Tổng số lượt xem trang

Thứ Năm, 27 tháng 11, 2014

Bí ẩn những câu thần chú của người Ai Cập cổ đại

Những câu thần chú của người Ai Cập cổ đại trong cuốn "Sổ tay Sức mạnh Nghi thức" vừa được các nhà khoa học Australia giải mã thành công.


Các nhà khoa học Australia vừa giải mã thành công một cuốn sổ tay có ghi những câu thần chú của người Ai Cập cổ đại. "Sổ tay Sức mạnh Nghi thức" (The Handbook of Ritual Power), là tên mà các nhà nghiên cứu đặt cho cuốn sổ này có ghi lại những câu thần chú tình yêu, cách thanh tẩy những linh hồn tà ác và chữa trị bệnh trùng xoắn móc câu - một căn bệnh nhiễm trùng quái ác vẫn còn tồn tại đến ngày nay.

Theo trang Live Science, các câu thần chú trong cuốn sổ được viết bằng tiếng Coptic, ngôn ngữ của giáo hội Ai Cập và bản thân cuốn sổ được đóng từ giấy giả da.

Cuốn sổ đã có tuổi thọ khoảng 1.300 năm và được Đại học Macquarie mua lại năm 1981 từ tay buôn đồ cổ Michael Fackelmann.

Tuy nhiên, không ai biết Fackelmann có được cuốn sổ này từ đâu. Hai nhà nghiên cứu Malcolm Choat và Iain Gardner nhận định: "Phương ngữ trong cuốn sổ cho thấy nguồn gốc của nó có thể là từ vùng Thượng Ai Cập, trong phạm vi thành phố cổ Ashmunein, hay còn gọi là Hermopolis."

Cuốn sổ mở đầu bằng một đoạn dài những lời khấn, được minh họa bằng những hình vẽ và "những lời mang sức mạnh."

Cuốn sổ có ghi lại những câu thần chú của người Ai Cập cổ đại. Nguồn: ibtimes. 


Sau đó, cuốn sổ ghi lại những phương thức hoặc thần chú để chữa cho những người bị ma quỷ ám cùng nhiều loại bệnh tật khác, hoặc mang đến may mắn và thành công trong tình yêu hay kinh doanh.

Cuốn sổ 20 trang này còn ghi lại một câu thần chú có khả năng khống chế người khác. Để làm được điều này, người niệm chú phải đọc thần chú trước hai cây đinh rồi đóng chúng lên cái chặn cửa của mình, một cái ở bên phải và cái kia ở bên trái.

Vào thời điểm cuốn sổ được viết, đạo Thiên Chúa đã du nhập vào Ai Cập, do đó trong sổ cũng có một số ghi chép liên quan tới Chúa.

Tuy nhiên, cuốn sổ cũng nói tới những người Sethian, một nhóm người thờ phụng Seth, người con trai thứ ba của Adam và Eve.


Những người đứng đầu nhà thờ coi Sethian là những kẻ dị giáo và họ đã bị xóa sổ tại thời điểm cuốn sổ được viết.

Các nhà khoa học tin rằng cuốn sổ đã được tạo ra trước khi tất cả những câu thần chú của người Sethian bị loại bỏ.

Họ tin rằng những câu thần chú này xuất phát từ những cuốn sách riêng biệt, sau đó mới được tập hợp lại để tạo ra "công cụ duy nhất của sức mạnh nghi thức".

Khi được hỏi ai có thể đã sử dụng cuốn sổ này, Choat nhận định: "Tôi cảm thấy có thể có những người khác không thuộc giới tăng lữ hay thầy tu cũng sử dụng cuốn sổ, nhưng chính xác họ là ai vẫn còn là một bí ẩn, vì mọi người thực sự không muốn bị coi là "thầy phù thủy".

Thứ Tư, 26 tháng 11, 2014

Chi tiết ít biết về vụ "chạm trán" UFO ở Roswell 1947

Trong bản di chúc, Trung úy Walter Haut tiết lộ quân đội Mỹ đã bắt được UFO và tìm thấy thi thể người ngoài hành tinh.

Vào mùa hè năm 1947, Trung úy Walter Haut thuộc Đội tình báo 509 của Trung đoàn không quân hỗn hợp số 8 đã viết thông cáo báo chí gây chấn động dư luận thế giới đó là việc bắt được một đĩa bay tại New Mexico gần Roswell, Mỹ.


Cụ thể, vào ngày 8/7/1947, Tổng tư lệnh Căn cứ không quân Fort Worth đã chỉ đạo cho Trung úy Walter Haut viết bản thông cáo trên. Họ đã tuyên bố quân đội Mỹ có trong tay một đĩa bay. Tuy nhiên, chưa đầy một ngày sau khi ra thông cáo báo chí chấn động dư luận thế giới trên, quân đội Mỹ đã ra thông báo đính chính thông cáo trên là một sự nhầm lẫn.

Khi đó, Trung úy Walter Haut cho biết quân đội Mỹ có sự nhầm lẫn tai hại như trên là do quả cầu khí tượng bằng nhôm và gỗ balsa. Trước lời giải thích đó, dư luận thế giới đã chỉ trích dữ dội của các phương tiện truyền thông.



Tuy nhiên, vào đầu những năm 1990, sau khi về hưu, Trung úy Walter đã thay đổi câu chuyện rùm beng xã hội năm xưa. Trong 15 năm cuối đời, ông Walter tuyên bố bản thân đã tận mắt chứng kiến đĩa bay thật và người ngoài hành tinh ở Roswell.

Năm 2002, ông Walter đã viết một bản di chúc, trong đó miêu tả lại việc nhìn thấy người ngoài hành tinh cũng như những chi tiết về UFO, thi thể sinh vật ngoài trái đất. Ông đã miêu tả tận mắt nhìn thấy chiếc đĩa bay đã sứt mẻ nhiều chỗ. Nó là một vật thể bằng kim loại có hình tròn như quả trứng, dài khoảng 3,6 - 4,5m, rộng khoảng 1,8m, không cửa sổ, không đuôi máy, không cánh, thậm chí không có thiết bị tiếp đất... bao gồm chi tiết về các UFO và các cơ quan ngoài trái đất. 

Ông Walter còn nhìn thấy 2 thi thể nằm trên mặt đất được phủ tấm vải dầu, chiều dài khoảng 1,2m nổi bật với cái đầu rất lớn. tuyên bố đã chứng kiến một nghề hình quả trứng và một số người ngoài hành tinh đã chết với người đứng đầu kéo dài.

Mãi đến năm 2007, 1 năm sau khi ông qua đời, bản di chúc của ông mới được công bố theo lời dặn dò của Trung úy Walter Haut. Những thông tin gây sốc trên được công bố trong cuốn sách "Witness to Roswell: Unmasking the 60 Year Cover-Up". Cuốn sách cũng cho độc giả biết rằng có thể ông Walter giữ bí mật trên trong suốt nhiều năm là do tôn trọng Fort Worth. Cho đến nay, bản di chúc của ông vẫn không đủ sức thuyết phục tất cả mọi người, đặc biệt là những người theo chủ nghĩa hoài nghi do không có bằng chứng chứng minh về người ngoài tinh và UFO xuất hiện tại Roswell năm 1947.

Thứ Ba, 25 tháng 11, 2014

Toàn cảnh trận hải chiến lớn nhất CTTG 2

9 hạm đội tàu sân bay, 867 tàu chiến, 1.800 máy bay được huy động trong trận chiến vịnh Leyte, một trong những trận hải chiến lớn nhất TG.

Từ tháng 8/1942 đến đầu năm 1944, các chiến dịch của hải quân Mỹ đã đánh bật lực lượng Nhật Bản ra khỏi các hòn đảo ở phía Nam và trung tâm Thái Bình Dương. Giữa năm 1944, hải quân Mỹ đã chiếm được một số đảo quan trọng làm căn cứ cho máy bay ném bom B-29 xuất phát tấn công các đảo chính của Nhật Bản.



867 tàu chiến đã được huy động trong trận hải chiến lớn nhất lịch sử tại vịnh Leyte. Ảnh: Wikipedia.
Sau khi xem xét các yếu tố chiến lược, hải quân Mỹ quyết định mở cuộc tấn công vào Philippines nhằm cắt đứt tuyến vận tải biển chiến lược của Nhật Bản qua vịnh Leyte. Việc đánh bật lực lượng Nhật Bản tại đây sẽ là chìa khóa để cô lập các quốc gia mà Nhật chiếm đóng và cắt huyết mạch của nền công nghiệp quốc phòng xứ sở mặt trời mọc.

Để phục vụ cho cuộc tấn công vào Philippines, hải quân Mỹ đã huy động hạm đội 3 và hạm đội 7. Hạm đội 7 do Phó đô đốc Thomas C. Kinkaid chỉ huy chịu trách nhiệm đổ bộ và chi viện hỏa lực gần bờ cho lực lượng lục quân của tướng MacArthur đánh chiếm miền trung Philippines. Hạm đội 7 có sự hỗ trợ của một số tàu chiến của hải quân Hoàng gia Australia.

Hạm đội 3 do Đô đốc William F. Halsey, Jr chỉ huy phối hợp với Lực lượng đặc nhiệm 38 (TF-38) hạm đội Thái Bình Dương hỗ trợ hỏa lực từ xa và ngăn chặn hải quân Nhật Bản. Lỗi khá nghiêm trọng trong chiến dịch là không có tổng chỉ huy chung. Hạm đội 7 chịu sự chỉ huy của tướng MacArthur, Tư lệnh lực lượng đồng minh ở tây nam Thái Bình Dương.


Thủy thủ đoàn trên tàu sân bay Zuikaku thực hiện nghi lễ chào cờ cuối cùng sau khi nó bị trúng đạn nghiêng hẳn sang một bên và nhanh chóng chìm sau đó. Ảnh: Wikipedia. 


Hạm đội 3 dưới sự chỉ huy của Đô đốc Chester W. Nimitz, Tổng tư lệnh hạm đội Thái Bình Dương. Việc thiếu tổng chỉ huy làm cho sự phối hợp giữa các lực lượng không đồng nhất, khiến hải quân Mỹ phải chịu tổn thất nặng gần mức thảm họa.

Về lực lượng, hải quân Mỹ đã huy động 8 hạm đội tàu sân bay, 8 tàu sân bay hạng nhẹ, 18 tàu hộ tống, 12 thiết giáp hạm, 24 tuần dương hạm, 166 tàu khu trục và hơn 1.500 máy bay chiến đấu. Tổng số tàu chiến các loại lên đến 800 chiếc.

Về phía Nhật Bản, nhận thức rõ vai trò chiến lược của Philippines đối với cuộc chiến, hạm đội Liên hợp Nhật Bản đã huy động gần như toàn bộ lực lượng để bảo vệ Philippines trước cuộc tấn công của lực lượng đồng minh. Tư lệnh hạm đội Liên hợp Soemu Toyoda đã lên 4 kế hoạch chiến thắng còn gọi là Shō-Gō từ 1 đến 4.

