Tổng số lượt xem trang

Thứ Tư, 30 tháng 7, 2014

Số phận của tên đao phủ Tết Mậu Thân

Xuất thân thượng lưu, có học, nhưng từ hình thức đến tính cách của Nguyễn Ngọc Loan đều chẳng khác gì một tay du thủ, du thực.

Bức ảnh "Saigon Execution" do phóng viên nhiếp ảnh người Mỹ Eddie Adams, Hãng AP chụp trên đường phố Sài Gòn vào dịp Tết Mậu Thân 1968 đã phô bày tất cả những gì tàn bạo, phi luân nhất, châm ngòi cho ngọn lửa phản đối cuộc chiến tranh bẩn thỉu, đầy tội ác ở Việt Nam cháy bùng khắp nơi trên thế giới, đốt bỏng cả trong lòng nước Mỹ. Đao phủ trong bức ảnh, kẻ sau này suốt đời bị lên án, khinh miệt và ghê tởm là một viên tướng Việt Nam Cộng hòa, nổi tiếng với biệt danh “Sáu Lèo” Nguyễn Ngọc Loan.

Xuất thân thượng lưu, có học, có bằng cấp, nhưng từ hình thức bên ngoài, đến tính cách, lời ăn tiếng nói của Nguyễn Ngọc Loan đều chẳng khác gì một tay du thủ, du thực. Một thời, ông ta từng nắm giữ quyền lực trong tay, nhưng không hề được đồng sự, các chính khách và quần chúng ở miền Nam kính trọng. Thay vào đó là sự khinh miệt và sợ hãi. Người ta đã nhìn Loan như một hung thần với khuôn mặt của kẻ sát nhân.

Nguyễn Ngọc Loan sinh năm 1930 tại Thừa Thiên - Huế. Cha của Loan là ông Nguyễn Ngọc Lợi, kỹ sư công chánh, nguyên Trưởng khu Hỏa xa Huế. Năm 1951, Loan gia nhập quân đội và theo học khóa 1, Trường sĩ quan Thủ Đức, ra trường tình nguyện tham gia lực lượng Xung kích Pháp-Việt. Pháp chủ trương "Việt Nam hóa chiến tranh", Loan là một trong những người được chọn và được gửi sang Pháp thụ huấn tại Trường Không quân Salon-de-Provence, tốt nghiệp bằng kỹ sư hàng không, sau này trở thành phi công lái khu trục cơ đầu tiên của không lực miền Nam.

Năm 1960, Nguyễn Ngọc Loan giữ chức vụ chỉ huy trưởng Phi đoàn 2 Quan sát, trú đóng tại Nha Trang. Đồng ngũ biết đến Loan như một tay ăn nói bỗ bã, rượu như hũ chìm nhưng nổi tiếng keo kiệt, bủn xỉn.

Trong hồi tưởng của cựu Trung tá phi công Nguyễn Văn Cử, (về sau là dân biểu Quốc hội Sài Gòn), người đã ném bom dinh Độc Lập, ám sát hụt Ngô Đình Diệm vào sáng ngày 27/2/1962, thì Nguyễn Ngọc Loan là một kẻ bần tướng, mặt dơi, tai chuột, tướng cách của một kẻ tàn độc, phản phúc và ti tiện. Thuở còn giữ chức vụ phi đoàn trưởng Phi đoàn 2 quan sát, Nguyễn Ngọc Loan thường hay hứa sẽ đề nghị thăng thưởng cho thuộc cấp nhưng chẳng bao giờ thực hiện. Bạn bè mời nhậu nhẹt, Loan nhiệt tình tham gia nhưng chẳng bao giờ mời ai một lần nào cả.

Có người không nhịn được, đã nửa đùa nửa thật: "Tới lượt thằng Loan đi chớ, cứ ăn chực anh em hoài coi sao được!". Nguyễn Ngọc Loan vừa cười, vừa hứa chắc như đinh đóng cột: "Được thôi, "moa" mời các "toa" đúng 10 giờ sáng chủ nhật, tại quán số 5 ngoài bãi biển, ai đến trễ sẽ bị phạt". Đúng hẹn, mọi người có mặt đầy đủ, nhưng chủ xị lại bặt vô âm tín! Ngồi chờ đến trưa chẳng thấy Loan đâu, có người giận quá, buông tiếng chửi thề và bảo: "Đúng là thằng "Sáu Lèo!". Biệt danh khinh thị dính chặt đời Loan từ đó.

Năm 1964, Nguyễn Ngọc Loan lên đại tá, giữ chức vụ Tư lệnh phó Không quân, Nguyễn Cao Kỳ làm Tư lệnh. Ngày 11/2/1965, trong chiến dịch có tên gọi là "Mũi tên lửa" (Flaming Dart), Nguyễn Ngọc Loan đã điên cuồng dẫn đầu các phi đoàn khu trục cơ A1 Skyraider của không quân Sài Gòn, đánh phá Hà Tĩnh, và Quảng Bình. Sau sự kiện này, Loan được Kỳ thăng Chuẩn tướng và được điều về làm Tổng giám đốc Cảnh sát Quốc gia, kiêm Giám đốc Nha An ninh quân đội, phụ trách luôn Phủ đặc ủy Trung ương tình báo. Ông ta trở thành một hung thần, và là cánh tay mặt của Nguyễn Cao Kỳ.

Nắm một loạt quyền cao, chức trọng nhưng Loan lại trang phục lôi thôi lếch thếch, chân luôn đi đôi dép lẹp xẹp, kể cả khi ông ta chủ trì, hoặc tham dự những phiên họp quan trọng. Đã thế, Loan thường cầm trên tay một chai bia, ngửa cổ tu ừng ực như một bợm nhậu thứ thiệt, chửi thề văng mạng như một kẻ đầu đường xó chợ. Thượng nghị sĩ Thái Lăng Nghiêm, một trong những cố vấn chính trị của nhóm Nguyễn Cao Kỳ đã nhiều lần than phiền về cách ăn mặc và thái độ cư xử vô văn hóa của Nguyễn Ngọc Loan. Ông Kỳ cũng chỉ biết thở dài: "Biết thế, nhưng nó được cái rất trung thành và dám làm những việc mà người khác không dám làm".

Thật vậy! Trong một phiên họp tại trụ sở Quốc hội Sài Gòn, Loan ngồi trên lầu, trang phục như một tên du côn, gác cả hai chân lên một két bia, để cuốn sổ và khẩu súng rulo trước mặt. Trên tay cầm một cây gậy, Loan vừa ngửa cổ tu bia, vừa chĩa gậy thẳng xuống những dân biểu nào phát biểu không có lợi cho phe cầm quyền và lật sổ ghi chép tên tuổi của họ. Nhiều dân biểu đã phản ứng, cho rằng đó là một hành động khủng bố, mang tính chất miệt thị, trấn áp thành phần đối lập trong Quốc hội. Nguyễn Ngọc Loan đáp trả, tuy không chính thức, nhưng cũng đủ vọng đến tai số dân biểu này: "Bọn dân biểu chỉ ăn hại đái nát. Có giỏi thì cầm súng ra trận mà đánh nhau. Dẹp luôn cái quốc hội bù nhìn này đi cũng chẳng hề hấn chi".

Chiến sĩ đặc công Nguyễn Văn Lém bị bắt giải đến cho Nguyễn Ngọc Loan và bị Loan bắn chết. Bức ảnh này đã bị dư luận kịch liệt lên án.

Loan cũng là kẻ thừa mưu mô xảo quyệt. Giữa tháng 3/1965, dân chúng Đà Nẵng-Huế rầm rộ xuống đường biểu tình chống chế độ độc tài quân sự Thiệu - Kỳ với đủ mọi thành phần, cả công chức, quân nhân cũng tham gia. Trung tướng Nguyễn Chánh Thi đã ngã hẳn và trở thành người đứng đầu phe ly khai. Ngày 1/4/1966, Nguyễn Cao Kỳ gửi Trung tướng Phạm Xuân Chiểu ra Đà Nẵng để điều đình. Phe ly khai đã bắt giữ luôn sứ giả để làm con tin. Tình hình trở nên không thể kiểm soát. Nhiều tướng lĩnh, chỉ huy cao cấp đã đưa cả đơn vị mình nhập luôn vào thành phần ly khai, sẵn sàng chống trả nếu chính quyền Sài Gòn đưa quân ra trấn áp

Ngày 14/5/1966, qua cầu không vận của quân đội Mỹ, 5 tiểu đoàn nhảy dù, 2 tiểu đoàn Thủy quân lục chiến và một biệt đoàn Cảnh sát dã chiến do Nguyễn Ngọc Loan chỉ huy đã đến Đà Nẵng để dẹp quân ly khai. Thoạt đầu, Nguyễn Ngọc Loan bàn với Nguyễn Cao Kỳ cho chiến đấu cơ cất cánh uy hiếp các vị trí của Trung đoàn 51 Bộ binh và Tiểu đoàn 11 Biệt động quân đã ly khai. Trung tướng Waltz, Tư lệnh Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ tại Đà Nẵng phản ứng gay gắt ý đồ này. Ông ta khuyến cáo, nếu chiến đấu cơ của Việt Nam Cộng hòa cất cánh, ông ta sẽ cho không quân Mỹ ngăn chặn. Nhưng về sau, khi phe ly khai đập phá lãnh sự quán và các cơ quan trực thuộc của Mỹ tại Đà Nẵng và Huế thì chính các cố vấn Mỹ cũng làm ngơ để cho Nguyễn Ngọc Loan bạo hành.

Trong thành phần ly khai cố thủ Đà Nẵng có Tiểu đoàn 11 Biệt động quân của đại úy Nguyễn Thừa Dzu ra khỏi vòng chiến. Có kẻ mách Loan, Nguyễn Thừa Dzu có một người bạn chí thân là Nguyễn Tự Cường, hiện đang ngồi tù tại Cục An ninh quân đội. Cường nguyên là đại úy, là tay chân thân tín của lãnh chúa miền Trung Ngô Đình Cẩn. Sau biến cố ngày 1/11/1963, Ngô Đình Cẩn bị xử bắn, Cường phải chịu kiếp tù đày. Nay có thể dùng Nguyễn Tự Cường làm thuyết khách.

Thế là Cường được dẫn đến, Nguyễn Ngọc Loan hăm dọa: "Mày là bạn chí cốt của thằng Dzu. Nếu mày chiêu hồi được nó, tao sẽ bạch hóa hồ sơ của mày và cho mày lẫn thằng Dzu những chức vụ ngon lành. Còn nếu mày không làm được, thì một là đi theo nó luôn, hai là tiếp tục ngồi tù". Nguyễn Tự Cường hăng hái nhận lời và đã thuyết phục được Dzu.

Tối hôm đó, Nguyễn Ngọc Loan đã cho người đi đón tiểu đoàn của Nguyễn Thừa Dzu rút ra Cầu Đỏ, để lại một lỗ thủng quan trọng cho quân ly khai và còn khiến cho Trung đoàn 51 mất hết tinh thần phản kháng. Hôm sau, 23/5/1966, Nguyễn Ngọc Loan xua quân nhảy dù tiến vào thành phố và nhanh cóng làm chủ tình hình Đà Nẵng. Nguyễn Tự Cường và Nguyễn Thừa Dzu lại theo Nguyễn Ngọc Loan ra Huế...dẹp loạn. Khi tình hình ở miền Trung ổn định, Cường được thăng thiếu tá, làm Trưởng ty An ninh quân đội Đà Nẵng. Còn Nguyễn Thừa Dzu cũng lên thiếu tá, về làm Trưởng ty cảnh sát một quận ở Sài Gòn.


