby và những người phê bình học thuyết nguồn gốc từ người Châu Âu cổ đã nói rằng các nhà khảo cổ đã phát hiện những dấu hiệu cho thấy có người sinh sống tại/ gần khu vực đó, bằng chứng là các bãi mai táng. Ông nói khối đá cúng tế có thể thực sự đã được các cư dân trong thời kỳ lịch sử sau này sử dụng để sản xuất ra xà phòng. Dù các học thuyết có ra sao, như Goudsward và Stone viết: “Đã có rất nhiều vết tàn phá trong bốn nghìn năm qua, mặc cho ai là người tạo nên địa điểm đó, thì cũng chỉ cần có đủ bằng chứng khoa học để đảm bảo các nghiên cứu vẫn sẽ được tiếp tục. Điều này sản sinh ra hàng loạt các học thuyết rộng lớn giống như bầu trời kia dù có bị che lấp được bởi những tảng đá nguyên khối cổ xưa hay không”. /