Lực lượng gồm có 3 hạm đội tàu sân bay, 3 tàu sân bay hạng nhẹ, 9 thiết giáp hạm-trong đó có thiết giáp hạm Yamato tàu chiến mạnh nhất thế giới lúc đó, 14 tàu tuần dương hạng nặng, 6 tuần dương hạm hạng nhẹ, 35 tàu khu trục, 300 máy bay các loại. Tổng số tàu chiến các loại gần 70 chiếc.
Trận hải chiến lớn nhất lịch sử



Thiết giáp hạm Yamato tàu chiến mạnh nhất của hải quân Nhật Bản bị trúng bom ở tháp pháo phía trước vào ngày 24/10/1944 tại trận đánh biển Sibuyan. Ảnh: Wikipedia. 


Ngày 12/10/1944, hạm đội 3 tấn công các sân bay ở đảo Đài Loan và quần đảo Ryukyu nhằm tiêu diệt lực lượng không quân Nhật Bản tại đây, dọn đường cho cuộc đổ bộ vào Leyte. Bộ Tư lệnh hạm đội Liên hợp phát động chiến dịch Shō-Gō-2 tấn công vào hạm đội 3 song đã bị đánh bại. Nhật Bản lập tức chuyển sang Shō-Gō-1, Phó đô đốc Jisaburō Ozawa chỉ huy mũi tấn công phía Bắc làm nhiệm vụ thu hút lực lượng Mỹ ra khỏi vịnh Leyte.

Mũi tấn công này sẽ làm nhiệm vụ mồi nhử trong khi đó hai mũi tấn công phía Nam do Phó đô đốc Shoji Nishimura chỉ huy tấn công vào khu vực eo biển Surigao. Mũi tấn công trung tâm do Phó đô đốc Takeo Kurita chỉ huy tấn công qua eo biển San Bernardino. Các chỉ huy hải quân Nhật Bản cho rằng, kế hoạch tấn công này quá liều lĩnh và có thể dẫn đến sự hủy diệt của toàn bộ lực lượng tấn công. Tư lệnh Toyoda giải thích rằng, nếu không thể giữ được Philippines thì việc bảo toàn lực lượng chiến đấu của các hạm đội sẽ trở nên vô nghĩa. Trận hải chiến vịnh Leyte bao gồm 4 trận đánh tại biển Sibuyan, biển Surigao, Cape Engaño và Samar. Trong trận hải chiến này, lần đầu các máy bay chiến đấu Nhật Bản thực hiện tấn công cảm tử “kamikaze” một cách có tổ chức.

Ngày 20/10/1944, hải quân Mỹ bắt đầu tấn công Leyte. Cuộc chạm trán giữa hải quân đôi bên lên đến đỉnh điểm của sự ác liệt với quy mô chưa từng có kéo dài từ ngày 23-26/10/1944. Trận hải chiến vịnh Leyte đã trở thành trận đánh hải quân lớn nhất chiến tranh thế giới thứ 2 cũng như trong lịch sử hải chiến của nhân loại. Với sức mạnh áp đảo, hải quân Mỹ nhanh chóng đánh bại hạm đội Liên hợp Nhật Bản. Thất bại tại vịnh Leyte đã khiến hải quân Nhật Bản gần như bị tê liệt hoàn toàn. Số tàu chiến còn lại dần mất sức chiến đấu do không được cung cấp đầy đủ nhiên liệu và đạn dược. Huyết mạch nền công nghiệp quốc phòng Nhật Bản từ phía Nam bị cắt đứt hoàn toàn.

Thiệt hại của đôi bên

Tàu hộ tống sân bay USS- St.Lo(CVE-63) phát nổ sau một đợt tấn công cảm tử của máy bay Nhật Bản. Ảnh: Wikipedia. 



Hải quân Mỹ có lực lượng tàu chiến gấp 11,4 lần, số máy bay gấp 2,5 lần, nhưng cũng phải chịu tổn thất không hề nhỏ. 1 tàu sân bay hạng nhẹ, 2 tàu hộ tống sân bay, 2 tàu khu trục, 1 tàu khu trục hộ tống bị đánh chìm, 4 tàu chiến khác của Mỹ và Australia bị hư hỏng nặng, 200 máy bay bị bắn hạ, hơn 2.800 người thiệt mạng và bị thương. Về phía Nhật Bản, 1 tàu sân bay, 3 tàu sân bay hạng nhẹ, 3 thiết giáp hạm, 10 tàu tuần dương, 11 tàu khu trục bị đánh chìm, 300 máy bay bị bắn rơi, 12.500 người thiệt mạng hoặc bị thương.

Thiệt hại quá lớn tại trận Leyte cùng với sự sụt giảm nghiêm trọng về sản xuất quốc phòng do thiếu nguyên liệu sản xuất dẫn đến hạm đội Liên hợp Nhật Bản và quân đội Nhật Bản dần mất sức chiến đấu rồi bị đánh bại hoàn toàn.

Thứ Hai, 24 tháng 11, 2014

Phát hiện mới về sự sống đầu tiên ở Tây Tạng

Trong nghiên cứu mới nhất, giới khoa học phát hiện rằng con người dường như đã chuyển đến sinh sống tại cao nguyên Tây Tạng cách đây 3.600 năm.

Theo công trình nghiên cứu đăng trên tạp chí Khoa học Mỹ số ra ngày 21/11, nhóm nhà khoa học từ các trường đại học của Anh, Mỹ và Trung Quốc đã tiến hành phân tích các mẫu trầm tích thực vật và xương, răng của lợn, cừu thu thập được từ 53 địa điểm ở cao nguyên Tây Tạng. Kết quả phân tích cho thấy có rất nhiều loài cây và vật nuôi đã sinh sống tại đây, chứng tỏ loài người đã định cư lâu dài ở vùng đất có vị trí cách mặt nước biển tới 3.400 m này.

Nhóm tác giả giải thích rằng những người sinh sống ở cao nguyên Tây Tạng đã duy trì cuộc sống bằng cách nhập lúa mỳ và lúa mạch từ vùng đất có tên "Trăng lưỡi liềm màu mỡ" ở Trung Đông. Ngoài ra, các nhà khoa học cũng phát hiện mẫu trầm tích của các giống cây ghép từ Trung Quốc như cây cao lương hay kê đuôi chồn.


Ảnh minh họa. 

Người đứng đầu nhóm nghiên cứu, ông Martin Jones, cho biết phát hiện mới này đặt ra nhiều câu hỏi lý thú về sự thích nghi của con người, cây trồng và vật nuôi khi phải sống trong điều kiện lạnh giá ở nơi được mệnh danh là "nóc nhà thế giới". Theo các nhà khoa học, ban đầu con người chỉ đến săn bắn tại cao nguyên Tây Tạng nhưng sau do phát hiện được những cây trồng sinh sống được ở vùng đất này nên họ đã quyết định đến định cư. Nghiên cứu cho thấy cách đây 20.000 năm đã có những người đầu tiên đến sống tại cao nguyên Tây Tạng, nhưng cuộc sống du cư chỉ bắt đầu từ cách đây 5.200 năm và định cư từ cách đây 3.600 năm.


Cho đến nay, giới nghiên cứu biết rất ít về sự sống xưa kia của con người trên các cao nguyên do chưa có đủ dữ liệu khảo cổ.

Trưởng nhóm nghiên cứu hy vọng những phát hiện mới này sẽ là tiền đề cho những nghiên cứu tiếp theo liên quan đến gen quy định chứng sợ độ cao ở người, cũng như sự thích ứng của các tộc người thiểu số và một số loài cây sinh trưởng ở vùng cao. Ngoài ra, nghiên cứu còn có ý nghĩa trong việc tìm hướng đảm bảo an ninh lương thực trong tương lai khi hầu hết các giống lương thực hiện nay đều được trồng tại các vùng đồng bằng.

Vì sao người luyện võ rất sợ tẩu hỏa nhập ma?

Tẩu hỏa nhập ma có thật hay không và sự thực nó là thế nào mà luôn khiến những người luyện võ, nhất là luyện nội công sợ hãi. 

Người tập võ thuật phần nhiều biết câu: “Luyện quyền chẳng luyện công, về già cũng như không”. Công ở đây tức là luyện nội công. Người luyện võ thuật chỉ biết động tác bài vở mà không có nội công thì chỉ có bề nổi mà không có bề sâu, đến khi về già sức khỏe suy yếu thì võ thuật cũng không dùng được nữa.

Về luyện nội công, có nhiều trường phái khác nhau để luyện nhưng tựu chung, đã nói đến luyện công là nói đến việc hít thở điều khí. Luyện công có khi là động luyện nghĩa là vận động kết hợp với hít thở, có khi là tĩnh luyện (ngồi yên lặng chỉ tập trung vào việc hít thở). Trong hai trường hợp vừa kể, tẩu hỏa nhập ma thường xảy ra với người tĩnh luyện.

Trong khi tập nội công tĩnh luyện, chỉ một giây phân tâm có thể bị tẩu hỏa nhập ma. Ảnh minh họa.

Theo cách định nghĩa của Wikipedia, tẩu hỏa nhập ma là hiện tượng tâm thần hoang tưởng dần dần sẽ trở nên điên dại, đồng thời sức khỏe sẽ giảm sút do luyện tập sai phương pháp khoa học.

Trong các truyện kiếm hiệp, tẩu hỏa nhập ma là trạng thái mà người tu luyện võ học không theo đúng phương pháp làm cho kinh mạch đảo lộn, máu huyết chảy ngược. Đa phần họ sẽ bị mất hết võ công và trở nên điên dại hoặc thổ huyết tử vong.

Cũng chính vì truyện và phim kiếm hiệp, từ tẩu hỏa nhập ma được nhiều người biết. Tuy nhiên, phần đông người ta hiểu chưa đầy đủ về tình trạng này.

Một tài liệu khác là cuốn sách Võ thuật Trung Quốc do Nxb Tổng hợp TPHCM biên dịch và phát hành, cũng đề cập đến tình trạng tẩu hỏa nhập ma. Cuốn sách cho biết: “Khi tập luyện nội công, ngoài việc tập trung tinh thần còn đòi hỏi phải có môi trường xung quanh thoáng đãng thanh tịnh. Nếu khi đang vận động mà bị những hoàn cảnh đột ngột gây sợ hãi, sẽ dễ xảy ra tình trạng chân khí bị tán loạn kinh lộ, người bị nhẹ sẽ ảnh hưởng đến việc luyện công, còn người bị nặng có thể dẫn đến tinh thần hoảng loạn hoặc một bộ phận nào đó của cơ thể bị tê liệt, đó chính là khái niệm “tẩu hỏa nhập ma” mà người ta hay nhắc tới.

Chính vì vậy, những lúc luyện lực chìm và lực biến hóa, nếu phương pháp luyện công không hợp lý hoặc gặp phải những trường hợp bất ngờ ngoài ý muốn, thì hậu quả để lại phần nhiều đều là nội thương”.