Tại Huế, người dân đã đưa bàn thờ Phật xuống đường làm vật cản chân đoàn quân của Nguyễn Ngọc Loan. Nhưng với Loan, thì sá chi Phật thánh! Ông ta ngồi trên xe jeep, chạy quanh khắp mọi ngõ ngách, đích thân đạp đổ không biết bao nhiêu bàn thờ. Người dân Huế nói: "Sáu Lèo" đã đem dùi cui, lựu đạn cay và còng số 8 làm quà tặng nơi ông ta chôn nhau cắt rốn. Biến động miền Trung hạ màn và Loan được Nguyễn Cao Kỳ phong hàm thiếu tướng. Từ đó, bệnh công thần càng khiến cho con người Nguyễn Ngọc Loan trở nên kiêu binh và tàn bạo hơn nữa.

Đỉnh cao tội ác, bộ mặt sát nhân của Nguyễn Ngọc Loan lộ rõ vào Tết Mậu Thân (1968). Cho đến 2 giờ sáng ngày mồng Một tết, khi chiến sự đã bùng nổ dữ dội khắp mọi nơi, ngay giữa lòng thành phố Sài Gòn thì Loan mới bừng tỉnh, và lồng lộn lên bởi sự yếu kém của bộ máy tình báo do ông ta cầm đầu. Tại Thị Nghè (nhiều tài liệu khác cho là tại đường Lý Thái Tổ hoặc tại một con đường trong Chợ Lớn), binh lính của Nguyễn Ngọc Loan đã bắt giữ, trói thúc ké và dẫn giải một người đàn ông mặc thường phục đến trước mặt ông ta và cho rằng đó là một người lính đặc công của Việt Cộng.


Nguyễn Ngọc Loan cầm chiếc khăn lau mặt trên tay, ra hiệu cho đám bộ hạ lùi ra xa, rồi tiến sát bên người đàn ông đó. Mặt lạnh như tiền, không nói một lời, Loan quăng điếu thuốc đang hút dở xuống đất, giơ thẳng cánh tay phải, dí súng sát thái dương của người đàn ông (sau này được xác định là chiến sĩ đặc công Bảy Lốp, tức Nguyễn Văn Lém; có tài liệu xác định là chiến sĩ Nguyễn Văn Nà) và bóp cò. Nạn nhân ngã xuống, máu lênh láng cả mặt đường và chết ngay lập tức.

Nhà báo Mỹ Eddie Adams kịp thời thu vào ống kính, và phóng viên Neil Davis của Đài ABC-Úc quay những thước phim rất rõ ràng, gây sốc cho hàng triệu lương tri trên thế giới. Bức ảnh như một ngọn cuồng phong thổi bùng ngọn lửa phản chiến ở khắp nơi. Năm 1969, nhờ bức ảnh, Eddie Adams đoạt giải Pulitzer danh giá về ảnh báo chí.

Ác giả tất có ác báo. Tháng 5/1968, trong tổng công kích Mậu Thân đợt 2, khi Nguyễn Ngọc Loan đang điều binh khiển tướng tại Chợ Lớn, thì một chiếc trực thăng UH1B, chẳng biết xuất phát từ đâu, thuộc đơn vị nào, xuất hiện trên bầu trời bộ chỉ huy của Loan. Loan ra lệnh thả một trái khói màu tím để báo mục tiêu. Nào ngờ chiếc trực thăng đảo một vòng, nã rocket và xả đại liên xuống bộ chỉ huy của Loan, rồi bay thẳng về phía Biên Hòa.

Dư luận cho rằng, đó là chiếc trực thăng của quân đội Mỹ, được lệnh bí mật giúp Nguyễn Văn Thiệu trừ khử bớt tay chân của Nguyễn Cao Kỳ mà Nguyễn Ngọc Loan là đối tượng số 1. Sự cố này chỉ làm cho Nguyễn Ngọc Loan gãy chân, nhưng 4 viên đại tá thân tín của ông ta là Lê Ngọc Trụ, Đào Bá Phước, Phó Quốc Chụ và Nguyễn Văn Luận cùng với 2 trung tá Nguyễn Ngọc Xinh, Nguyễn Bảo Thụy chết ngay tại chỗ. Nhân cơ hội Nguyễn Ngọc Loan sang Úc trị thương, Nguyễn Văn Thiệu đã loại Loan ra khỏi các chức vụ để thay thế người của mình vào. Về lại Việt Nam, Nguyễn Ngọc Loan bị loại ngũ, và sống bằng chế độ trợ cấp dành cho cấp tướng về hưu.

Sau năm 1975, dư luận xã hội Mỹ không chấp nhận một kẻ sát nhân, một tội phạm chiến tranh như Loan, xua đuổi không muốn cho ông ta định cư. Năm 1976, hai dân biểu của đảng Dân chủ Mỹ là bà Elizabeth Holtzman và ông Harold Sawer, đã thay mặt "người đàn ông bị Loan hạ sát trên đường phố" kiện Loan như một tội phạm chiến tranh và yêu cầu trục xuất Loan ra khỏi nước Mỹ. Sau đó mọi việc đã chìm xuồng, bởi người Mỹ cũng không muốn khơi lại một vết nhơ mà họ từng can dự. Nguyễn Ngọc Loan mở một quán ăn nhỏ tại thành phố Springfield, tiểu bang Virginia, thường xuyên bị người chung quanh phản đối và xa lánh. Có người đã xịt sơn lên cửa quán của ông ta hàng chữ: "Ta đã biết ngươi là ai rồi".

Nguyễn Ngọc Loan chết năm 1998. Ông ta đã phải sống những ngày cuối đời trong sự cô quạnh, túng quẫn và ô nhục như thể phải gồng lưng trả nợ cho những tội ác đã gây ra trong chuỗi ngày nắm quyền lực trong tay.

Góc khuất đáng sợ trong cuộc đời "Bố già" Marlon Brando

Ba đời vợ, 9 nhân tình, 12 đứa con, đó chỉ là một phần trong những bí mật cuộc đời "Bố già" Marlon Brando.

Đáng ngưỡng mộ bởi sự nghiệp thành công rực rỡ và nhanh chóng, từng là thần tượng, hình mẫu của giới trẻ Mỹ thập niên 50, 60 của thế kỷ 20, nhưng tất nhiên Marlon Brando không phải là một người hoàn hảo.

Cuộc đời của tài tử "lắm tài nhiều tật" này có quá nhiều góc khuất mà khi được phơi bày, người hâm mộ không khỏi cảm thấy sốc.

Mối tình đầu năm 4 tuổi
Cha mẹ Brando đều là những người nghiện rượu nặng, họ thường say xỉn và bỏ mặc 3 đứa con cho người giúp việc trông nom. Năm Marlon Brando lên 4, ông được một cô giúp việc tên Ermi, 18 tuổi chăm sóc.

Marlon Brando coi Ermi là người tình đầu tiên của mình, chính cô là người đã khơi gợi ham muốn tình dục của Marlon, mặc dù khi ấy ông mới chỉ là một đứa trẻ 4 tuổi.

Ngay từ năm 4 tuổi, Marlon Brando đã có khao khát với phụ nữ. 

Trong cuốn tự truyện của mình, nam diễn viên viết: "Ban ngày, chúng tôi thường chơi đùa với nhau. Ban đêm, chúng tôi ngủ cùng nhau. Ermi thường chẳng mặc gì và tôi cũng vậy.

Cô ấy ngủ rất say và lúc đó tôi có thể ngắm nhìn cô ấy trên giường. Tôi vuốt ve bộ ngực của Ermi, nằm và bò trên người cô ấy. Ermi là của tôi, cô ấy thuộc về tôi và chỉ một mình tôi. Tôi tôn thờ cô ấy một cách mù quáng…"

Sau 3 năm làm quản gia trong gia đình Brando, Ermi đi lấy chồng. Sau này, Brando kể lại ông không bao giờ bù đắp được nỗi mất mát đó và tiết lộ rằng ông nghiện sex là do mang tâm trạng bị Ermi bỏ rơi. "Kể từ ngày đó tôi trở nên xa lạ với thế giới. Tôi đã dành phần lớn đời mình để cố gắng tìm Ermi" - Brando thổ lộ.

Không thể yêu phụ nữ lâu dài
Luôn ám ảnh hình dáng của Ermi – "người tình" đầu tiên nên sau này Brando rất thích những người phụ nữ da ngăm đen, người châu Á, Đông Ấn, da màu hoặc có nguồn gốc Do Thái, ông mắc chứng nghiện sex và có sở thích yêu 4 - 5 người một lúc.

Nhân kỷ kiệm 10 năm ngày mất của Marlon Brando, chuyên gia văn học Anh Susan Mizruchi đã xuất bản một cuốn sách mang tên Brando’s Smile. Trong tác phẩm này, ông đề cập khá nhiều vấn đề nhạy cảm của nam diễn viên như chứng nghiện sex hay sở thích yêu 4 - 5 người 1 lúc.

Chỉ yêu một người phụ nữ tại một thời điểm là chuyện không thể với Marlon Brando.

Mizruchi cho rằng, chính cảm giác bị người mẹ nghiện rượu bỏ mặc đã khiến Brando không thể yêu phụ nữ đến tận cùng. Ông muốn những người phụ nữ cần mình, sau đó lại cảm thấy ngột ngạt rồi từ bỏ họ. "Brando là người thích tán tỉnh phụ nữ và nghiện quan hệ tình dục với phụ nữ. Ông muốn được yêu và cần có đàn bà, nhưng ông thường khiến họ đau khổ vì tính không chung thủy".

Chính Marlon cũng từng thừa nhận rằng, sự thần thánh hóa "mối tình đầu" Ermi đã mang lại bi kịch cho ông. "Bi kịch của đời tôi là miệt mài chạy theo hết người phụ nữ này tới người phụ nữ khác và luôn có ảo tưởng đó là hạnh phúc, tôi tin rằng họ đã giúp tôi vượt qua nỗi cô đơn, đau khổ. Nhưng thực ra, tôi đã thất bại trước khi cuộc tìm kiếm bắt đầu".

3 đời vợ, 9 nhân tình, 12 người con
Tạm bỏ qua những người tình, Marlon Brando đã trải qua 3 cuộc hôn nhân chính thức. Cuối năm 1957, Brando kết hôn Anna Kashfi - nữ diễn viên gốc Ấn Độ. Ngày 11/5/1958, họ chào đón đứa con trai Christian David. Tuy nhiên, cuộc sống gia đình không được như ý muốn, năm 1959, hai người ly hôn.

Marlon Brando và người vợ đầu Anna Kashfi. 


Chỉ một năm sau, Marlo Brando tái hôn với tình cũ Movita Castaneda – nữ diễn viên mang hai dòng máu Mexico – Mỹ. Tuy nhiên, việc có với nhau hai cô con gái Miko Castaneda Brando (1961) và Rebecca Brando (1966) cũng không thể giúp cuộc hôn nhân của họ kéo dài được lâu. Vẫn là 2 năm sau khi kết hôn, Marlon Bradon ly dị vợ.

"Bố già" và vợ hai Movita Castaneda. 


Như để trốn tránh nỗi đau, Marlon lại lao vào cuộc tình với nữ diễn viên người Tahiti tên là Tarita Teriipaia. Ngay trong năm đó, hai người kết hôn, khi ấy, Tarita mới 20 tuổi, kém chồng tới 18 tuổi.

Hai người có hai đứa con chung là Simon Teihotu Brando (1963) và Tarita Cheyenne Bran (1970). Đây là cuộc hôn nhân "dài hơi" nhất của Marlon Brando, ông và vợ ba chia tay tháng 6/1972, sau 10 năm chung sống.

Tarita Teriipaia - người vợ cuối cùng của Marlon Brando. 


Đó cũng là cuộc hôn nhân chính thức cuối cùng của Marlon, sau đó, ông có một mối quan hệ kéo dài với nữ quản gia của mình Maria Christina Ruiz, người phụ nữ này đã sinh cho nam diễn viên 3 người con Ninna Priscilla Brando (13/5/1989), Myles Jonathan Brando (16/1/ 1992) và Timothy Gahan Brando (6/1/1994).

Ga đa tình lưỡng tính
Marlon Brando từng công khai thừa nhận có 9 người tình, nhưng con số thực tế có thể hơn thế. Tuy vậy, cũng không mấy ai còn quan tâm đến sự thực ra sao khi xuất hiện tin đồn chấn động: gã đào hoa Marlon Brando lưỡng tính!

Ông bị cho là có quan hệ đồng giới với nhiều nam tài tử khác, trong đó cái tên đáng chú ý nhất là James Dane. Đầu năm 2006, văn sỹ người Anh Darwin Porter đã xuất bản một cuốn cách mang tên Brando Unzipped, tiết lộ những chuyện thâm cung bí sử của người đàn ông đa tình bậc nhất Hollywood.

Trong đó, gây chấn động nhất là thông tin Marlon Brando quan hệ với cả hai giới, Darwin Porter đã kể ra thêm nhiều cái tên nổi tiếng khác có dính dáng đến ‘bố già’ Brando như Rock Hudson, Cary Grant…

James Dane - tài tử bị cho là người tình đồng tính của Marlon Brando. 

Tuy nhiều người không tin vào câu chuyện này, nhưng đây vẫn là một thông tin gây gốc đối với những người yêu thích điện ảnh nói chung và hâm mộ huyền thoại Marlon Brando nói riêng, đồng thời càng thêm tật là ngôi sao lắm tài này.

Sau ba cuộc hôn nhân và nhiều mối quan hệ ngoài luồng, Marlon Brando có tổng cộng 12 đứa con, kể cả con đẻ lẫn con nuôi, song cuối đời ông phải sống trong cô đơn và bất hạnh.

Mấy ai có thể ngờ rằng, ngôi sao từng là "cỗ máy kiếm tiền" tại Hollywood lại phải sống dựa vào tiền trợ cấp chính phủ những năm cuối đời, và để lại món nợ 17 triệu USD khi chết đi.

Thứ Hai, 28 tháng 7, 2014

Kỳ án giết người đẹp Xì gà... giới chức Mỹ bó tay

Cái chết của người đẹp xì gà Mary Cecilia Rogers (Mỹ) năm 1841 cho đến nay vẫn là một bí ẩn. Cơ quan chức năng vẫn chưa tìm ra hung thủ.

Ngày 25/7/1841, một người đàn ông đi bộ dọc theo bờ sông Hudson gần hang Sybil đã phát hiện ra một thi thể phụ nữ trẻ nổi trên mặt nước. Để đưa thi thể phụ nữ trẻ tuổi vào bờ, người ta đã đi thuyền ra địa điểm đó và dùng dây thừng kéo nạn nhân. 

Kể từ khi phát hiện xác chết của người đẹp xì gà nổi tiếng khắp vùng, vụ án mạng đã trở thành tâm điểm chú ý của dư luận nước Mỹ. Mặc dù nhiều người đã suy đoán về danh tính sát nhân đã giết chết Mary Rogers nhưng cho đến nay, cái chết của cô vẫn là một trong những bí ẩn lớn chưa được làm sáng tỏ ở Mỹ.

Trước khi bị giết hại, Mary rất nổi tiếng ở Manhattan khi là một cô gái bán xì gà vô cùng xinh đẹp. Khi cô được báo cáo mất tích nhiều ngày liền vào năm 1838, nhiều tờ báo ở New York đã đăng nhiều bài viết dự đoán những trường hợp xấu xảy ra với cô như tự tử hay bị giết hại. Khi đó, Mary đã đến thăm những người bạn của mình và chỉ nói điều đó với mẹ của cô. Khi cô trở về bình an vô sự, báo chí lại tiếp tục đưa tin rằng vụ mất tích của cô là một trò lừa đảo và có khả năng là do ông chủ cửa hàng xì gà của cô là John Anderson dàn dựng lên.

Khi mới 17 tuổi, Mary đã bắt đầu làm việc tại cửa hàng thuốc lá của ông Anderson. Khi đó, ông Anderson đã trả lương cho Mary khá cao vì cô sở hữu gương mặt xinh xắn, khiến nhiều khách hàng ghé mua thuốc ở cửa hàng của ông khiến việc kinh doanh vô cùng phát đạt. Trong số những khách hàng thường xuyên ghé thăm vì muốn có cơ hội gặp người đẹp xì gà Mary có cả những nhà văn nổi tiếng, phóng viên, biên tập viên của nhiều tờ báo ở New York.

Tuy nhiên, thảm kịch đã xảy ra với người đẹp xì gà Mary vào ngày chủ nhật, 25/7/1841. Sau khi tham dự một buổi lễ ở nhà thờ, Mary đã đến thăm một người họ hàng đó là bà Downings. Chiều hôm đó, một cơn bão khủng khiếp đã quét qua New York. Đến tối hôm đó, khi thấy con gái Mary không trở về nhà thì mẹ cô đã cho người đến nhà bà Downings để hỏi thăm về tình hình con gái. Tuy nhiên, bà Downings nói rằng, Mary không hề tới chơi và không nhận được lời hẹn tới thăm nào từ phía Mary cả.

Lần này, người đẹp xì gà Maria đã không bao giờ trở về nhà. Ngay sau đó, người ta đã tìm thấy thi thể của cô ở trên sông Hudson, gần Hoboken, New Jersey. Sau khi điều tra, khám nghiệm tử thi, cơ quan chức năng phát hiện những dấu tay trên cổ của Mary. Điều này cho thấy cô đã bị bóp cổ đến chết. Alfred Crommelin đã xác định danh tính nạn nhân chính là Mary.

Vụ án mạng đó đã trở thành tâm điểm chú ý của dư luận Mỹ. Vào thời điểm đó, người ta đã tìm được nhiều kẻ tình nghi và đưa ra những giả thuyết về những gì đã xảy ra với Mary. Đứng đầu danh sách các nghi phạm là Daniel Payne - bạn trai hiện tại của Maria. Những băng nhóm ở New York hồi đó cũng bị tình nghi.



Một vài tuần sau đó, một số chi tiết trong trang phục phụ nữ, trong đó có một chiếc khăn tay có thêu chữ "M. R" đã được phát hiện gần nơi phát hiện thi thể của Mary. Bà Frederica Loss kinh doanh một quán rượu có tên gọi là Nick Moore, cách không xa nơi phát hiện thi thể người đẹp xì gà. Bà Loss đã cho biết rằng, một phụ nữ trẻ đã đến quán rượu của bà cùng ăn tối với một người đàn ông vào ngày 25/7. Sau khi dùng bữa tối, hai người đã rời đi. Vào buổi tối hôm đó, bà đã nghe thấy tiếng la hét ở bên ngoài. 

Mặc dù Daniel Payne có bằng chứng ngoại phạm nhưng ông vẫn thuộc diện tình nghi gây ra cái chết của Mary. Tuy nhiên, những tuần sau đó, tinh thần của ông Payne ngày càng suy sụp, xuống dốc không phanh. Ông bắt đầu uống rượu rất nhiều và đã nói rằng nhìn thấy hồn ma của người yêu Maria. Vào ngày 7/10 năm đó, ông đã lên chuyến phà tới Hoboken và uống rượu tại quán rượu của bà Loss. Sau đó, ông rời đi sau khi đã uống rất nhiều. Kế đến, ông đã tự sát bằng cách uống thuốc độc. Trước khi tự sát, ông đã viết một mẩu giấy để lại và cất trong túi có nội dung: “Gửi thế giới này, tôi đang ở nơi đây. Xin Chúa tha thứ cho cuộc đời không đáng có của con”.

Mặc dù một số người coi đó là hành động nhận tội lỗi của Payne nhưng nhiều người lại cho rằng ông không thể chịu đựng nỗi đau mất mát quá lớn khi người yêu bị giết hại nên đã tìm đến cái chết.


Một năm sau khi xảy ra vụ án mạng người đẹp xì gà, bà chủ quán rượu Frederica bị một trong số những người con trai bắn. Khi nằm trên giường bệnh, bà đã nói rằng, Mary và một bác sĩ trẻ đã đến quán của mình vào ngày chủ nhật để phá thai. Khi đó, Mary đã chết do biến chứng lúc phẫu thuật. Thi thể của cô được những người con trai di chuyển ra khỏi quán rượu vào buổi tối hôm đó. Họ đã thả thi thể cô xuống sông.
Quần áo của Mary đầu tiên được vứt xuống ao của một nhà hàng xóm, nhưng sau đó họ cho rằng như thế sẽ không an toàn và đã mang vào rừng và làm như mình tìm thấy chúng ở đó. Bà Loss qua đời sau khi thú nhận điều đó. Tuy nhiên, các chuyên gia phát hiện các dấu tay trên cổ của Mary và thi thể nạn nhân không có dấu hiệu của việc mang thai hay nạo phá thai. Do đó, câu chuyện mà bà Loss kể lúc lâm chung có nhiều điều mâu thuẫn, không logic. 

Cho đến nay, giới chức Mỹ vẫn chưa làm sáng tỏ được bí ẩn vụ án mạng liên quan đến người đẹp xì gà. Năm 1842, Edgar Alan Poe đã cho xuất bản cuốn sách "Mystery of Marie Roget" (Bí ẩn về Marie Rogers) ở Paris, Pháp. Trong đó, tác giả đã liệt kê những đối tượng tình nghi sát hại Mary đó là Daniel Payne, Alfred Crommelin, John Anderson... Thậm chí, đến năm 1955, nhà văn Irving Wallace cho xuất bản cuốn sách "The Fabulous Originals". Trong đó, ông tình nghi nhà văn Poe là hung thủ vụ án mạng người đẹp xì gà.

Thứ Tư, 23 tháng 7, 2014

Bật mí khó đỡ về tên đệm

Những người có tên đệm được cho là thông minh, có thành tích cao hơn, được mọi người tôn trọng và kiếm được nhiều tiền hơn những người chỉ có tên và họ.

Không ai thực sự biết tên đệm xuất hiện từ khi nào. Ban đầu, tên đệm thường xuất hiện trong tên của các nhà quý tộc và thường được viết tắt bằng các chữ cái đầu viết hoa. Thêm vào đó, có nhiều người có khá nhiều tên đệm. Khi người phụ nữ đi lấy chồng, họ sẽ lấy tên thường gọi của họ - được cha mẹ đặt cho làm tên đệm. Hoặc họ có thể lấy thêm tên của gia đình làm tên đệm để phân biệt với một người họ hàng có tên tương tự.

Chúng ta thường trả lời tên và họ của mình khi được người khác hỏi. Tuy nhiên, một nghiên cứu mới chỉ ra rằng, nếu bạn muốn mình trông thông minh, sáng dạ hơn thì bạn nên nói thêm tên đệm của mình, ít nhất là viết tên đệm của mình trong hồ sơ giới thiệu bản thân.