Như vậy, rất rõ ràng, tẩu hỏa nhập ma là một trạng thái có thực trong quá trình một người rèn luyện nội công. Nói nôm na, nó do sự sai lầm trong phương pháp luyện tập dẫn đến những biến loạn trong cơ thể hoặc do bị giật mình trong khi đang tĩnh tọa tập trung vận hành chân khí khiến khí tán loạn không kiểm soát được gây hại cho cơ thể.

Cũng cần nói thêm rằng, trong khi tĩnh tọa luyện nội công, mặc dù thể trạng bên ngoài là tĩnh nhưng bên trong lại là động vì người ta phải tập trung tư tưởng để dẫn khí đi theo các kinh mạch rất phức tạp ở trong cơ thể. Trong tình huống đó, mọi sự phân tâm do yếu tố bên trong hay bên ngoài đều có thể khiến quá trình điều khí gặp rắc rối và sinh ra tác hại.

Bởi thế, những người ham mê môn nội công nếu không có người thày đã thành tựu nội công chỉ dạy thì chớ nên tập bừa theo các cuốn sách quá giản lược bán đầy ngoài vỉa hè. Bởi lẽ tập mò như thế dễ sai lầm. Nhẹ thì mất thì giờ tập luyện vô ích, nặng thì có thể chuốc lấy những tổn thương cho mình.

Thứ Sáu, 21 tháng 11, 2014

“Những con én đêm” huyền thoại của không quân Xô Viết

Vừa khiếp sợ vừa khâm phục, quân Đức đã phong biệt danh cho phi đội của Nadezda là “những mụ phù thủy bóng đêm”.

Trong cuộc Chiến tranh vệ quốc vĩ đại của nhân dân Liên Xô, có 3 trung đoàn Không quân của phái đẹp, trong đó có Trung đoàn không quân Cận vệ số 46, thuộc Quân đoàn Không quân số 4 ở Mặt trận Belarus-2 là Trung đoàn ném bom ban đêm do Anh hùng Liên Xô, Đại úy Nadezda Popova làm Phi đội phó. Trung đoàn của nữ anh hùng Nadezda từng gây mất ăn mất ngủ cho quân Đức.

Vừa khiếp sợ vừa khâm phục, quân Đức đã phong biệt danh cho phi đội của Nadezda là “những mụ phù thủy bóng đêm”. Còn các nam phi công Liên Xô lại trìu mến gọi phi đội này là “những con én đêm” vì “những con én” đó đã biết bay đến mục tiêu của địch một cách nhanh chóng, bí mật và ném bom rồi lặng lẽ bay đi. Tờ báo của Anh The Daily Telegraph đã đăng một bài về Nadezda và về phi đội của bà.

Trung đoàn nữ không quân này được cung cấp và trang bị rất sơ sài. Các nữ phi công được cấp quân phục mùa hè của nam giới. Họ được trang bị những máy bay PO-2 là loại máy bay sản xuất trong thập niên 1920. Đây là loại máy bay cánh kép có thân làm bằng gỗ dán, được phủ một lớp vải ở trên. Các thiết bị trong máy bay đều là những loại cổ lỗ nhất, không có thiết bị liên lạc vô tuyến, phải dùng đồng hồ bấm giây và bản đồ để làm thiết bị dẫn đường, không được trang bị vũ khí và dù.

Trên máy bay chỉ mang theo được 2 quả bom. Vì thế trong chiến đấu, các nữ phi công phải thực hiện nhiều chuyến bay, Nadezda có đêm phải thực hiện 18 chuyến bay. Họ ném bom xong và lặng lẽ trở về sân bay, tiếp tục nhận bom mới và nhanh chóng bay đến mục tiêu. Họ phải dùng dây chão để ném bom. Mục tiêu ném bom là các công sự quốc phòng, các căn cứ hậu cần và các kho bãi của quân đội Đức.

Cũng vì máy bay PO-2 là loại máy bay nhẹ và bay ở tầm thấp, các nữ phi công phải luôn tìm cách làm thế nào để bay qua được các radar của địch. Đó được gọi là chiến thuật của các kiều nữ "con én đêm". Họ bay cách mục tiêu của đối phương một cự ly nhất định và họ giảm âm động cơ. Khi động cơ đã được giảm âm, họ cho máy bay lượn vòng và ném bom. Sau đó mới cho động cơ hoạt động trở lại và bay về căn cứ của mình.

”Những con én đêm” thảo luận trước giờ xuất kích. 

Nadezda Popova đã thực hiện được 852 chuyến bay chiến đấu, tham gia giải phóng Kubal, Crimea, Belarus, Ba Lan và Đức. Với những chiến công đó, ngày 23/2/1945, Đại úy không quân Nadezda Popova được phong Anh hùng Liên Xô. Trong danh sách Anh hùng Liên Xô đợt đó, có cả Đại tá Semen Kharlamov, người chồng tương lai của bà.

Vào một ngày hè năm 1942, chàng phi công Semen Kharlamov được đưa vào cấp cứu ở Quân Y viện dã chiến ngoại ô thành phố Rostov. Anh được băng bó toàn thân vì bị đạn bắn vào cổ, phá mất cái mũi đẹp và cả vùng thắt lưng, mông... Chẳng ai nhận ra anh, chỉ biết rằng anh vừa thực hiện một chiến công trên trời. Máy bay của anh bị bắn cháy, nhưng anh không rời nó.

Semen được mổ xẻ "toàn diện", nhưng liều thuốc chữa trị khá đơn giản: Một cốc rượu Vodka và ý chí chiến đấu của anh - bà say sưa kể chuyện với mọi người về "mối tình đầu" của mình khi chỉ nhìn thấy được "người yêu tương lai" trong lớp băng trắng toàn thân... Về sau, bà hỏi chồng: "Sao anh mạo hiểm thế, không nhảy dù ra". Câu trả lời rất gọn: "Vì mình tiếc chiếc máy bay quá!".

Chàng sĩ quan phi công Semen Kharlamov đã trở lại đơn vị chiến đấu sau khi lành vết thương. Một hôm ông tìm thấy Nadezda Popova "trên nẻo đường chiến tranh": Đội bay của Nadezda đang thực hiện các chuyến bay chiến đấu". Một chàng thợ máy tới nói với bà: "Thưa đồng chí chỉ huy, có người đàn ông hỏi đồng chí!". Lúc đó, máy bay của bà đang chuẩn bị cất cánh. Đó là Semen, người mà trước đây bà chỉ nhìn được qua lớp băng trắng toàn thân.

Trong mấy phút trò chuyện ngắn ngủi, bà dí dỏm nói: "Vậy là người anh vẫn toàn vẹn, cái mũi vẫn còn nguyên!". Từ đó, trong cabin máy bay của Nadezda Popova luôn có rất nhiều táo do Semen ném vào, vì gần sân bay có một vườn táo. Còn "tiêu chuẩn" 100gram Vodka của bà (sau khi hoàn thành mỗi chuyến bay theo thông lệ thời đó với những "chiến binh bầu trời") thì bà nhường cho người yêu.

Nadezda Popova (bên trái) và Valetina Tereshkova vào ngày 9/5/2013, tại Moskva.

Có người hỏi ông bà về ngày cưới của họ. Bà trả lời: "Chúng tôi cho là ngày 10/5/1945. Vì ngày đó chúng tôi đã ghi tên mình cạnh nhau trên cột lớn ở cửa vào tòa nhà Quốc hội Đức: "SeMen Kharlamov, tỉnh Saratov"; "Nadezda Popova, vùng Donbass". Đó là ngày "đăng ký kết hôn" của chúng tôi" - Bà khẳng định như vậy, vì nó diễn ra sau cái ngày tràn ngập niềm vui và tự hào của nhân dân Liên Xô - Ngày chiến thắng phát xít Đức 9/5/1945.

Sau chiến tranh, với đứa con đầu đang trong bụng, bà tới phục vụ chồng ở trung đoàn không quân của ông. Semen Kharlamov tiếp tục phục vụ trong Quân chủng Không quân Xôviết với cấp hàm Thượng tướng và là cấp phó của Nguyên soái không quân Pokrykin nổi tiếng. Còn Nadezda Popova được bầu vào đại biểu Xôviết tối cao, làm việc ở Ủy ban Phụ nữ Liên Xô và Ủy ban Bảo vệ hòa bình quốc gia.

Nadezda Popova cùng chồng.


Hàng năm, cứ tới ngày 9/5, bà được con cháu và những người ngưỡng mộ "tháp tùng" ra Hồng trường của thủ đô Moskva. Đây là dịp bà được gặp lại những người bạn, người đồng chí. Trong Ngày chiến thắng phát xít Đức năm 2013, bà chụp ảnh lưu niệm với Valetina Tereshkova, Anh hùng Liên Xô, nữ phi công vũ trụ Liên Xô đầu tiên trên thế giới bay vào vũ trụ. Ngày 8/7/2013, bà Nadezda Popova đã ra đi vào cõi vĩnh hằng ở tuổi 92.

Chồng bà, Thượng tướng Semen Kharlamov qua đời từ năm 1990. Họ có một con trai, hai cháu và ba chắt. Người con trai nay đã mang quân hàm cấp tướng. Tất cả đều thành đạt và giữ được truyền thống của cha ông.

Thứ Năm, 20 tháng 11, 2014

Vanga tiết lộ quyền năng giúp mình đưa ra lời tiên tri

Qua trò chuyện với cháu gái, bà Vanga đã nói rõ những cách thức bà nhận thông tin từ các “sức mạnh siêu nhiên” để đưa ra lời tiên tri.


Bà Vanga có lẽ là nhà tiên tri nổi danh nhất trong thời cận đại. Bà đã tiên tri nhiều sự kiện chính xác. Trong số đó phải kể đến sự kiện tòa tháp đôi ở New York bị khủng bố và tàu ngầm hạt nhân Kurd của Nga bị chìm.

Năng lực tiên tri của bà Vanga xuất hiện sau một tai nạn khiến bà bị mù cả hai mắt khi còn nhỏ. Lúc sinh thời, bà Vanga nói rằng những lời tiên tri của bà đến từ các sức mạnh linh thiêng mách bảo. Tuy nhiên, người ta vẫn không rõ các thông tin bà nhận được theo cách nào. Bài phỏng vấn sau đây sẽ cung cấp nhiều chi tiết để trả lời câu hỏi đó.

Nhà tiên tri Vanga nói rằng khi một người đứng trước mặt bà, cả cuộc đời họ sẽ hiện ra như những cuốn phim ngay trước mắt bà.

Bài phỏng vấn là cuộc trò chuyện của bà Vanga với Kraximia Xtoiankova, một người cháu gái của bà. Bài phỏng vấn này được trích từ sách Những nhà tiên tri thế giới do Nxb Văn hóa-Thông tin phát hành năm 2002. Sau đây là nội dung bài phỏng vấn:

Bác ơi, bác có thấy gương mặt cụ thể của những người mà bác tiếp xúc không, bác có hình dung bức tranh chung không?

Có, bác thấy rất rõ!

Khi xảy ra một sự việc nào đó – trong hiện tại – trong quá khứ hoặc tương lai thì nó có ý nghĩa gì đối với bác không?

Những điều vớ vẩn đó chẳng có ý nghĩa gì đối với bác cả. Bác không biết loại máy thời gian là gì, nhưng cả quá khứ lẫn tương lai đều vẽ ra trước mắt bác rõ nét như nhau.

Nhà tiên tri Vanga.

Những gì bác thấy là thông tin về con người hay là chính con người đó ạ?

Cả thông tin về con người lẫn chính bản thân người đó.

Mỗi con người có “mã số”, “mật mã” riêng, mà nếu biết được thì có thể đoán được ‘đường đời” của người đó, tức là số phận của anh ta hay không?

Không trả lời

Tương lai của một người nào đó hiện lên như thế nào? Chỉ những sự kiện chính hay toàn bộ cuộc đời tuần tự diễn ra trước mắt bác? Tóm lại có giống một cuốn phim hay không?

Bác nhìn thấy cuộc đời một con người giống như một cuốn phim.

Bác có đọc được ý nghĩ không?

Có.

Ngay cả khi ở xa?

Khoảng cách chẳng có ý nghĩa gì cả.

Bác có đọc được ý nghĩ của những người nói các thứ tiếng khác nhau mà không biết tiếng Bungari hay không (Vanga không biết các thứ tiếng khác ngoài tiếng Bungari)?

Không có trở ngại nào trong ngôn ngữ cả. Khi bác nghe thấy giọng nói thì bao giờ cũng là tiếng Bungari.

Bác có “gọi” được những thông tin bác cần biết trong bất kỳ thời điểm nào không?

Được.

Sức mạnh tiên tri của bác có phụ thuộc vào tính nghiêm túc của câu hỏi đặt ra hoặc sức mạnh tư cách của người đối thoại với bác không?

Có, điều đó là quan trọng.

Vậy nó có phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe không chỉ của bác mà cả trạng thái thần kinh của người đến hỏi hay không?

Không, không phụ thuộc.

Nếu bác nhìn thấy tai họa sắp đến với một người, hoặc thậm chí thấy người đó sắp chết thì bác có thể làm một cái gì đó để tránh tai họa được không?

Không, chẳng ai có thể giúp gì được, kể cả bác.

Số phận của một người có phụ thuộc vào sức mạnh nội tâm và các khả năng sinh lý không? Có thể tác động tới số phận không?

Không thể được. Mỗi người phải đi đúng con đường của riêng mình.

Làm thế nào bác xác định được người đến với bác phiền muộn về điều gì?

Bác nghe có tiếng nói thông báo về người đó, trước mắt bác hiện lên hình ảnh về người đó, và nguyên nhân của mỗi ưu tư trở nên rõ ràng.

Thế bác có cảm giác là khả năng của bác được định từ trên không?

Có. Được định bởi những sức mạnh tối cao.

Những sức mạnh đó là gì?

Không trả lời.

Thế tín hiệu từ những sức mạnh tối cao đó thường ở những hình thức gì?

Thường là giọng nói.

Thế bác có nhìn thấy những cái mà bác gọi là sức mạnh tối cao hay không?

Có. Cũng rõ như con người nhìn thấy bóng của mình trong nước.

Chúng hình thành từ những đốm sáng trong không khí?

Đúng như vậy đấy.


Những sức mạnh đó có vật chất hóa được không, mang hình dạng con người chẳng hạn?

Không, không thế.

Nếu bác muốn liên lạc với họ, thì bác làm bất kỳ lúc nào được không? Hay họ mới là bên chủ động?

Thường thì mối liên hệ do họ chủ động. Nhưng bác có thể gọi được. Họ ở khắp nơi.

Người chết mà người ta thường hỏi bác hiện lên trước mắt bác như thế nào? Đó là một hình ảnh xác định hay là một cái gì khác?

Hiện ra hình ảnh thấy được của người chết có thể trả lời các câu hỏi. Người đó có thể đặt câu hỏi, cũng như trả lời các câu hỏi được đặt ra.

Nhân cách con người có tồn tại sau cái chết thể xác của anh ta hay không?

Có.

Nghĩa là bác coi cái chết của con người chỉ là sự ngừng tồn tại thể xác anh ta?

Đúng thế.

Con người có thể tái sinh sau cái chết thể xác hay không?

Không trả lời.

Có tồn tại một loại trí tuệ khác hoàn hảo và cao hơn trí tuệ con người không?

Có.

Thế cái siêu trí tuệ có nguồn gốc từ đâu? Nó thấm nhuần chỉ khoảng không cận Trái Đất hay toàn bộ Vũ trụ? Nó đến với chúng ta từ những nền văn minh trong quá khứ bị tuyệt diệt hay từ tương lai? Nó từ đâu tới và đang ở đâu?

Trí tuệ nó khởi đầu và kết thúc trong Vũ trụ. Nó vĩnh cửu và vô hạn. Nó là toàn năng…

Thứ Tư, 19 tháng 11, 2014

Ngoạn mục kế hoạch đào tẩu khỏi trại tử thần của Hitler

Kazimierz Piechowski là một trong số 144 tù nhân may mắn tẩu thoát khỏi trại tử thần của Hitler. Kế hoạch đào tẩu của ông ly kỳ như phim ảnh.

Các trại tử thần của trùm phát xít Hitler đã giết hại hàng triệu người Do Thái, tù binh chiến tranh... Tuy nhiên, một số tù nhân đã trốn thoát khỏi trại tử thần của Hitler. Khoảng 1,1 triệu người đã bị giết chết trong trại tập trung Auschwitz của Đức quốc xã trong khoảng thời gian từ năm 1940 - 1945. Mặc dù Đức quốc xã đã giết chết hàng trăm nạn nhân mỗi giờ nhưng chỉ có 144 tù nhân trốn thoát khỏi các trại tử thần của Hitler.


Trong số những tù nhân may mắn trốn thoát khỏi trại tử thần của Đức quốc xã có Kazimierz Piechowski. Kazimierz đã tẩu thoát thành công cùng với 3 người đàn ông khác, với màn bỏ trốn đầy kịch tính giống như những cảnh xuất hiện trong bộ phim Hollywood.

Piechowski đã cố gắng trốn khỏi quê hương Ba Lan của ông khi Đức quốc xã chiếm đóng năm 1939. Tuy nhiên, người đàn ông 19 tuổi lúc đó đã bị phát xít Đức bắt ở biên giới Hungary khi đang trên đường đi tham gia lực lượng kháng chiến chống phe phát xít. 8 tháng sau, ông là một trong những người đầu tiên bị chuyển tới trại tập trung Auschwitz.

Trong thời gian bị giam cầm tại đây, ông Piechowski bị bắt tham gia quá trình xây dựng một số công trình ở trại tập trung Auschwitz. Ông cũng là một trong số những tù nhân phải làm nhiệm vụ chuyển thi thể những nam giới, phụ nữ và trẻ em bị các sĩ quan SS bắn chết tại trại tử thần này.

Các tù nhân bị giam cầm tại đây bị buộc phải làm việc quần quật 15 giờ/ngày. Một số tù nhân đã được phát xít Đức lên kế hoạch hành hình theo bản danh sách tử thần mà chúng lập ra. Một người bạn của Piechowski có tên Eugeniusz Bendera biết được tin ông sẽ bị hành hình. Do đó, Bendera chia sẻ với Piechowski có thể kiếm được một chiếc xe để tẩu thoát khỏi trại tử thần. Tuy nhiên, một chiếc xe là chưa đủ cho kế hoạch bỏ trốn. Tiếp theo, họ đã lẻn vào nhà kho - nơi cất giữ mọi thứ từ trang phục đến đạn dược để lấy những thứ cần thiết cho cuộc đào tẩu.


Ảnh chụp ông Kazimierz Piechowski năm 2011. 

Vào buổi sáng ngày 20/6/1942, lợi dụng ngày Thứ Bảy có ít lính canh, Bendera, Piechowski và hai người khác đã thực hiện kế hoạch đào tẩu. Họ đã thu nhặt các thùng chứa chất thải ở nhà bếp và nói với lính canh cho đi đổ chất thải. Sau đó, 4 người đàn ông này thay đồng phục của sĩ quan SS đã lấy cắp rồi sử dụng mẫu chìa khóa in trộm được làm thành chìa mới để vào gara để xe của trại Auschwitz. Tại đây, họ đã lấy một chiếc xe chạy nhanh nhất chính là xe của Rudolph Hoss - chỉ huy trại tập trung khét tiếng này.

Kế đến, họ lái xe tiến về phía cổng chính nhưng không biết làm cách nào có thể đi qua. Khi đã đến gần cổng, cánh cửa và rào chắn vẫn đóng chặt nên Piechowski đã hét lớn và dọa nạt những tên lính làm nhiệm vụ canh cổng phải mở cửa do ông đang mặc quân phục sĩ quan cấp cao nhất. Ông đã hét vào mặt lính canh và nói bằng tiếng Đức rằng: "Dậy đi. Mở cửa ra hay để tao mở cửa cho mày!". Khi bị cấp trên quát mắng trong tâm trạng giận dữ, những lính canh vội vã kéo thanh rào chắn ở lối ra vào cho xe của 4 tù nhân đi qua.

Sau 2 giờ lái xe trong rừng, 4 người đàn ông đã bỏ xe lại và chạy trốn bằng đường bộ. Piechowski và Bendera đã gia nhập quân đội Ba Lan chiến đấu chống lại Đức quốc xã sau khi trốn thoát thành công.

Thứ Ba, 18 tháng 11, 2014

Những sát nhân chưa một lần tìm ra tung tích

Sát nhân giết người theo bảng chữ cái và chọn địa điểm giết hại nạn nhân có chữ cái đầu trùng với chữ cái trong họ tên của họ...

Bible John



Phác thảo chân dung sát nhân Bible John.

Trong khoảng thời gian từ năm 1968 - 1969, 3 phụ nữ trẻ bị sát hại ở Glasgow, Scotland. Kẻ giết người đã gặp các nạn nhân tại Ballroom Barrowland và sau đó ra tay bóp cổ họ bằng tất của mình. Jean Puttock - chị gái của Helen Puttock, một trong số 3 nạn nhân, đã cung cấp cho cơ quan điều tra một số mô tả về hung thủ sau khi cô và em gái đi chung taxi. Theo lời khai của Jean, người đàn ông tự xưng là John Templeton. Ngày hôm sau, em gái của Jean là Helen bị giết hại và người đàn ông trên biến mất.


Nhiều người suy đoán, 3 vụ án mạng xảy ra tại Glasgow cuối thập niên 1960 không phải do một hung thủ gây ra. Khoảng cách 18 tháng giữa vụ đầu tiên và vụ thứ hai là dài bất thường đối với một kẻ giết người hàng loạt. Rất có thể hai vụ sau chỉ là bắt chước và cảnh sát đã có một kết luận vội vàng. Rốt cuộc, hơn 40 năm đã trôi qua và Bible John là ai vẫn là một câu hỏi làm đau đầu các nhà điều tra Scotland.