Nhà tâm lý học Wijnand AP van Tilburg và Eric R. Igou đã công bố một báo cáo trong Tạp chí European Journal of Social Psychology. Trong đó, hai nhà tâm lý học đưa ra luận nghiên cứu của họ rằng, tên đệm giúp gia tăng đánh giá tích cực về trí tuệ và thành tích bản thân bạn đạt được.

Kết quả trên có được từ công trình nghiên cứu về việc tên đệm của một người có ảnh hưởng đến nhận thức của người khác như thế nào. Nhóm nghiên cứu đã thực hiện 7 cuộc thử nghiệm để kiểm tra xem tên đệm của một người có ảnh hưởng như thế nào đến địa vị xã hội của họ.

Người có tên đệm thường được đánh giá thông minh hơn, thành đạt hơn. 

Trong một nghiên cứu, các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Limerick đã giới thiệu 48 sinh viên đại học (bao gồm 12 sinh viên nam và 36 sinh viên nữ) cho 4 tổ chức liên quan đến trí thức (ví dụ như Hội đồng nghiên cứu quốc tế) và 4 tổ chức không liên quan đến trí thức như câu lạc bộ Karaoke. Những sinh viên được hỏi rằng liệu họ có trông đợi một người có tên "David F. P. R. Mitchell" sử dụng tên đệm của tổ chức làm tên đệm của mình hay không. Đồng thời, từng sinh viên cũng đánh giá trên thang điểm từ 1-7 về chỉ số thông minh mà họ cảm nhận được từ các thành viên trong nhóm khảo sát. Nhìn chung, các sinh viên đều cho rằng, tên đệm của các tổ chức có mối liên hệ đến trí thông minh.

Trong một nghiên cứu khác, những người tham gia đọc một đoạn viết của một tác giả có tên đệm được viết từ các con số từ 0 - 4 làm tên đệm. Họ đánh giá văn bản trên tích cực hơn khi tên của tác giả có ít nhất một tên đệm. Nhà báo Jennifer Lee đã thêm tên đệm vào tên của mình và hiện mọi người gọi cô là Jennifer 8. Lee.

Từ đó, các nhà nghiên cứu kết luận rằng, tên "Jane F. P. R. Smith" sẽ được đánh giá là người có năng lực trí tuệ và thành tích làm việc cao hơn, được ngưỡng mộ, tôn trọng và kiếm được nhiều tiền hơn so với người có tên là Jane Smith.

Thứ Ba, 22 tháng 7, 2014

Giải câu hỏi hơn 2.000 tuổi: "Vì sao rắn nuốt voi"

Sách Lịch sử tư tưởng Việt Nam cho rằng, rắn nuốt voi là một huyền thoại phổ biến khắp vùng Đông Nam Á cổ cho đến bờ sông Dương Tử.

Trên cán một chiếc dao găm bằng đồng tìm được tại di chỉ văn hóa thời Đông Sơn ở làng Vạc Nghệ An, có hình hai con rắn quấn nhau đang nuốt một con voi. Biểu tượng này cũng được thờ trong dân gian của người Kinh, như ở đình Phố Thắng, huyện Hiệp Hoà, tỉnh Bắc Giang trước đây có thờ hiện vật biểu tượng đôi rắn quấn nhau đang nuốt một con voi bằng gỗ sơn màu gụ.Tìm lời giải cho câu hỏi hơn 2.000 tuổi
Sách Lịch sử tư tưởng Việt Nam cho rằng, rắn nuốt voi là một huyền thoại phổ biến khắp vùng Đông Nam Á cổ cho đến bờ sông Dương Tử. Thế nhưng câu hỏi: "Vì sao rắn nuốt voi" thì đã hơn 2.000 năm qua chưa có ai đưa ra một giả thuyết nào khả dĩ có sức thuyết phục và chấp nhận được.
Theo chúng tôi, người xưa làm biểu tượng, đó đều là vật "hèm" "bùa chú" do giới thầy pháp, thuộc dòng tín ngưỡng tâm linh thực hiện. Vì thế, ý nghĩa của vật "hèm" phải giấu kín nội dung, thì tính linh nghiệm của vật "thiêng" mới màu nhiệm như bánh thánh của người Thiên chúa giáo và nước cành dương của đạo Phật. Đó là những phẩm vật linh thiêng, húy kỵ, không được hỏi về nội dung, không được biết về ý nghĩa. Người đời chỉ biết làm, làm đúng mẫu đã có sẵn, tức là làm theo phong tục, tập quán gồm: Tượng nhà mồ ở Tây Nguyên, hoặc đôi đũa bông và quả trứng trên bát cơm cúng người quá cố ở người Kinh... Nhờ tập quán húy kỵ đó, mà tính truyền kỳ của những vật linh biểu tượng vẫn còn giữ được dáng hình, mẫu mã và thờ tự ở các đền miếu, hội hè đình đám.
Tuy nhiên, tư tưởng của vật "hèm" sẽ được để lộ ra ở một vài biểu tượng khác, song muốn giải mã được ý nghĩa của cái biểu tượng khác ấy, phải qua một cái "bẫy" thần bí. Song nhờ cái "bẫy" thần bí ấy mà vế đối trở nên kỳ bí, u linh làm tăng sự linh nghiệm của vật "hèm". Do đó, nếu ta vượt qua được cái "bẫy" của vật "hèm" thần bí đó, thì nội hàm của vế đáp sẽ hiện ra. Bởi vì, văn hóa biểu tượng bao giờ cũng mang ý nghĩa nội hàm về con người, về xã hội của loài người. Không bao giờ người xưa làm một cái gì để đánh đố người khác, hoặc hiện vật không có ý nghĩa gì. Song do người đời không ai dám tìm hiểu nội dung, ý nghĩa của những vật "hèm" ấy, bởi đó là vật "thiêng" do giới thầy pháp quản lý, cho nên chưa tìm được chìa khoá để tiếp cận nội dung của cổ vật.
Vì thế, nếu chúng ta cứ lấy hình ảnh hai con "rắn quấn nhau" đang "nuốt một con voi" để lý giải theo ý trực quan, thì đó là một biểu tượng bí hiểm, không thể nào hiểu nổi. Nhưng nếu ta đặt biểu tượng này vào trong tọa độ của những mối liên hệ của các biểu tượng khác - nghĩa là lấy nội hàm của một biểu tượng khác làm gương soi, để qua đó mà tìm ra nội hàm của biểu tượng này. Biểu tượng được mượn ấy, đó là dây "Tơ hồng" (cuộn thừng). Vì hình ảnh của đôi rắn quấn nhau là tương đồng với hình ảnh của dây "Tơ hồng", biểu tượng của một đôi vợ chồng. Đôi rắn quấn nhau mà nuốt được voi, đó chỉ là sức mạnh của dây "Tơ hồng". Ca dao có câu: "Thuận vợ thuận chồng/Tát bể đông cũng cạn". Khi vợ chồng thuận hoà thì nước của bể đông còn tát cạn, huống hồ nuốt một con voi thì chẳng thấm vào đâu.


Biểu tượng của sự đoàn kết chiến thắng nỗi sợ hãi

Ta biết rằng, thời cổ xưa ở đương thời, rừng núi rậm rạp, ác thú hoành hành, thì con người quá bé nhỏ. Hẳn trong cuộc sống, tâm lý sợ hãi ác thú luôn luôn ám ảnh tâm trí con người, làm ảnh hưởng đến công việc săn bắt và hái lượm. Do đó, những bậc "trí giả" luôn luôn tìm cách chế ngự loại ác thú, ngoài ra còn nhằm khẳng định tính hơn hẳn của con người trước thiên nhiên và thú dữ; hình ảnh của biểu tượng còn để trấn an cho những ai yếu bóng vía. Phải chăng đó là thời điểm ra đời của biểu tượng "rắn nuốt voi".
Ở đây, sức mạnh của thiên nhiên được thông qua hai con vật là voi và sư tử, loài "chúa tể" sơn lâm: Voi to, khoẻ có thể dùng vòi nhổ cả gốc cây quật nát con người, còn sư tử bản tính hung hãn tàn bạo, háu ăn, chúng có thể xé xác con người ra từng mảnh, nhai ngấu nghiến...
Nhưng cả hai con vật ấy đều bị thua con người bởi hai lẽ. Thứ nhất - Người có trí khôn (lời của trâu nói với hổ trong truyện ngụ ngôn Trí khôn). Thứ hai, người do có trí khôn nên biết bó kết chung lòng chung sức mà thắng được voi và sư tử. Hàm nghĩa đó được biểu đạt trong bốn hiện vật biểu tượng, theo từng cấp độ từ thấp đến cao - đỉnh điểm của hành động là "nuốt" chửng cả con voi - nghĩa là: "Tao ăn thịt mày, chứ không phải mày ăn thịt tao" như trước kia nữa. Tư tưởng đó được thể hiện trong bốn biểu tượng (hình 3, a, b, c).
Hình 3a - khi hai người "chung lưng đấu cật", chứ không quấn nhau - tức là cơ sở của cộng đồng thì có thể nâng bổng được một con voi lên cao khỏi đầu mình, rồi ném nó xuống khe sâu.

Hình 3b khi hai người đã thành dây "Tơ hồng" thì nâng bổng con sư tử lên cao khỏi đầu, rồi ném nó xuống vực thẳm.
Hình 3c là khi vợ chồng như dây "Tơ hồng" quấn quýt như (đôi rắn) thì nâng con voi lên cao và nuốt chửng!

Các biểu tượng về rắn nuốt voi. (Nguồn Phạm Minh Huyền) 

Hình ảnh chỉ có ở văn minh Đông Sơn?
Theo tôi, ý nghĩa của biểu tượng "rắn nuốt voi" có bốn cấp độ. Một là trí khôn của con người. Hai là nói về sự hoà hợp giữa đôi vợ chồng thì "tát bể đông cũng cạn" và "nuốt được cả con voi". Ba là ý chí của cộng đồng "thuận bè thuận bạn, tát cạn bể đông". Bốn là khẳng định sức mạnh của dân tộc, nhờ có "trí khôn" và đoàn kết sẽ chiến thắng thiên nhiên, ác thú và kẻ thù.
Thời đại biểu tượng dây "tơ hồng" và "đôi rắn quấn nhau nuốt voi" đó là thời đại của tập thể và cộng đồng, lấy số đông làm sức mạnh (đi săn bắt thì lấy số đông, đốt lửa, reo hò làm cho thú dữ hoảng loạn). Tập thể cộng đồng đơn vị nhỏ nhất là gia tộc, dòng họ, cao lên là bộ lạc và dân tộc. Tàn dư của tư tưởng cộng đồng mà ta còn thấy ở các dân tộc chậm phát triển, đó là ngôi nhà dài 20 - 30 gian, chiếc ghế dài đến trên 20m... ở người Việt Giao Chỉ có chùa trăm gian...
Rắn và Chim là vật siêu biểu tượng của cả nhân loại, song hình ảnh "đôi rắn quấn nhau nuốt voi" phải chăng chỉ có ở văn minh Đông Sơn, rồi lan toả ra cả vùng phương Nam Bách Việt. Vì thế, biểu tượng đôi rắn quấn nhau nuốt voi được đúc trên cán con dao găm tìm thấy ở làng Vạc, di chỉ nền văn hoá Đông Sơn, quê hương của truyện ngụ ngôn Trí khôn (giữa Người, Trâu và Hổ).