Sát nhân giết người theo bảng chữ cái


Ba cô gái trẻ bị sát nhân bí ẩn giết người theo bảng chữ cái.

Vào đầu những năm 1970, ba cô gái đã bị hung thủ hãm hiếp và bóp cổ đến chết tại Rochester, New York, Mỹ. Đây là một trong những vụ án bí ẩn nhất khi hung thủ ra tay sát hại nạn nhân có hai chữ cái đầu trong tên họ của mình như Carmen Colon, Wanda Walkowicz và Michelle Maenza.
Ngoài ra, điểm kỳ lạ lạ kỳ khác giữa các vụ án trên đó là mỗi nạn nhân bị giết hại tại một thị trấn có chữ cái đầu trùng với chữ cái trong tên họ của mỗi người như Carmen Colon bị giết ở Churchville; Wanda Walkowicz bị sát hại tại Webster và Michelle Maenza bị giết ở Macedon.

Vào cuối những năm 1970, 4 cô gái khác cũng bị giết hại và có những điểm tương đồng giống như trên. Nạn nhân là Roxene Roggasch, Pamela Parson, Tracy Tofolya. Cảnh sát đã tiến hành nhiều cuộc điều tra và bắt giữ nhiều kẻ tình nghi. Tuy nhiên, cho đến nay, cơ quan chức năng vẫn chưa tìm ra hung thủ.

Sát nhân ngày 2/9


Hai nạn nhân bị giết hại đúng ngày 2/9 nhưng khác năm. Cho đến nay, hung thủ vẫn chưa bị bắt.

Năm 2006, kẻ sát nhân đã tấn công và giết thai phụ Sonia Mejiat tại nhà riêng của nạn nhân ở Taylorsville, Salt Lake County, Utah khi cô ở một mình. Hung thủ đã lấy một vài đồ đạc giá trị trong nhà Sonia. Đến năm 2008, một phụ nữ khác có tên là Damiana Castillo cũng bị một kẻ lạ mặt bóp cổ chết ngay trong căn hộ của mình, cách hiện trường xảy ra vụ án của Sonia khoảng 2 km. 

Sau khi phân tích ADN từ các bằng chứng thu thập ở cả hai hiện trường, cảnh sát khẳng định, hung thủ 2 vụ giết người là một. Điều trùng hợp khác giữa hai vụ án là ngày xảy ra vụ án trùng nhau - ngày 2/9. Chính vì vậy, hung thủ được đặt tên là sát nhân ngày 2/9. Tuy nhiên, cho đến nay, giới chức trách vẫn chưa tìm ra hung thủ do chỉ tìm ra rất ít manh mối.

Thứ Hai, 17 tháng 11, 2014

Những vị tướng tồi tệ nhất trong lịch sử Quân đội Mỹ

Đánh giá quá cao quân địch hay đưa ra quyết định xa rời tình hình thực tế... khiến họ trở thành những nhà lãnh đạo quân sự tồi tệ.

Horatio Gates




Horatio Gates là một trong những vị tướng tài năng của quân đội Mỹ nhưng có cái tôi lớn và thường có nhiều tham vọng đối với mỗi cuộc chiến.

Horatio Gates từng làm việc trong quân đội Anh. Một trong những quyết sách sai lầm của ông xa rời với tình hình thực tế khi chỉ ngồi trong pháo đài chỉ huy là ở trận chiến Saratoga năm 1777.
Tuy nhiên, điều may mắn là cấp dưới của ông là Benedict Arnold và những người khác đã có quyết định đúng đắn và giúp quân đội Anh giành chiến thắng.


George McClellan



George McClellan được Tổng thống Lincoln và phe Liên minh tung hô là "phiên bản trẻ của Napoleon" và trông chờ những chiến tích xuất sắc của ông. Ông đã xây dựng quân đội Liên bang ngay từ thời gian đầu. 

Tuy nhiên, tướng McClellan đã quá thận trọng và luôn cảm thấy lực lượng phía mình yếu thế hơn phe miền Nam. Do đó, tướng McClellan đã di chuyển chậm chạp và không có nhiều cuộc tấn công nhắm vào quân địch theo ý kiến chỉ đạo của Tổng thống Lincoln. 

Đứng trước tình thế đó, Tổng thống Lincoln cho rằng nếu cứ để điều đó diễn ra thì quân đội sẽ gặp nhiều thương vong và thất bại trước tướng Robert E. Lee. Vì vậy, tướng Ulysses S. Grant được chỉ định thay thế vị trí chỉ huy của tướng McClellan.

William Henry Winder



William Henry Winder là một trong những vị tướng "bất tài" gây tranh cãi trong lịch sử Quân đội Mỹ, đặc biệt là trong cuộc chiến năm 1812. Ông liên tiếp bị quân địch đẩy lùi trong khi nắm trong tay một lực lượng hùng hậu. 

Chưa dừng lại ở đó, quân đội do tướng Winder dẫn dắt là lực lượng duy nhất có thể bảo vệ Washington trước cuộc tấn công của Anh vào tháng 7/1814. Tuy nhiên, một lần nữa vị lãnh đạo này lại không nỗ lực hết mình, thể hiện khả năng lãnh đạo yếu kém khiến Washington và cả Nhà Trắng bị quân đội Anh đánh chiếm.

Chủ Nhật, 16 tháng 11, 2014

5 lời nguyền ám ảnh nhân loại cả thế kỷ (1)

Lời nguyền kim cương xanh và lời nguyền lãnh chúa Tamerlane là 2 trong số 5 lời nguyền ám ảnh nhân loại suốt thập kỉ qua.

1. Lời nguyền "kim cương xanh"


Tháng 7/2012, Hoàng hậu Thái Lan Sirikit được người dân vô cùng yêu quý đã bị đột quỵ và không xuất hiện trước công chúng. Điều này sẽ không trở thành tâm điểm bàn tán của dư luận nếu như không xuất hiện những tin đồn về một lời nguyền kéo dài hàng thập kỷ trước đó.

Nguồn gốc của lời nguyền nghiệt ngã trên bắt đầu từ việc xảy ra một trong những vụ trộm nữ trang hoàng gia kinh hoàng nhất lịch sử.

Ảnh minh họa. 


Câu chuyện bắt đầu tại cung điện của gia đình hoàng gia Ả Rập Saudi năm 1989. Khi đó, một người gác cổng Thái đã đột nhập vào phòng Hoàng tử Faisal và lấy trộm đồ trang sức trị giá 20.000.000 USD.

Sau đó, người này đã tuồn chúng về Thái Lan bằng cách giấu đồ ăn cắp trong máy hút bụi. Trong số các món đồ trang sức có giá trị của hoàng tử Ả Rập Saudi bị đánh cắp có một viên đá quý 50 carat và được gọi là "kim cương xanh".

Nhà chức trách Saudi đã thông báo cho cảnh sát Thái Lan vụ việc và nhanh chóng bắt được tên trộm. Tuy nhiên, y đã kịp bán một số đồ trang sức đó trước khi bị cảnh sát tóm tại chợ đen. Số còn lại đã được cảnh sát Thái Lan hoàn trả cho gia đình hoàng gia Thái Lan.

Một nửa số trang sức được trả lại là hàng giả. Không những vậy, "kim cương xanh" vẫn biệt tích. Cảnh sát Thái Lan còn cho rằng, có thể viên đá quý đó không tồn tại. Điều đó khiến thông tin về vụ trộm cắp trang sức hoàng gia càng trở nên tồi tệ hơn.

Đối với một viên ngọc quý mà chưa bao giờ được chứng minh chắc chắn là tồn tại thì "kim cương xanh" gây ra nhiều vấn đề hơn là giá trị vật chất của nó. Nó được cho là bị ma ám. Lời nguyền về viên đá quý này đầu tiên xuất hiện vào tháng 2/1990.

Hoàng hậu Sikirit của Thái Lan.


Khi đó, 3 nhà ngoại giao Ả Rập Saudi (những người đã được giao nhiệm vụ điều tra các vụ trộm cắp đồ trang sức) đều bị giết hại trong cùng một đêm. Cảnh sát Thái Lan khẳng định rằng, không có bằng chứng nào cho thấy vụ giết người có liên quan đến viên đá quý có tên "kim cương xanh". Tuy nhiên, người Ả Rập Saudi nghĩ khác và nghi ngờ chính quyền đã che đậy vụ việc.

Những nghi ngờ của họ đã dấy lên khi báo chí địa phương đưa tin rằng, một vài phu nhân của những quan chức quyền lực nhất Thái Lan đã được nhìn thấy đeo đồ trang sức giống như viên đá quý mà hoàng gia Ả Rập Saudi bị mất.

Điều khá thú vị là người ta cáo buộc hoàng hậu Sirikit cũng từng xuất hiện với viên đá quý đó trước khi bị đột quỵ và không còn xuất hiện trước công chúng. Nhiều người tin rằng, Hoàng hậu Sirikit là nạn nhân mới nhất của lời nguyền "kim cương xanh".

2. Lời nguyền nghiệt ngã khiến hàng triệu người bị giết

Năm 1941, một nhóm các nhà nhân chủng học Xô Viết đã đến Uzbekistan để thực hiện chuyến thám hiểm đã được nhà nước phê chuẩn. Nhiệm vụ của họ là xác định vị trí ngôi mộ của Tamerlane và khai quật thi thể bên trong.


Lăng mộ Tamerlane. 


Tamerlane là một lãnh chúa nổi tiếng sống ở thế kỷ XIV và được xem là anh hùng dân tộc ở Uzbekistan. Trước bối cảnh đó, các giáo sĩ Hồi giáo địa phương đã không thể ngăn cản nỗ lực khai quật ngôi mộ lãnh chúa Tamerlane của nhóm chuyên gia Xô Viết. Tuy nhiên, họ cảnh báo rằng, nếu đánh thức giấc ngủ vĩnh hằng của lãnh chúa thì thảm họa sẽ ập đến vào ngày thứ ba.

Khi nghe điều đó, lãnh đạo nhóm thám hiểm Mikhail Gerasimov đã bỏ ngoài tai lời đe dọa đó và coi nó là điều mê tín dị đoan của người dân địa phương. Họ tiếp tục công việc khai quật thi thể lãnh chúaTamerlane và mở quan tài của ông vào ngày 19/6/1941.

Bên ngoài quan tài có viết một dòng chữ có nội dung: "Khi tôi từ cõi chết trở về, thế giới sẽ run sợ". Ba ngày sau, phát xít Đức đã bất ngờ phát động cuộc chiến Barbarossa và xâm lược Liên Xô. Đó có phải là điều trùng hợp ngẫu nhiên? Có lẽ vậy. Sự kiện này đã khiến thế giới phải rúng động.

Điều thú vị là khi cuộc chiến Đức - Xô bước vào giai đoạn bước ngoặt với chiến thắng của người Nga trong trận đánh Stalingrad, Stalin đã ra lệnh đem chôn cất thi hài lãnh chúa Tamerlane tại Uzbekistan theo nghi lễ chôn cất của người Hồi giáo.

Lời nguyền được cho là đã bị hủy bỏ kể từ đó nhưng vẫn để lại hậu quả nặng nề. Cụ thể, mặc dù Liên Xô cuối cùng giành chiến thắng trong cuộc chiến chống xâm lược của phát xít Đức nhưng 7,5 triệu người dân Liên Xô đã chết trong cuộc chiến khốc liệt đó.

Thứ Năm, 13 tháng 11, 2014

Giải mã hệ thống đường hầm bí mật bên dưới Nhà Trắng

Một hệ thống hầm ngầm tối mật được xây dựng bên dưới Nhà Trắng để tổng thống Mỹ có thể sử dụng chúng trong trường hợp khẩn cấp.


Lịch sử đường hầm phía dưới Nhà Trắng
Hệ thống đường hầm bên dưới Nhà Trắng, nơi sống và làm việc của tổng thống Mỹ, là một trong những công trình tối mật nhưng khơi gợi trí tò mò nhất hành tinh. Người ta biết tới sự tồn tại của nó nhưng hầu như không thể xác định chính xác quy mô của hệ thống hay tổng số những đường hầm được xây dựng.

Chúng là lối đi an toàn để ông chủ Nhà Trắng di chuyển tới nơi ẩn náu và làm việc trong trường hợp nước Mỹ đối mặt với thảm họa tồi tệ nhất, bao gồm cả cuộc tấn công hạt nhân từ kẻ thù. Theo Tuần báo National Journal, hệ thống đường hầm bí mật được xây dựng từ đầu những năm 1950 dưới thời Harry S. Truman, tổng thống thứ 33 của Mỹ. Việc xây dựng được tiến hành song song với quá trình tôn tạo Nhà Trắng vì nó đã xuống cấp sau nhiều năm sử dụng.

Trong thời gian sửa chữa, tổng thống Truman phải chuyển tới sống và làm việc ở một địa điểm khác trong ba năm. Nhà Trắng mới sở hữu những cột bê tông và dầm thép trong khi phía dưới nó là hệ thống hầm ngầm và boongke, nơi tổng thống và những người làm việc cho chính phủ ẩn náu an toàn trong trường hợp nguy cấp. Hệ thống hầm ngầm của Nhà Trắng ra đời trong thời kỳ đầu của kỷ nguyên Chiến tranh Lạnh.


Đường hầm dưới Nhà Trắng được xây dựng theo lệnh của Tổng thống Harry S. Truman. Ảnh: Truman Library.

Những hành lang bí mật

Kể từ khi ra đời, đường hầm phía dưới Nhà Trắng nhiều lần được tu sửa hoặc mở rộng. Dưới thời đương kim Tổng thống Mỹ Barack Obama, khu vực trú ẩn dành cho các quan chức cấp cao cũng được nâng cấp. Ban đầu, chính quyền muốn giữ bí mật quá trình xây dựng nên thông báo rằng họ đào xới để nâng cấp hệ thống điện, điều hòa, sưởi ấm và thiết bị báo cháy. Tuy nhiên, quy mô của các hoạt động xây dựng quá lớn khiến người ta nghi ngờ. Cuối cùng, một nguồn tin giấu tên cho biết người ta đang nâng cấp hệ thống hầm trú ẩn và các đường hầm phía dưới tòa nhà, New York Timesđưa tin.



Công trình xây dựng tại Nhà Trắng năm 2011. Ảnh: AP.

Người ta suy đoán, đường hầm bí mật dưới Nhà Trắng nằm sâu dưới đất, nối liền các cơ quan đầu não của Mỹ ở trong và ngoài thủ đô Washington D.C. Một trong những đường hầm nổi tiếng nhất dẫn tới Trung tâm Chiến dịch khẩn cấp của Tổng thống (PEOC), nơi Tổng thống George W. Bush đã gặp Hội đồng an ninh quốc gia ngay sau vụ khủng bố ngày 11/9/2001. Trước đó, Phó tổng thống Dick Cheney đã được đưa xuống hầm sau khi Tháp đôi Trung tâm thương mại thế giới và một phần Lầu Năm Góc bị tấn công khủng bố. Vào thời điểm đó, ông Bush đang có mặt trên chiếc chuyên cơ Air Force One.

Hệ thống tàu điện ngầm chuyên dụng


Người ta nói rằng, có một hệ thống điện ngầm hoạt động ở thủ đô Washington D.C. để phục vụ Tổng thống trong trường hợp khẩn cấp. Kế hoạch xây dựng đường tàu này được khởi động trong thập niên 1950, khi Chiến tranh Lạnh bắt đầu.

Hệ thống tàu điện ngầm nối liền đồi Capitol với Hạ viện và Thượng viện Mỹ. Ảnh: Wikipedia.

Hệ thống đường sắt được xây theo lệnh của Dwight D. Eisenhower, tổng thống thứ 34 của Mỹ. Một ủy ban bí mật được thành lập để xây dựng đường tàu điện ngầm đặc biệt song song với tuyến đường phục vụ dân sinh tấp nập thứ hai ở Mỹ sau hệ thống vận tải hành khách ở thành phố New York. Đường ngầm này nối liền Nhà Trắng với các tòa nhà công vụ bên cạnh bao gồm Đài quan sát Hải quân, một khách sạn gần Nhà Trắng, đồi Capitol, Lầu Năm Góc, Bộ Ngoại giao….

Theo kế hoạch dài hạn, người ta có thể nối dài đường hầm tới những khu vực xa hơn như Trại David hay trụ sở CIA. Ngoài ra, bên dưới thủ đô Washington D.C. còn có một hệ thống đường tàu điện ngầm đặc biệt. Nó nối liền đồi Capitol với Hạ viện và Thượng viện Mỹ. Hệ thống này được xây dựng năm 1909 để nối liền các cơ quan đầu não của chính phủ Mỹ trước khi được nâng cấp nhiều lần. Ngày nay, công chúng được phép tham quan và sử dụng hệ thống này với điều kiện mang đầy đủ giấy tờ và được nhân viên an ninh hộ tống. Tuy nhiên, trong thời điểm Mỹ tổ chức bầu cử lưỡng viện, hệ thống này chỉ phục vụ các nghị sĩ và nhân viên chính phủ.

Tình báo Liên Xô cài bẫy buộc Mỹ - Nhật khai chiến sớm

Ít ai biết rằng nhằm buộc Mỹ-Nhật sớm “choảng” nhau trong sự kiện Trân Châu Cảng, tình báo Liên Xô đã phải dày công cài bẫy.


Sau khi Nhật Bản tập kích Trân Châu Cảng, Chiến tranh Thái Bình Dương bùng nổ. Đa số dư luận cho rằng sự kiện Trân Châu Cảng là kết quả của mâu thuẫn không thể điều hoà giữa Mỹ và Nhật Bản. Nhưng ít ai biết rằng nhằm buộc Mỹ-Nhật sớm “choảng” nhau, tình báo Liên Xô đã phải dày công cài bẫy.

Sau khi Chiến tranh Thế giới lần thứ II nổ ra, Liên Xô nằm giữa hai gọng kìm: phía đông là Nhật Bản, phía tây là Đức. Nhằm tránh khả năng phải căng ra đối phó với phe Trục trên cả hai hướng, nhà lãnh đạo tối cao của Liên Xô lúc bấy giờ, Joseph Stalin, đã ra lệnh cho cơ quan tình báo nước này tìm biện pháp buộc Mỹ và Nhật Bản phải trực tiếp chĩa súng bắn vào nhau. Dưới sự chỉ đạo của ông trùm mật vụ Lavrenty P. Beria, tháng 10/1940, Kế hoạch Tuyết trắng ra đời. Sau khi Beria báo cáo, nhận được sự phê chuẩn của Stalin, cơ quan tình báo Liên Xô bắt đầu cho thực thi kế hoạch này.


Nguyên Ngoại trưởng Nhật Bản Yosuke Matsuoka.

Đầu năm 1941, tình báo viên Pavlov nhận lệnh lên đường đi Mỹ, bắt liên lạc với điệp viên cài cắm Henry White, lúc đó đã chui cao leo sâu trong chính quyền Mỹ, trở thành một trong những cố vấn kinh tế thân tín nhất và ảnh hưởng mạnh mẽ đối với những chính sách của Tổng thống Mỹ lúc bấy giờ, Franklin D. Roosevelt. White là một nhà kinh tế xuất chúng, có biệt tài biến những vấn đề phức tạp trong lĩnh vực chính sách tiền tệ trở thành đơn giản để giải thích cho những người không tinh thông về mặt học thuật, nên rất được Roosevelt trọng dụng. Trong cuộc tiếp xúc bí mật với White, Pavlov đã thông báo “khẩu dụ” của Stalin về những nội dung cơ bản của “bản công hàm tương lai” mà Oasinhtơn sẽ gửi Tôkyô, nhấn mạnh vào một số điểm chắc chắn sẽ không được Tôkyô chấp nhận như yêu cầu Nhật Bản lập tức rút quân khỏi Trung Quốc... Ngoài ra, Pavlov còn yêu cầu White tìm cách làm sâu sắc thêm những mâu thuẫn trong mối quan hệ giữa Mỹ và Nhật, buộc hai nước này phải sớm giải quyết bằng chiến tranh.

Tháng 7/1941, Nhật Bản tấn công nam Đông Nam Á, uy hiếp Philippin. Oasinhtơn ra lệnh cấm vận kinh tế và dầu mỏ đối với Tôkyô. Quan hệ giữa Tôkyô và Oasinhtơn xấu đi nhanh chóng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai kế hoạch Tuyết trắng. Đặc biệt, trước đó gần một tháng, Đức bất ngờ tấn công Liên Xô. Ngoại trưởng Nhật Bản khi đó là Yosuke Matsuoka nhanh chóng kiến nghị lên Nhật Hoàng Hirohito là phải lập tức khai chiến với Liên Xô. Ngay trong hai tháng 7 và 8/1941, quân Quan Đông của Nhật Bản đã tổ chức một diễn tập quy mô lớn, mà mục tiêu giả định chính là Hồng quân Liên Xô. Những thông tin tình báo từ nhiều kênh khác nhau cho thấy Nhật Bản có khả năng tấn công Liên Xô.

Tàu chiến Mỹ tại Trân Châu Cảng bốc cháy sau khi bị không quân Nhật Bản tập kích. 