Chức năng thao tác quy định hình dáng, kích cỡ của dao găm: Lưỡi ngắn và nhọn, chuôi dao vừa khớp lòng bàn tay nắm. Đó là những con dao thông thường. Thế nhưng, bên cạnh những con dao thông thường ấy thì đã xuất hiện những con dao găm - biểu tượng: Chuôi dao đúc thành hình phụ nữ xiêm áo là lượt (dao găm Núi Nưa ở Thanh Hoá), hoặc tác thành hình một chàng trai đóng khố khoẻ mạnh (dao găm Thủy Nguyên ở Hải Phòng) và đặc biệt là chuôi dao đúc thành hình đôi rắn quấn nhau và đang nuốt một con voi (hiện vật trưng bày ở Bảo tàng Lịch sử Việt Nam - Hà Nội). Những con dao găm có chuôi như thế đã vượt ra ngoài chức năng thông thường của nó để ngầm mang thông điệp về những tư tưởng của xã hội.

Thứ Hai, 21 tháng 7, 2014

Những bí mật động trời của trận chiến Normandy

Những xe tăng bằng cao su bơm hơi và những khẩu pháo bằng gỗ dán đã khiến quân Đức bị một cú lừa ngoạn mục dẫn đến thua trận Normandy năm 1944.

Tại sao là Normandy?
Ngay từ năm 1942, quân Đồng Minh đã suy nghĩ về nơi tốt nhất để mở mặt trận châu Âu khi có thời cơ. Các giả thiết được xem xét có vịnh Na Uy, vịnh Biscay. Tuy nhiên, sự lựa chọn đã nhanh chóng chuyển sang hoặc là Pas-de-Calais hoặc vịnh sông Seine.

Theo website normandiememoire, Pas-de-Calais đã được xem là lựa chọn số 1 vì địa hình ở đây có một con kênh ngắn tạo điều kiện cho các tàu đổ bộ của Đồng Minh có thể tiến vào dễ dàng. Ngoài ra nó còn là con đường ngắn nhất dẫn tới trái tim của đế chế Đức.

Tàu đổ bộ Mỹ trên bờ biển Normandy tháng 6/1944. Ảnh: Washington Post. 

Trong khi Đồng Minh toan tính như thế thì Bộ Tham mưu Đức cũng nhận ra điều đó cho nên đã củng cố hệ thống công sự ở phòng tuyến Đại Tây Dương và tăng cường lực lượng pháo binh ven biển. Các chỉ huy tối cao của Đức cũng đã triển khai lực lượng lớn với 15 sư đoàn dọc theo tuyến phòng thủ.

Sự bố trí mới của Đức làm địa điểm Pas-de-Calais nhanh chóng bị bác bỏ. Tháng 7/1943 bờ biển Normandie được đề xuất làm địa điểm cho cuộc đổ bộ để mở mặt trận Tây Âu. Một tháng sau việc lựa chọn bờ biển Normandy được quyết định tại hội nghị ở Quebec với sự tham gia của Tổng thống Mỹ Roosevelt và Thủ tướng Anh Winston Churchill.

Khó khăn lớn nhất khi lựa chọn bờ biển Normandy là thời gian chuyển quân sẽ lâu hơn do phải vượt 150 km đường biển và các máy bay sẽ phải chiến đấu phức tạp hơn để hỗ trợ mặt đất. Tuy nhiên địa điểm này có những lợi thế quan trọng. Thứ nhất quân đội Đức đóng ở đây mỏng hơn nhiều vì đã dồn về Pas – de – Calais. Thứ hai là vịnh Seine khá rộng và các bãi biển thuận lợi cho việc đổ bộ.

Sự lựa chọn Normandy là bất ngờ đầu tiên mà Đồng Minh giành cho quân Đức bởi lẽ nó đã đi ngược lại các logic quân sự thuần túy mà quân Đức luôn tông trọng.

Cú lừa ngoạn mục

Sau khi đã lựa chọn bờ biển Normandy làm nơi đổ bộ, quân Đồng Minh vừa tích cực chuẩn bị lực lượng vừa đẩy mạnh các hoạt động nghi binh đánh lừa tình báo quân Đức. Các hoạt động nghi binh ở Normandy có thể nói là một chiến dịch nghi binh được chuẩn bị công phu và tỉ mỉ đến từng chi tiết.

Bên cạnh việc sử dụng tình báo tung tin giả, quân Đồng Minh còn xây dựng một màn kịch lớn để đánh lừa quân Đức. Họ đã rất công phu chế tạo những vũ khí giả bằng gỗ, cao su, giấy bồi rồi đem tập kết một cách lộ liễu ở khu vực Kent – nơi đối diện với Pas-de-Calais làm như họ chuẩn bị vượt qua eo biển Măng-Xơ để tấn công.

Pháo giả bằng gỗ dán do quân Anh chế tạo để lừa quân Đức. Ảnh: Normandiememoire.

Quân Đồng Minh cũng đã tìm mọi cách tạo thuận lợi cho các máy bay trinh sát Đức bay vào vùng tập kết giả. Ở trong đó, người ta dựng ra các xe tăng và pháo bằng cao su và gỗ dán. Thậm chí cả các tàu đổ bộ to lớn cũng được làm giả để đánh lừa quân Đức. Một máy bơm dầu khổng lồ được làm từ giấy bồi dược dựng lên gần Dover trong khi rất nhiều xe tăng bằng cao su bơm hơi và các xe pháo bằng gỗ dán xếp hàng dài hai bên đường. Vào ban đêm một đoàn xe tải chạy qua lại trong khu vực và các máy thông tin vô tuyến cố định vẫn hoạt động y như là có các đơn vị đang hoạt động thực sự.

Trong cuốn 100 câu chuyện thú vị nhất về chiến tranh chưa từng kể của Rick Beyer do Nxb Từ điển bách khoa ấn hành cũng có viết về kế hoạch nghi binh của Đồng Minh. Tài liệu này cho biết:

Mùa xuân năm 1944, tư lênh quân Đồng minh Dwight Eisenhower trao cho tướng George Patton một đội quân hùng hậu làm tiên phong trong cuộc tấn công nước Pháp. Tập đoàn quân số 1 của Mỹ bao gồm 11 sư đoàn đã tập kết gần rặng Đá trắng thuộc Dover, sẵn sàng vượt qua eo biển Măng – Xơ tiến vào nước Pháp ở Pas-de-Calais. Nhưng đó không phải là một đạo quân thực.

Xe tăng bằng cao su bơm hơi. Ảnh: Normandiememoire. 

Phe đồng minh muốn thuyết phục Hitler tin rằng cuộc tiến công được lên kế hoạch chỉ là nghi binh, rằng cuộc tiến công thực sự sắp diễn ra cách đó hơn 160 km, gần Cherbourg. Và thế là chiến dịch Thủy ngân bắt đầu.
Các nhà thiết kế từ hãng Shepperton Studios nổi tiếng ở London đã vẽ ra cả một đội quân lớn ở nơi không có 1 người lính nào. Họ tạo những tiểu đoàn xe tăng bằng cao su và các trung đoàn lính bộ binh bằng gỗ. Những chiếc máy bay bằng vải bạt đậu trên đường băng giả, bến cảng đầy những chiếc thuyền giả. Các nhân viên điện đài gửi đi một lượng lớn thông tin giả, những mệnh lệnh phát ra và gửi tới những đơn vị không hề tồn tại.

Một giáo sư kiến trúc ở Viện Hoàng gia Anh đã sử dụng những ống cống vỡ và những bồn chứa dầu cũ han gỉ để tạo nên một nhà máy lọc dầu giả. Những chiếc máy tạo gió trong phim trường thổi từng đám mây bụi lên cảnh tượng đó, khiến trông như là việc đang được tiến hành gấp rút.

Trò lừa bịp này đã hoàn toàn qua mắt được Hitler. Sau khi quân Đồng Minh tràn lên bờ biển Normandie vào ngày 6/6, quân Đức vẫn để các sư đoàn thiết giáp ở trạng thái dự bị để chờ cuộc tấn công từ đạo quân ảo. Điều đó đã giúp Đồng minh có thời gian củng cố vị trí đổ bộ và bảo đảm thắng lợi cho cuộc đổ bộ này”.
Cú nghi binh này còn hoàn hảo đến nỗi cho đến trước khi cuộc đổ bộ diễn ra, Tổng thống Chính phủ lưu vong Pháp De Gaulle đã lên đài phát thanh Anh tuyên bố có cuộc đổ bộ vào bờ biển Normandy nhưng Hitler vẫn không tin. Thậm chí Hitler còn tin tưởng rằng việc đó cũng chỉ là một trong các cố gắng nghi binh của Đồng Minh để kéo quân Đức ra khỏi Pas-de-Calais.

Sáng 6/6/1944, quân Đồng Minh đã sử dụng gần 7000 tàu thuyền lớn nhỏ để đổ bộ hơn 150.000 quân lên bờ biển Normandy. Trên không, lực lượng quân Đồng Minh hoàn toàn làm chủ bầu trời với 12000 máy bay dùng cho việc thả lính dù, ném bom chế áp quân Đức và cả không chiến tiêu diệt máy bay tiêm kích Đức.
Sau 2 tháng chiến đấu, quân Đồng Minh đã đập tan tuyến phòng thủ Đại Tây Dương của quân Đức, giải phóng nước Pháp và tiêu diệt gần như hoàn toàn Cụm Tập đoàn quân B của Đức đẩy quân Phát Xít tiến nhanh hơn đến sự diệt vong góp phần sớm kết thúc Chiến tranh thế giới thứ II.

Thứ Năm, 17 tháng 7, 2014

Bí ẩn cái chết của triệu phú giàu có nhất Bahamas

Triệu phú Harry Oakes bị giết hại ngay tại nhà riêng ở đảo Nassau thuộc bang Bahamas năm 1943. Thi thể của ông gần như cháy thành than.

Người đàn ông giàu nhất ở Bahamas là Harry Oakes được tìm thấy chết tại nhà riêng vào sáng 8/7/1943. Dường như triệu phú này bị đánh vào đầu trước khi chết do có những vết thương ở trên đầu và bị tẩm xăng khiến cơ thể cháy gần thành than. Nhiều nơi trong căn nhà của triệu phú này cũng bị tưới xăng. Dường như tên sát nhân muốn thiêu rụi căn nhà, thi thể ông Harry và phá hủy mọi dấu vết. Tuy nhiên, vì lý do nào đó mà kế hoạch không thành công.

Triệu phú Harry bị giết hại dã man ngay tại ngôi nhà của mình nhưng cho đến nay, hung thủ vẫn chưa bị bắt.
Harry Oakes đã trở nên giàu có bằng việc tìm ra các mỏ vàng ở Canada trước khi chuyển đến hòn đảo Nassau thuộc bang Bahamas để sinh sống nhằm trốn tránh việc nộp các loại thuế. Cái chết đầy bí ẩn của vị triệu phú này đã làm dấy lên những tin đồn rằng một số những người giàu có và quyền lực nhất Nassau, gồm cả Toàn quyền Bahamas, Công tước Windsor - người đã từ bỏ ngai vàng nước Anh để lấy Wallis Simpson có liên quan đến vụ án mạng của ông Harry. Ngoài ra, ông trùm tội phạm khét tiếng Charles Lucky Luciano hay Bá tước Marie Alfred Fouquereaux de Marigny cũng nằm trong diện tình nghi. 