Tình hình vô cùng nguy cấp, tình báo Liên Xô lại được lệnh liên lạc khẩn cấp với White, hối thúc điệp viên này nhanh chóng hành động. Tháng 10/1941, khi quân Đức áp sát Mátxcơva, căn cứ theo những nội dung do Palov cung cấp, White đã khởi thảo một bị vong lục để gửi cho phía Nhật Bản. Bị vong lục tuyên bố Mỹ chỉ thừa nhận chính phủ của Tưởng Giới Thạch, không thừa nhận chính quyền ngụỵ Mãn Châu (chính quyền bù nhìn ở Mãn Châu và phía đông Nội Mông, do các quan chức nhà Thanh cũ tạo ra với sự giúp đỡ của Nhật Bản vào năm 1932) và chính quyền ngụy của Uông Tinh Vệ ở Nam Kinh. Bị vong lục cũng yêu cầu Nhật Bản lập tức rút quân khỏi Trung Quốc, bán đảo Triều Tiên và Đông Dương cũng như rút khỏi hiệp ước đồng minh ba nước Đức-Ý-Nhật… Những yêu cầu này chủ yếu nằm trong nội dung “khẩu dụ” của Stalin. Tháng 11/1941, White lại khởi thảo một bị vong lục khác với lời lẽ cứng rắn hơn. Hai bị vong lục này sau khi được Tổng thống Mỹ Roosevelt thông qua, lần lượt được trao cho phía Nhật Bản dưới danh nghĩa của Quốc vụ khanh Cordell Hull, nên lịch sử gọi đó là Bị vong lục Hull.


Ngày 25/11/1941, Đại sứ Nhật Bản ở Mỹ và các đại biểu tham dự đàm phán Mỹ-Nhật nhận được Bị vong lục Hull từ tay White. Kết quả không nằm ngoài dự liệu của Mátxcơva. Nhật Bản một mặt lên tiếng phản đối, mặt khác theo chỉ thị của Nhật Hoàng triệu tập hội nghị trọng thần với sự tham gia của các nhân vật từng giữ chức vụ thủ tướng còn sống. Không có ai tham dự hội nghị này bày tỏ sự tán thành đối với Bị vong lục Hull, thậm chí có người còn nói nếu Nhật Bản chấp nhận những yêu cầu này trong Bị vong lục Hull sẽ trắng tay và bị hủy diệt, cho nên dù thế nào thì cũng phải khai chiến với Mỹ.

Ngày 7/12/1941, Nhật Bản bất ngờ tấn công Trân Châu Cảng. Sau khi Chiến tranh Thái Bình Dương bùng nổ, ngày 11/12/1941, Tổng cục tình báo Hồng quân Liên Xô đã báo cáo lên Stalin rằng Nhật Bản đã điều 2 sư đoàn bộ binh cùng 300 máy bay từ chiến trường Trung Quốc và 2 sư đoàn bộ binh cùng 250 máy bay từ Mãn Châu về phía nam. Cuối cùng, Stalin đã có thể yên tâm vì không phải căng ra đối phó với việc bị Nhật Bản tấn công từ phía đông, rảnh tay ra đòn phản công nhằm vào phát xít Đức ở mặt trận phía tây. Kế hoạch Tuyết trắng thành công mĩ mãn.

Thứ Ba, 11 tháng 11, 2014

Sự thật về Tổng thống kém cỏi trong lịch sử Mỹ

Tổng thống Franklin Pierce được đánh giá là một trong số ít ông chủ Nhà Trắng “kém cỏi” trong lịch sử Mỹ khi nghiện rượu, bị đảng bỏ rơi...

Năm 1852, Franklin Pierce được đảng Dân Chủ chọn làm người đại diện Đảng, tham dự cuộc chạy đua cam go vào Nhà Trắng với đối thủ nặng ký khác của đảng Cộng hòa. Trong cuộc đua vào Nhà Trắng, ông đã giành chiến thắng và trở thành Tổng thống thứ 14 trong lịch sử nước Mỹ.


Tuy nhiên, ít ai có thể biết được chuyện đau lòng mà Tổng thống Mỹ Franklin Pierce từng phải trải qua đó là việc chứng kiến người con duy nhất qua đời do tai nạn xe lửa vào hai tháng trước khi ông đắc cử Tổng thống. Sự kiện đau lòng này khiến vợ chồng Tổng thống Franklin vô cùng đau lòng. Chính vì vậy, sau khi vào Nhà Trắng, vợ của Tổng thống Franklin luôn buồn rầu và không màng tới tình hình bên ngoài.

Tổng thống Franklin Pierce là một trong số ít ông chủ Nhà Trắng “kém cỏi” trong lịch sử Mỹ và bị đảng của mình bỏ rơi.

Trong khi đó, tình hình Tổng thống Franklin cũng không mấy khả quan. Ông được đánh giá là không chuyên tâm hoàn thành tốt nhiệm vụ của ông chủ Nhà Trắng. Hầu hết các cuộc họp nội các của ông đều không đạt được kết quả khả quan. Thêm vào đó, ông còn có những quan điểm đi ngược lại với đảng Dân Chủ nên trở thành một trong số ít tổng thống bị đảng của mình bỏ rơi sau một nhiệm kỳ. Cụ thể, ông đã ủng hộ mạnh mẽ thỏa ước Missouri năm 1820, Đạo luật Nô lệ bỏ trốn năm 1850 và Đạo luật Kansas - Nebraska năm 1854. Những quyết định này đi ngược lại quan điểm, chủ trương của Đảng Dân Chủ.

Bên cạnh đó, Tổng thống thứ 14 còn có những quyết sách sai lầm, gây hấn với một số quốc gia, khiến uy tín của ông giảm sút đáng kể như muốn sáp nhập Cuba, phản đối việc công dân Anh định cư ở Trung Mỹ...


Chưa dừng lại ở đó, trong cuộc sống thường nhật, Tổng thống Franklin được mọi người miêu tả là người nghiện rượu nặng và mắc bệnh trầm cảm.

Tổng thống Franklin đã qua đời vào ngày 22/1/1868, khi 64 tuổi. Người ta cho rằng ông đã uống rượu quá nhiều dẫn đến tử vong. Khi qua đời, Tổng thống Franklin đã để lại tài sản trị giá 70.000 USD và người được thụ hưởng là những người thân và bạn bè của ông. Thi hài của ông chủ Nhà Trắng thứ 14 được chôn cất tại nghĩa trang ở Concord, tiểu bang New Hampshire.

Thứ Hai, 10 tháng 11, 2014

Toàn cảnh trận đánh xe tăng lớn nhất lịch sử nhân loại

6.000 xe tăng, 4.000 máy bay, 2 triệu binh lính được huy động trong trận Vòng cung Kursk, trận đánh xe tăng lớn nhất lịch sử nhân loại.

Kế hoạch táo bạo của Đức


Sau thất bại tại Stalingrad, mùa hè năm 1943, quân đội Đức quốc xã đã quyết định tổ chức một cuộc tấn công quy mô lớn vào khu vực vòng cung Kursk nhằm làm suy yếu tiềm năng của Liên Xô. Hitler cho rằng một chiến thắng ở đây sẽ khẳng định sức mạnh của Đức, nâng cao uy tín với các đồng minh đang muốn rút khỏi cuộc chiến. Để phục vụ cho trận đánh chiến lược quyết định này, quân đội Đức quốc xã đã huy động 22 sư đoàn bộ binh với tổng quân số 912.460 binh lính, 17 sư đoàn xe tăng, 2 sư đoàn bộ binh cơ giới với tổng số 2.982 xe tăng các loại trong đó có 800 chiếc Tiger - loại xe tăng chiến đấu chủ lực lừng danh của Đức, 9.966 khẩu pháo các loại, 2.110 máy bay chiến đấu. Lực lượng này chiếm đến 17% số sư đoàn bộ binh, 70% số sư đoàn xe tăng, 30% số sư đoàn cơ giới và 60% số máy bay của Đức trên mặt trận phía Đông. Hitler đã đặt mật danh cho chiến dịch này là Citadel.



Hitler đã huy động lực lượng chưa từng có trong chiến dịch Citadel nhằm tạo bước đột phá chiến lược trên mặt trận phía Đông. Ảnh lấy từ phối cảnh bộ phim Vòng cung lửa của đạo diễn Yuri Ozerov.

Ông chính là người đã khai sinh việc đặt mật danh cho các chiến dịch quân sự lớn về sau. Theo sắc lệnh số 6 do Hitler phát hành, tập đoàn quân Trung tâm do Thống chế Günther von Kluge chỉ huy phối hợp cùng Tập đoàn quân số 9 do tướng Walter Model lãnh đạo tạo thành gọng kìm ở phía Bắc. Tập đoàn quân phía Nam do Thống chế Erich von Manstein chỉ huy phối hợp cùng Quân đoàn Panzer 4 tấn công vào khu vực phía Nam. Ban đầu chiến dịch Citadel dự định sẽ bắt đầu vào ngày 3/5/1943, nhưng sau đó Hitler đã cho hoãn chiến dịch đến ngày 12/6. Ông cho rằng, xe tăng là chìa khóa của chiến dịch nên tiếp tục hoãn chiến dịch đến ngày 5/7 để chờ đợi các vũ khí mới như xe tăng Panzer và nâng cấp xe tăng Tiger.



Hitler cho rằng, xe tăng là chìa khóa của chiến dịch Citadel nên đã huy động gần 3.000 xe tăng các loại trong trận đánh vào vòng cung Kursk. Ảnh: Wikipedia. 


Về phía Liên Xô, từ các thông tin tình báo và trinh sát thu thập được, Nguyên soái Georgy Zhukov khẳng định rằng, quân đội Đức sẽ tiến hành một chiến dịch quân sự lớn vào khu vực Kursk cách 450 km về phía tây nam Moscow. Nguyên soái Zhukov đề nghị xây dựng tuyến phòng ngự vững chắc kéo quân Đức sa vào cái bẫy để đập tan lực lượng thiết giáp, tạo điều kiện cho một cuộc phản công quy mô lớn nhằm giành thắng lợi quyết định. Hồng quân đã xây dựng 6 vành đai phòng thủ với chiều sâu 130-150 km trong đó có 3 khu vực phòng ngự chính với chiều sâu 40 km.

Lực lượng công binh Hồng quân đã cài 503.663 quả mìn chống tăng, 439.348 quả mìn sát thương trên 3 khu vực phòng ngự chính. 4.800 km giao thông hào đã được đào chằng chịt trong khu vực. Các bãi mìn tại khu vực Kursk có mật độ 1.700 quả mìn sát thương và 1.500 mìn chống tăng trên km 2, gấp 4 lần mật độ được sử dụng để bảo vệ Moscow. Lực lượng huy động cho chiến dịch phòng ngự tại vòng cung Kursk lên đến 1,3 triệu quân, 3.600 xe tăng các loại, 20.000 khẩu pháo chủ yếu là pháo chống tăng, 2.729 máy bay chiến đấu các loại. Lực lượng này chiếm 26% tổng quân số Hồng quân, 26% lực lượng pháo binh, 35% máy bay và 46% lực lượng tăng thiết giáp. Việc hoãn kế hoạch tấn công muộn hơn 2 tháng của Đức đã tạo thêm thời gian cho Hồng quân xây dựng tuyến phòng ngự kỹ lưỡng nhất.

Cuộc chạm trán xe tăng lớn nhất lịch sử




Trận đánh tại cánh đồng Prokhorovka đã trở thành cuộc chạm trán xe tăng lớn nhất lịch sử nhân loại. Ảnh: Wikipedia. 