Khi còn sống, ông Harry chưa bao giờ hài lòng với Bá tước Marigny. Vị bá tước này sẽ được thừa hưởng tài sản của ông Harry khi vị triệu phú này qua đời. Chính vì vậy, cơ quan chức năng cho rằng, Bá tước Marigny có động cơ để ra tay sát hại dã man triệu phú Harry. 

Cụ thể, cơ quan điều tra tìm thấy dấu vân tay của Bá tước Marigny tại hiện trường vụ án. Vì vậy, Bá tước Marigny đã bị bắt giữ và đem ra tòa xét xử. Tại tòa, thám tử tư của Bá tước Marigny đã đưa ra bằng chứng dấu vân tay được tìm thấy tại hiện trường không đủ sức thuyết phục nên đã được thả ra.

Một nghi can khác trong vụ án mạng của triệu phú Harry đó là đối tác kinh doanh của nạn nhân có tên Harold Christie. Harold đã nghỉ qua đêm tại nhà của nạn nhân đêm hôm xảy ra án mạng. Ông Harold khai rằng đã ngủ đêm tại đây và không nghe thấy tiếng động gì kỳ lạ vào thời điểm ông Harry bị giết hại. 

Tuy nhiên, người ta nghi ngờ ông Harold có động cơ giết người vì ông nợ nạn nhân một khoản tiền mà không có khả năng hoàn trả. Nhiều đối tượng tình nghi đã được đưa ra để xem xét, điều tra nhưng cơ quan chức năng vẫn chưa tìm ra hung thủ đã sát hại triệu phú Harry. Vì vậy, nó trở thành một trong những vụ án mạng bí hiểm nhất thế giới.

Chuyến thám hiểm “con đường tơ lụa” vĩ đại trong lịch sử

Nhà thám hiểm người Italy Marco Polo đã sử dụng con đường tơ lụa để khám phá nhiều vùng đất mới cũng như được Hốt Tất Liệt phong chức quan.

Marco Polo (1254-1324) có lẽ là nhà thám hiểm phương Tây nổi tiếng nhất đã đi qua con đường tơ lụa. Ông đã có chuyến thám hiểm kéo dài 24 năm để thăm thú, trải nghiệm những điều mới mẻ ở châu Á. Chính vì vậy, ông đã thu hoạch được rất nhiều điều hữu ích, có nhiều bài viết có sức ảnh hưởng lớn. Cuộc hành trình của ông thông qua Châu Á kéo dài 24 năm. Thậm chí, ông còn trở thành người thân tín của Hốt Tất Liệt (1214-1294) khi được phong một chức quan. Khi trở về, ông được tặng nhiều sản vật Trung Quốc quý giá và thu hoạch được lượng lớn kiến thức của những vùng đất mới đã đi qua.


Vào cuối năm 1271, Polo (17 tuổi) đã bắt đầu hành trình khám phá miền đất mới ở phía đông cùng với những người anh em ruột và 2 thầy ròng. Họ mang theo Marco Polo và anh trai. Tuy nhiên, hai thầy ròng giữa đường đã quay trở về sau khi đi đến vùng chiến sự. Không quản ngại khó khăn, nguy hiểm, hai anh em nhà Polo tiếp tục hành trình. Họ đã đi qua Armenia, Ba Tư, Afghanistan, Pamirs và tuyến đường dọc theo Con đường tơ lụa để tới lãnh thổ Trung Quốc.


Khi anh em nhà Polo đặt chân đến sa mạc Taklamakan (hay còn gọi lòng chảo Taim), họ đã băng qua khu vực khô cằn đó ở phía Nam rồi đi qua Yarkand, Khotan, Cherchen và Lop-Nor. Con mắt của Polo vô cùng tinh tường khi nhận ra những đặc điểm nổi bật, ấn tượng nhất của mỗi vùng đất đã đi qua. Cụ thể, khi đi qua Yarkand, ông đã miêu tả người dân địa phương bị bướu cổ mà Polo cho rằng nguyên nhân xuất phát từ nguồn nước.

Khi đi qua các con sông ở tỉnh Pem, nhà thám hiểm trẻ tuổi đã tìm thấy "những phiến đá gọi là ngọc thạch anh" có mối liên hệ với ngọc bích.

Còn tại vùng đất Pem, Polo miêu tả: "Khi chồng của một phụ nữ đi xa nhà trong 20 ngày, người vợ nhanh chóng lấy chồng khác. Điều này hoàn toàn phù hợp với tục lệ địa phương. Và người chồng khi trở về cũng làm điều tương tự đó là lấy vợ mới".


Nhà thám hiểm Polo đã có chuyến thám hiểm thú vị qua con đường tơ lụa. 
Trong chuyến hành trình thám hiểm châu Á, nhà thám hiểm Polo đã đặt chân đến vùng đất Mông Cổ để khám phá, tìm hiểu cuộc sống của người dân nơi đây cũng như sự trỗi dậy của đế chế Mông Cổ. Thêm vào đó, ông cũng tìm hiểu cuộc sống của Thành Cát Tư Hãn. Cụ thể, Polo miêu tả nghi thức tang lễ dành cho Thành Cát Tư Hãn vô cùng tráng lệ, với đoàn người đưa tiễn vô cùng đông đảo.

Polo cũng viết về cuộc sống của người dân Mông Cổ và những phong tục tập quán địa phương. Một trong những điều gây ấn tượng đặc biệt đối với nhà thám hiểm trẻ tuổi này là cách thức mà những phụ nữ Mông Cổ chia sẻ công việc của mình với đấng mày râu. Polo miêu tả những người đàn ông Mông Cổ không đoái hoài gì đến việc khác ngoại trừ săn bắn, chiến tranh và kỹ thuật nuôi, bắt chim ưng.

Ông Polo cũng vô cùng ấn tượng về hôn nhân của người Mông Cổ. Theo đó, nam giới Mông Cổ có thể lấy nhiều vợ và có thể lấy bất cứ người nào mà họ thích. Thậm chí, khi người chủ gia đình qua đời, người con trai nhỏ tuổi nhất trong nhà sẽ lấy vợ của bố nhưng người phụ nữ đó không phải mẹ ruột. Một người đàn ông cũng có thể "cướp" vợ của anh em trai nếu người đó trở thành góa phụ.


Trong suốt một thời gian dài ở Cathay, nhà thám hiểm Polo đã có nhiều cuộc trò chuyện với Hốt Tất Liệt. Do biết 4 ngoại ngữ, Polo được Hốt Tất Liệt trọng dụng và phong chức quan cho ông trong hệ thống luật pháp. Ông cũng đảm nhiệm vai trò này khi ở Miến Điện và Ấn Độ.

Nhà thám hiểm trẻ tuổi Polo đã phụng sự cho Hốt Tất Liệt trong 17 năm và tích cóp được một số lượng lớn của cải, trang sức và vàng. Polo lo sợ Hốt Tất Liệt lúc đó đã hơn 70 tuổi có thể ra đi bất cứ lúc nào sẽ dẫn đến việc ông không thể trở về nước cũng như mang số tài sản đó rời khỏi Mông Cổ. Vì vậy, để đề phòng bất chắc, ông đã xin Hốt Tất Liệt trở về quê hương sau khi hộ tống đoàn rước đưa công chúa Mông Cổ Kokachin kết hôn với hoàng tử Ba Tư Arghun.

Theo một số truyền thuyết, món mì Ý chính là mì của Trung Hoa đã được Marco Polo đem về Italy thông qua con đường tơ lụa. Sau này, nhà thám hiểm tài ba trên đã viết lại cuộc hành trình thám hiểm châu Á thú vị của mình trong cuốn sách có tên "Marco Polo du ký" và trở thành nhà thám hiểm vĩ đại của nhân loại.

Thứ Ba, 15 tháng 7, 2014

Bí mật ít biết về vùng đất thiêng Tây Tạng

Đến tận hôm nay, trong lòng Tây Tạng vẫn còn ẩn chưa rất nhiều điều bí ẩn mà con người chưa thể khám phá.

Với nhiều người xưa, vùng đất Tây Tạng (Trung Quốc) - mái nhà của thế giới là một mảnh đất huyền bí, thu hút bước chân của biết bao người. Đến tận hôm nay, trong lòng Tây Tạng vẫn còn ẩn chưa rất nhiều điều bí ẩn mà con người chưa thể khám phá.

Từ năm 1784, Trung Quốc đã bắt đầu có những ghi chép về "dã nhân" - sinh vật nửa người nửa thú. Những năm gần đây liên tiếp có những báo cáo về việc gặp "dã nhân" tại khu vực dãy núi Himalaya và câu chuyện về "dã nhân" Tây Tạng đã trở thành 1 trong 4 sự kiện bí ẩn của thế giới. Mặt khác, trên độ cao 5.000m trở lên ở Himalaya thường xuất hiện những đốm đỏ như máu, nhìn xa tuyết có màu đỏ. Những đốm đỏ này do các loại tảo như tảo tuyết y, tảo lục cầu, tảo sợi tuyết sinh kết hợp thành nhưng vẫn khiến nhiều người tò mò về loại tuyết lạ kỳ này.

Người dân tộc Tạng cho rằng, vạn vật trên thế gian đều phải nghe theo sự sai khiến của thần linh.

Tại vùng đất này cũng lưu truyền một sự kiện kỳ lạ về "Người cầu vồng" xảy ra vào năm 1998 tại Kham, khu vực hẻo lánh phía đông Tây Tạng. Đó là sự biến mất của vị Lạt ma Khenpo A-chos. Ông là một trong các vị Lạt ma có uy tín nhất trong vùng, thường xuyên thuyết giảng về Đạo Phật. Vào tuổi 80, vị Lạt ma vẫn hoàn toàn khoẻ mạnh. Một hôm, Lạt ma Khenpo A-chos lên nằm trên giường của mình, miệng lẩm bẩm câu thần chú Tây Tạng "Om mani padme hum" và qua đời. Ngay sau đó, cầu vồng xuất hiện trên căn phòng nhỏ của ông suốt cả ngày.

Những người học trò của Khenpo A-chos tổ chức lễ cầu kinh để linh hồn người thầy siêu thoát. Nhưng hiện tượng lạ thường đã xảy ra: da thịt của vị Lạt ma bắt đầu hồng hào trở lại. Một tuần sau, khi mở tấm áo bọc thi thể vị Lạt ma, người ta chỉ thấy vài sợi tóc còn sót lại trên gối, thi thể của Khenpo A-chos đã hoàn toàn biến mất. Từ đó người Tây Tạng gọi ông là "Người cầu vồng". Câu chuyện thần bí lan ra khắp nơi khiến cha Francis Tiso - một cha đạo dòng Thánh Benedict tại Mỹ khi nghe được cũng phải thốt lên: "Đây là sự giao hòa giữa cái có thể và không thể, giữa một con người hiện hữu và con người siêu phàm. Một ngày nào đó chúng ta sẽ tìm được cơ sở để chứng minh rằng nó có thật".

Dưới sự chi phối của quan niệm tôn giáo nguyên thủy, người dân tộc Tạng cho rằng, vạn vật trên thế gian đều phải nghe theo sự sai khiến của thần linh. Vì vậy, theo họ, phù thủy, người chủ trì lễ tế của người Tạng nguyên thủy rất thần thông, có thể nói chuyện với quỷ thần, truyền đạt ý dân và chỉ thị của thần thánh, có thể dự đoán cát, hung, họa, phúc, trừ bỏ tai ương, bệnh tật … Họ là cầu nối giữa người và thần, có uy lực cao siêu.

Tuy nhiên, điều khắc nghiệt nhất về mảnh đất này là tại một đỉnh núi cao nguyên Thanh Tạng, nơi diễn ra nghi thức Thiên táng. Theo tín ngưỡng người Tạng, kền kền là chim thần. Thiên táng chính là một cách bố thí cao cả nhất của những Phật tử dành cho loài chim thần này. Mặc dù chính quyền Trung Quốc đã cấm những tập tục này, nhưng về cơ bản, người Tạng tin rằng, mảnh đất của họ là mảnh đất thiêng. Nơi đây, họ khắc kinh lên đá, đọc kinh phật hàng ngày, sống theo đạo tự nhiên của trời đất, quỳ lạy những ngọn núi thiêng hùng vĩ tượng trưng cho những vị thần... Sự văn minh chỉ xâm nhập ở mức độ gia dụng, không thể thay đổi thói quen tín ngưỡng và lối sống hàng ngàn năm của họ.

Thứ Hai, 14 tháng 7, 2014

Tiết lộ giật mình về tỷ phú độc tài Hitler

Dù tuyên bố trong di chúc rằng chỉ có lượng tài sản vô cùng khiêm tốn nhưng thực tế,trùm phát xít Hitler có hơn 6 tỷ USD.

Tổng số tài sản của trùm phát xít Hitler được trải dài qua bất động sản, nghệ thuật và tiền mặt. Trong đó, bất động sản của Hitler có giá trị khoảng 800.000 USD. Thông tin trên do lực lượng quân đồng minh phát hiện được sau khi Hitler chết. Khi còn sống, Hitler luôn tuyên bố không quan tâm mấy đến tiền bạc. Thậm chí, có lần trùm phát xít còn tuyên bố "không xu dính túi".




Vào thời điểm Hitler lên nắm quyền lực tối cao ở Đức và lên kế hoạch thống trị châu Âu, trùm phát xít này đã từng bước làm giàu cho bản thân. Cụ thể, Hitler đã bỏ túi nhiều tác phẩm nghệ thuật có giá trị từ những cuộc chiến, chuyển hàng triệu USD vào tài khoản cá nhân thông qua các kế hoạch mua sắm cho chính phủ cũng như lấy tiền bản quyền hình ảnh của ông xuất hiện trên những con tem.




Chưa dừng lại ở đó, Hitler còn trốn nộp thuế. Mới đây, một kênh truyền hình của Anh tiết lộ trùm phát xít đã trốn nộp 3 triệu USD tiền thuế thu nhập. Có lẽ, vào lúc đang đương chức, trùm phát xít Hitler tự quyết định cho mình đặc quyền không phải nộp thuế.




"Hitler cảm thấy rằng không cần phải nộp thuế. Ông ấy rất yêu tiền và chưa chuẩn bị để làm gì với khối tài sản kếch xù đó", Cris Whetton - tác giả cuốn sách Hitler’s Fortune cho biết.




Rất nhiều tiền bạc của Hitler được trùm phát xít này đầu tư vào bất động sản. Số tiền đó ước tính đạt hơn 200 triệu USD, chủ yếu dùng vào việc cải tạo vùng nông thôn Berchtesgaden sử dụng khi "về hưu". Hitler đã đầu tư xây dựng khu hỗn hợp gồm 30 phòng, trang trí các phòng bằng thảm Ba Tư, thảm trang trí... 



Godfrey Barker - một sử gia trong lĩnh vực nghệ thuật, cho biết khả năng đánh giá các tác phẩm nghệ thuật của Hitler đã giúp ông thu thập được một bộ sưu tập cá nhân tuyệt đẹp có trị giá lên đến hàng trăm triệu đô la.




"Hitler là người đàn ông muốn thống trị thế giới và chỉ thể hiện khuôn mặt đó trước cả thế giới. Đây là người đàn ông có một số điều mà nhiều người không thể hiểu được. Trái tim đang đập của ông đã làm tất cả vì nghệ thuật...




...Ông đã tổ chức các bữa tiệc tối tại Berchtesgaden mà nghệ thuật được ông và các vị tướng dự tiệc thoải mái bình luận. Dacau là một ngôi làng ở phía nam Munich là nơi Hitler xây dựng các trại tử thần cũng là ngôi nhà nghệ thuật của ông", ông Godfrey cho biết. 




Ông Godfrey cũng ước tính rằng khoảng 3.000 bức tranh trong bộ sưu tập 8.500 tác phẩm nghệ thuật của ông có giá hàng triệu đô la mỗi bức. 

Thứ Ba, 8 tháng 7, 2014

“Ông tổ” thám tử Việt Nam là ai?

Theo tài liệu báo chí cũ, một trong những người làm nghề thám tử tư đầu tiên ở VN là ông Lê Văn Lương.
Theo tài liệu báo chí cũ, một trong những người làm nghề thám tử tư đầu tiên ở VN là ông Lê Văn Lương với văn phòng thám tử tư đặt tại 109A Pasteur, Sài Gòn cũ mang tên “Lelion Lefort Agency” mà ông khởi nghiệp từ năm 1962.

Thám tử Lê Văn Lương thời trai trẻ. 

Ông Nguyễn Hữu Vinh, giám đốc Công ty Điều tra & bảo vệ - V, trao cho chúng tôi một địa chỉ và chúng tôi tìm về quê ông Lê Văn Lương tại thôn Kim Thượng, xã Kim Bình, Kim Bảng (Hà Nam)...

Đường về xã Kim Bình len lỏi qua những cánh đồng lúa bát ngát xanh đương thì con gái ngào ngạt hương trong tiết thu chiều. Địa chỉ hỏi thăm là nhà bà Tâm, mẹ ông giáo Chinh. Một cô gái đưa chúng tôi đến tận cánh cổng đung đưa bao nhiêu hoa và nói: nhà bà Tâm đây!

Một bà già mở cổng đưa chúng tôi theo con đường gạch nhưng ngược dốc dẫn vào căn nhà nhỏ đơn sơ, tĩnh lặng khác thường. Bên phải bộ bàn ghế cũ kỹ chơ vơ đĩa ấm chén con là chiếc giường buông màn lặng lẽ đến ái ngại. Bà già mở cổng ban nãy khẽ khàng gọi vọng vào màn: “Mẹ ơi, nhà ta có khách!”.

Tấm màn hơi chao động, một cụ bà gầy guộc nhỏ bé run rẩy vén màn. Bà ngước cặp mắt đục mờ nhìn chúng tôi như cố bày tỏ sự mừng rỡ. Người đi cùng tôi hôm đó là nhà báo già Thuận Giang, là bạn của con cụ. Ông Thuận Giang nói: “Đây là vợ cả cụ Lương, bà Lê Thị Tâm”.

Hôm nay là ngày giỗ cụ Lương, trên bàn thờ là di ảnh người đàn ông quắc thước đạo mạo chừng ngoài 70 tuổi. Gương mặt chữ điền, miệng rộng, trán cao và mái tóc bạc trắng của ông không giấu được nét kiêu bạc và chất phong trần một đời trai. Bên cạnh bàn thờ ông là tấm bằng tiến sĩ danh dự của Trường đại học Los Angeles cấp cho ông. Chúng tôi xin phép bà Tâm thắp cho ông nén nhang và nghe câu chuyện về cuộc đời của một “ông tổ” thám tử VN.

Ông Lê Văn Lương sinh năm 1913 trong gia đình có truyền thống nho học tại chính căn nhà này. Năm 17 tuổi, ông lấy bà Lê Thị Tâm là người khác thôn nhưng cùng xã, cùng tuổi và xinh đẹp nhất vùng. Ông Lương làm nghề dạy học, vợ trồng lúa, dệt cửi. Cuộc sống êm đềm như bóng tre mùa thu. Nhưng khát vọng đã căng đầy trong huyết quản chàng trai trẻ.

Sau đó ông Lương rời quê, xa vợ con lên Hà Nội học. Những năm tháng ở đất phồn hoa ông Lương đã quen cô Tường Vi xinh đẹp, đài các và học giỏi. Tường Vi lại là con nhà thế phiệt trâm anh. Anh trai cô chính là quốc vương Bảo Đại. Hai người tâm đầu ý hợp và ông Lương đã đưa Tường Vi về quê tổ chức đám cưới, bất chấp sự phản đối của gia đình.
Sống ở Hà Nội một thời gian, ông Lương vào làm giáo viên Trường Quốc học Vinh, rồi Quốc học Huế. Tuy là người có máu phiêu bạt phong tình nhưng ông Lương không bao giờ đắm chìm trong thanh sắc mà lúc nào cũng học hỏi, tìm tòi, khao khát vươn lên.

Khi vào tới Sài Gòn, ông Lương lấy thêm hai bà vợ. Bà vợ tư tên là cô Nhiều, ở hẻm Kỳ Đồng nên gọi là Tư Kỳ Đồng. Lúc này ông đã học thành thạo năm thứ tiếng: Anh, Pháp, Trung, Nhật, Nga cùng nhiều bằng cấp về luật pháp, kinh tế và võ thuật.

Ông Lương đưa hai con của vợ cả vào cùng ở nhưng rồi ông bị chính quyền thân Pháp bấy giờ bắt giam vì đã có thời ông làm giáo viên dạy tiếng Nhật. Thoát khỏi chốn lao lung, gia đình tan nát, ông Lương làm đủ thứ nghề, thịnh vượng nhất là khi ông làm luật gia với văn phòng tư vấn pháp lý. Từ văn phòng này ông Lương thường xuyên sang Hong Kong tìm hiểu nghề thám tử tư.

Đến năm 1962 ông mở văn phòng thám tử tư tiếng tăm nhất Sài thành và trở thành một trong những người nắm giữ nhiều thông tin làm ăn và đấu đá của giới doanh nhân, chính khách chóp bu của chế độ Sài Gòn.

Theo lời kể của nhà báo Thuận Giang, ở Sài Gòn thời ấy, tòa nhà số 109A đẹp nhất phố Pasteur có nhiều gia đình đang ở, đã được bán cho một ông chủ với giá 300 lượng vàng. Ông chủ đập nhà cũ và xây nên tòa nhà lộng lẫy hơn xưa nhiều phần rồi treo lên tấm biển Lelion Lefort Agency và hàng chữ tiếng Việt là Văn phòng thám tử tư.

Người ta thường thấy lui tới đây một người đàn ông cao lớn, đạo mạo đi chiếc xe hơi hiệu Mercedes SE 280, một trong ba chiếc xe sang trọng nhất Sài Gòn bấy giờ. Hai chiếc xe còn lại do ông chủ hãng xây dựng người Pháp và Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu sở hữu.


Theo nhà báo Thuận Giang, thám tử Lê Văn Lương đã điều tra nhiều vụ việc tham nhũng, buôn lậu nổi tiếng trong bộ máy giới chức và kinh doanh ở Sài Gòn thời bấy giờ. Tại tòa nhà rộng mấy trăm mét vuông đó luôn có những ông bảo vệ, bà bán nước, người trực cầu thang là tai mắt của thám tử Lương. Văn phòng thám tử này thịnh vượng hàng chục năm trời và trở thành một thế lực trong xã hội Sài Gòn cũ.

Nhà báo Thuận Giang còn cho biết chính ông được ông Lương tâm sự về ý tưởng làm thám tử của mình. Thuở nhỏ ông Lương rất ngưỡng mộ tác phẩm Thám tử Lê Phong của Thế Lữ. Hình tượng thám tử Lê Phong khắc sâu vào tâm trí con người giàu nhiệt huyết, trí tuệ và máu giang hồ này nên đến khi có thể thì ông đã biến giấc mơ thời trai thành hiện thực. Và ông Lương lấy tên cửa hiệu Lelion Lefort Agency có nghĩa là Hãng Lê Lương - Lê Phong.

Tâm nguyện đó ít người được biết, nhưng sau này cháu đích tôn ông Lương mở một cửa hiệu kinh doanh trên đường Hoàng Hoa Thám, Hà Nội cũng lấy tên cửa hiệu Lê Phong.

Ở Sài Gòn, văn phòng thám tử của ông Lương hoạt động đến năm 1974 thì đóng cửa. Năm 1979, khi gần sang tuổi thất thập, ông lại một lần nữa phiêu bạt xứ người, sang Canada sinh sống. Cánh chim giang hồ tung bay bốn biển năm châu nhưng đến những năm cuối đời lại hướng về quê nhà. Năm 1995 khi 82 tuổi, ông trở về đúng căn nhà xưa ở nơi chôn nhau cắt rốn cùng người đàn bà đầu tiên của đời mình đã vò võ đợi ông gần một thế kỷ.
Năm 2001 thám tử Lê Văn Lương qua đời và được mai táng tại quê nhà…

Tiết lộ nóng hổi về UFO những năm 1950

Sự thực về những vật thể lạ được cho là UFO gây rúng động dư luận Na Uy vào những năm 1950 mới được Mỹ tiết lộ.

Vào những năm 1950, những hình ảnh về vật thể lạ xuất hiện trên bầu trời Na Uy đã được nhiều nhân chứng nhìn thấy, trong đó có cả một số phi công. Khi đó, nhiều nhân chứng suy đoán vật thể lạ là của người ngoài hành tinh.

Nhưng sự thật về vật thể lạ trên mới được giới chức Mỹ giải thích tường tận. Cụ thể, CIA đã tiết lộ rằng vật thể lạ không phải là của người ngoài hành tinh. Đó thực chất là mẫu máy bay bí mật U-2 của Mỹ.

"Hẳn mọi người vẫn còn nhớ những báo cáo về hiện tượng kỳ lạ xuất hiện bất thường trên bầu trời vào những năm 50? Đó chính là chúng tôi", CIA cho biết.

Vào những năm 1950, người dân Na Uy báo cáo về việc nhìn thấy những vật thể lạ bị nghi là UFO...

Ban đầu, mọi người biết đến vật thể lạ đó xuất phát từ chiến dịch Blue Book năm 1969. Đó thực chất là một hệ thống nghiên cứu nhiều báo cáo về UFO nhằm phát hiện những mối nguy hiểm tiềm ẩn có khả năng đe dọa đến tình hình an ninh quốc gia.

Cuối cùng dự án này xác định rằng, trong số 12.618 báo cáo về UFO mà họ thu thập được thì gần như tất cả trong số đó thực chất là các hiện tượng tự nhiên như mây hoặc máy bay thông thường.

Tuy nhiên, một số báo cáo tiết lộ rằng "vật thể lạ" mà một số người nhìn thấy là máy bay trinh sát tầm cao như U-2, A-12.

Trên thực tế, "những vật thể lạ" ấy lại là những mẫu máy bay bí mật của Mỹ.

Những chiếc máy bay bí mật đó có thể bay ở độ cao trên 18.000m nhưng vào thời điểm đó, chính phủ các nước đã giữ kín thông tin về chúng trước công chúng. Chính vì vậy, nhiều phi công đã không hề nghĩ rằng phương tiện con người tạo ra có thể bay cao đến như thế.

"Vào giữa những năm 1950, hầu hết các máy bay thương mại thường bay ở độ cao từ 3.000m - 6.000m. Trong khi đó, máy bay quân sự như B-47 và B-57 hoạt động ở độ cao dưới 12.192m. Chính vì vậy, khi một chiếc U-2 bay ở độ cao trên 18.000m, cơ quan kiểm soát không lưu bắt đầu nhận được ngày càng nhiều báo cáo về sự xuất hiện của UFO", CIA tiết lộ.

Mặc dù CIA biết những báo cáo về UFO thực chất là những mẫu máu bay của họ nhưng giới chức Mỹ đã không tiết lộ sự thật đó với công chúng.

Tuy nhiên, một chuyên gia về UFO lại không tin vào lời tuyên bố giật gân này của CIA.

"Thật là mỉa mai, CIA bây giờ lại tuyên bố những UFO xuất hiện trên bầu trời thực ra là máy bay U2 bí mật của họ. Ngay từ đầu năm 1962, một kỹ sư Mỹ có tên Leon Davidson đã cảnh báo rằng, CIA đã cho thế giới thông tin sai lệch để duy trì quan điểm cho rằng UFO là phương tiện của người ngoài hành tinh", Nigel Watson - tác giả "UFO Investigations Manual" cho biết.

Thứ Tư, 2 tháng 7, 2014

Tiết lộ “động trời” đạo quân Đức quốc xã sau CTTG 2

Sau chiến tranh thế giới 2, các cựu thành viên Quân đội Đức quốc xã thành lập một đội quân bí mật để bảo vệ đất nước khỏi Liên Xô.

Gần 6 thập kỷ sau khi chiến tranh thế giới 2 kết thúc, tài liệu gồm 321 trang không được mọi người chú ý đã tiết lộ sự tồn tại của một tổ chức gồm khoảng 2.000 cựu sĩ quan, cựu chiến binh của Quân đội Đức quốc xã (tồn tại từ năm 1935-1945). Tổ chức này được thành lập vào năm 1949 mà không có sự đồng thuận từ chính phủ Đức, quốc hội nhằm phá vỡ khối liên minh của các lực lượng đang đóng quân ở Đức thời đó (Đông Đức là Liên Xô, Tây Đức là Mỹ và đồng minh NATO).

Mục tiêu của những cựu binh sĩ phát xít Đức đó là bảo vệ đất nước non trẻ Tây Đức chống lại sự "xâm lược" của phe xã hội chủ nghĩ Đông Âu trong giai đoạn đầu của Chiến tranh Lạnh và tại mặt trận trong nước, họ sẽ chống lại những người thuộc phe Cộng sản trong trường hợp xảy ra một cuộc nội chiến.
Tổ chức bí mật này cũng thu thập thông tin về các chính trị gia thuộc các đảng cánh tả như Fritz Erler thuộc Đảng Dân chủ Xã hội (SPD), Joachim Peckert - người sau này đã trở thành một quan chức cao cấp làm việc tại Đại sứ quán Tây Đức ở Moscow, Nga trong những năm 1970.

Trong những năm sau khi kết thúc chiến tranh thế giới 2, cựu binh sĩ Đức quốc xã đã tụ họp, thành lập đội quân bí mật. 
Theo một số tài liệu, Thủ tướng Đức Konrad Adenauer đã không phát hiện ra sự tồn tại của tổ chức phi quân sự bất hợp pháp trên mãi cho tới năm 1951. Khi đó, ông đã không thể đưa ra quyết định tiêu diệt tổ chức quân sự phi pháp này.

Trong trường hợp xảy ra chiến tranh, các văn bản tuyên bố, quân đội bí mật sẽ có trong tay... 40.000 máy bay chiến đấu. Sự tham gia của nhân vật hàng đầu trong lực lượng vũ trang tương lai của nước Đức đã chứng minh mức độ nghiêm trọng và khả năng của tổ chức quân sự bí mật này như thế nào.


Một trong số những nhân vật quan trọng nhất của tổ chức bí mật trên là Albert Schnez. Schnez sinh năm 1911 và là mang cấp hàm đại tá trong thời gian diễn ra chiến tranh thế giới 2. Đến cuối những năm 1950, ông là nhân viên dưới quyền Bộ trưởng Quốc phòng Franz Josef Strauss (CDU) và sau đó làm việc dưới trướng Thủ tướng Willy Brandt và Bộ trưởng Quốc phòng Helmut Schmidt.

Trong các tài liệu, Schnez ám chỉ rằng kế hoạch xây dựng một đội quân bí mật đã được Hans Speidel và tướng Adolf Heusinger hỗ trợ, ủng hộ. Hans Speidel đã trở thành tư lệnh tối cao của lực lượng NATO ở Trung Âu vào năm 1957.

Thứ Ba, 1 tháng 7, 2014

Phát hiện “máy tính” cực quý hiếm của đế chế Inca

Các nhà khảo cổ ở Peru mới phát hiện 25 quipu (dụng cụ tính toán) của đế chế Inca được bảo quản tốt.
Quipu là thiết bị dùng để giải quyết các vấn đề toán học và hỗ trợ công việc ghi chép của người Inca. Các nhà khoa học đã phát hiện được một số lượng lớn quipu ở khu phức hợp Incahuasi, phía nam Lima, Alejandro Chu. Những hiện vật có giá trị của người Inca nằm bên trong một kho hàng cổ.

Đặc biệt, nó không được phát hiện trong bối cảnh một nghi lễ ma chay như thường lệ. Vị trí của các quipu cho thấy chúng được sử dụng vào các hoạt động hành chính. Incahuasi là một trong những thành phố có vị trí chiến lược quan trọng nhất được người Inca xây dựng trong thung lũng của Lunahuana.

Quipu (còn gọi là "khipu") thường bao gồm những vật liệu làm ra từ bông hoặc len, màu sắc của các dây con, nút buộc giữa dây chính với dây con, chiều dài dây con, số nút trên mỗi dây con, cách thắt nút để tạo ra số thập phân... Khipu trong tiếng Quechua (ngôn ngữ chính thức của đế chế Inca) có nghĩa là “nút”. Vật trang trí này gồm một sợi dây chính, từ đó tỏa ra nhiều dây đối xứng nhau (có thể gắn theo các dây cấp hai hoặc cấp ba), trên có nhiều nút thắt hoặc các mấu.

Quipu là một dụng cụ tính toán của người Inca. 

Dụng cụ này hỗ trợ người Inca trong việc thu thập dữ liệu và lưu giữ hồ sơ, bao gồm cả việc giám sát việc đóng, nộp thuế, hồ sơ điều tra dân số, tổ chức quân sự... Một số quipu có đến 2.000 dây và hầu hết các nhà khoa học đều tán thành giả thuyết về hệ cơ số 10 trên quipu. Do đó, khipu không chỉ là vật trang trí bình thường mà còn là một loại bàn tính bằng sợi, trong đó các mấu có chức năng lưu giữ kết quả phép tính.

Hầu hết các quipu có từ thời kỳ Inca, khoảng năm 1400 - 1532. Đế chế Inca trải dài từ Ecuador xuyên qua miền trung Chile, với trung tâm của nó đặt tại Cuzco. Đây là một thành phố nằm ở dãy núi Andes, miền nam Peru. Theo các tài liệu có từ thời thuộc địa, quipu được sử dụng để lưu trữ hồ sơ và gửi đi thông điệp bằng người truyền tin trong suốt thời gian tồn tại của đế chế này. Hiện có khoảng 600 quipu được bảo quản và trưng bày trong các bảo tàng và bộ sưu tập của cá nhân trên thế giới.

Tuy nhiên rất nhiều những quipu đã bị người dân Tây Ban Nha phá hủy vào thế kỷ 16 khiến những hiện vật cổ của người Inca mới được tìm thấy càng trở nên quý giá hơn.