Sáng sớm ngày 5/7/1943, quân đoàn II SS Panzer phát động cuộc tấn công quy mô lớn vào khu vực Kursk. Sau một tuần công kích, mũi tấn công phía Nam của Thống chế Von Manstein tiến được 36 km vào tuyến phòng ngự nhưng không phá vỡ được. Hướng tấn công phía Bắc của Tập đoàn quân trung tâm chỉ tiến được 12 km vào tuyến phòng ngự.


Ngày 10/7, Hồng quân bắt đầu chiến dịch phản công quy mô lớn, cuộc chạm trán giữa đôi bên lên đến đỉnh điểm vào ngày 12/7 tại cánh đồng Prokhorovka. Chỉ trong vòng 3 ngày, hai bên đã tung vào trận chiến những sư đoàn xe tăng hùng mạnh nhất với tổng số lên đến 1.200 xe tăng và pháo chống tăng tự hành. Trận đánh tại Prokhorovka đã trở thành cuộc chạm trán xe tăng lớn nhất lịch sử nhân loại.


Tại Prokhorovka Tập đoàn quân xe tăng số 5 của Hồng quân đã chạm trán Tập đoàn quân II SS-Panzer của Đức. Hồng quân đã sử dụng chiến thuật táo bạo khi cho xe tăng hạng trung T-34 cắt vào giữa đội hình xe tăng Đức. Những chiếc T-34 nhanh nhẹn quần thảo giữa đội hình những chiếc Tiger và Panzer nặng nề khiến đội hình tấn công bị cắt đứt buộc phải rút lui. Cả hai bên đều chịu thiệt hại nặng song đợt tấn công của Đức đã bị chặn đứng. Tối 12/7, Hitler triệu tập von Kluge và von Manstein yêu cầu ngưng chiến dịch Citadel để rút quân về đối phó với đợt tấn công của quân đồng minh vào miền Nam nước Pháp. Ngày 16/7 quân Đức rút về vạch xuất phát, trong khi Hồng quân đã phát động đợt phản công quy mô lớn nhằm chiếm ưu thế trên mặt trận phía Đông. Lần đầu tiên, một đợt tấn quy mô lớn chưa từng có của Đức phải dừng lại trước khi đạt được sự đột phá.

Tổn thất của đôi bên


Liên Xô đã phải trả một cái giá rất đắt cho thắng lợi tại trận Vòng cung Kursk. Ảnh: Wikipedia. 



Trận Vòng cung Kursk là một chiến thắng mang tính chiến lược có ý nghĩa quyết định đến cục diện chiến trường. Thắng lợi của Hồng quân đã đẩy quân đội Đức quốc xã từ thế chủ động lâm vào thế bị động. Tuy nhiên, cái giá của chiến thắng không hề rẻ. Theo số liệu của nhà sử học Grigoriy Krivosheyev, trong trận Kursk, 429.890 chiến sĩ Hồng quân hy sinh, tổng số quân hy sinh và thương vong lên đến 685.456 người.

Tổn thất về trang thiết bị vũ khí rất lớn, 1.614 xe tăng bị phá hủy trong tổng số 3.600 chiếc tham chiến. 2.349 khẩu pháo các loại bị phá hủy, 1.116 máy bay bị bắn rơi. Các số liệu về tổn thất của quân Đức không rõ ràn. Theo nhà sử học Karl-Heinz Frieser, khoảng 198.000 binh lính thiệt mạng hoặc bị thương, 760 xe tăng bị phá hủy, 524 máy bay bị bắn rơi. Cựu Thủ tướng Anh Winston Churchill từng nói "Trận Stalingrad là kết thúc của sự khởi đầu nhưng trận Kursk là khởi đầu của sự kết thúc".

Chủ Nhật, 9 tháng 11, 2014

Con tàu mất tích bí ẩn bậc nhất lịch sử hàng hải

Năm 1928, tàu Kobenhavn mất tích đầy bí ẩn khi đang thực hiện chuyến hành trình như thường lệ. Cho đến nay, con tàu này vẫn biệt tăm tích.

Công ty East Asia tại Đan Mạch đã mất vài năm để đóng tàu 5 cột buồm Kobenhavn với chiều dài lên đến 132m. Mặc dù nó không phải là con tàu lớn nhất thời điểm đó nhưng là tàu được trang trí đẹp nhất. Trong đó, phía trước mũi tàu được trang trí một bức tượng kỵ sĩ bọc thép.


Tàu Kobenhavn thực hiện chuyến hành trình lần đầu tiên vào ngày 26/10/1921 và xuất phát từ cảng Copenhagen. Chuyến tàu này thực hiện hành trình vòng quanh thế giới trong 404 ngày. Trong vòng 7 năm, con tàu trên đã thực hiện nhiều chuyến đi thành công, vận chuyển hàng hóa đến Argentina, Australia và Đông Nam Á và đem lại lợi nhuận cao cho công ty East Asia.


Tàu Kobenhavn mất tích không để lại dấu vết. 

Tuy nhiên, tàu Kobenhavn gặp biến cố vào ngày 14/12/1928. Khi đó, tàu Kobenhavn rời Rio de la Plata - một khu vực nằm giữa Uruguay và Argentina. Thủy thủ đoàn của Kobenhavn gồm 60 thành viên. Trong số đó có nhiều người xuất thân từ những gia đình danh gia vọng tộc ở Đan Mạch.

Sau khi rời khỏi vùng biển Argentina, con tàu trên hướng về Australia sau khi nhận hàng hóa trở về châu Âu. Lần lần cuối tàu Kobenhavn phát tín hiệu là vào ngày 21/12/1928. Khi đó, con tàu liên lạc qua radio với tàu William Blumer của Na Uy, cách đảo Tristan da Cunha khoảng 900 km. Nhưng sau đó người ta không nhận bất kỳ tín hiệu nào từ nó. Sau đó, một loạt hoạt động tìm kiếm tàu Kobenhavn diễn ra nhưng không có kết quả. Vào tháng 1/1930, công ty bảo hiểm Lloyds tuyên bố tàu Kobenhavn mất tích và gạch tên ra khỏi danh sách đăng ký tàu.


Cho đến nay, nguyên nhân tàu Kobenhavn mất tích vẫn còn là một bí ẩn. Dấu vết duy nhất của vụ mất tích con tàu 5 cột buồm trên là việc phát hiện 7 bộ xương người trong sa mạc Namibia vào năm 1932. Khi đó, nhiều người đưa ra giả thuyết đó là bộ xương của những thủy thủ đoàn chết vì đói khát khi tàu của họ dạt vào bờ biển. Một số khác cho rằng tàu Kobenhavn bị va vào tảng băng khi di chuyển vào ban đêm hay thời tiết nhiều sương mù khiến thủy thủ đoàn không kịp phản ứng.

Thứ Năm, 6 tháng 11, 2014

5 thảm họa lớn nhất trong lịch sử quân đội Mỹ

Quân đội Mỹ đã mắc phải sai lầm khi phát động một số cuộc chiến tranh hay xung đột gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cường quốc này.

1. Cuộc xâm lược Canada

Mở đầu cuộc chiến tranh năm 1812, quân đội Mỹ đã xâm chiếm Thượng và Hạ Canada. Các nhà lãnh đạo quân sự và dân sự đều mong đợi một sự đầu hàng nhanh chóng. Tuy nhiên, Mỹ đã đánh giá cao sức mạnh quân sự của phía mình mà đánh giá thấp đối phương. Thay vì giành chiến thắng một cách dễ dàng, Mỹ đã bị Anh dạy cho một bài học và phải nếm mùi cay đắng, nhận thất bại nặng nề.

Lực lượng Mỹ (chủ yếu là dân quân mới được "chiêu mộ") chuẩn bị xâm lược Canada trên 3 hướng nhưng không tấn công cùng một lúc và không thể hỗ trợ lẫn nhau. Quân đội Mỹ lại chưa có kinh nghiệm chiến đấu chống lại một đội quân chuyên nghiệp và họ thiếu lực lượng hậu cần. Chính những điều này khiến Mỹ bị hạn chế khả năng tập trung lực lượng chống lại những điểm yếu quân sự của Anh. Thêm vào đó, Mỹ cũng thiếu những kế hoạch dự phòng tốt để đảo ngược tình thế khi mà người Anh đã sớm có dự tính trước. Các chỉ huy quân đội Mỹ William Hull cũng không mấy nhiệt tình với cuộc chiến hay sẵn sàng chấp nhận rủi ro để đạt được lợi thế.

Thảm họa thực sự của chiến dịch xâm lược Canada của Mỹ trở nên rõ ràng hơn ở Detroit vào tháng 8, khi sự kết hợp giữa quân đội Mỹ bản xứ và Anh buộc tướng William Hull phải đầu hàng cho dù ông vẫn có lợi thế về quân số hơn hẳn đối phương. Anh đã vây hãm và thiêu rụi nhiều tiền đồn của Mỹ. Lực lượng Mỹ giành được nhiều thành công trong cuộc chiến trong đó có việc khôi phục lại vị trí dọc theo biên giới nhưng không bao giờ đe dọa được Canada - Anh.

Sự thất bại của cuộc xâm lược tưởng chừng dễ dàng đã khiến người Mỹ tỉnh mộng. Cuối cùng, Anh vẫn giữ vững địa vị của mình tại lục địa, đảm bảo sự độc lập của Canada trước tham vọng của Mỹ.

2. Trận chiến Antietam

Vào tháng 9/1862, Robert E.Lee đã xâm lược Maryland cùng với quân đội Bắc Virginia. Mục tiêu của Robert E.Lee là tận dụng các cơ hội để nhằm gây thiệt hại nặng nề cho lực lượng Liên bang. Nhưng không may cho tướng Lee đó là thông tin về sự sắp đặt trận chiến bị lộ vào tay Twongs George McClellan - người đang nắm trong tay đội quân Potomac lớn hơn và di chuyển để đánh chặn Lee. Tổng thống Lincoln đã nhận ra đây là cơ hội để phá hủy hoặc vồ lấy lực lượng của tướng Lee.
Trận Antietam đã khiến 22.000 người thương vong, khiến nó trở thành ngày đẫm máu nhất trong lịch sử Mỹ. Tuy nhiên, trận chiến này cũng là cơ hội tốt nhất mà quân đội Liên minh có được để tiêu diệt quân đội Bắc Virginia.

3. Chiến dịch Drumbeat


Vào ngày 11/12/1941, phát xít Đức và Italy tuyên chiến với Mỹ. Trong bản hiệp ước giữa Đức với Nhật Bản không đòi hỏi Berlin hành động trong trường hợp Tokyo bị tấn công. Nhưng Đức vẫn quyết định phát động cuộc chiến chính thức với Mỹ tại Đại Tây Dương. Trong lịch sử, đây được coi là sai lầm lớn nhất trong đời Hitler. Tuy nhiên, vào thời điểm đó, nó đã tạo cơ hội đầu tiên cho các tàu ngầm Đức di chuyển qua ven biển Mỹ.

Trong 6 tháng đầu năm 1942, lực lượng tàu ngầm U-boat của Đức dưới sự chỉ huy của Đô đốc Doenitz được triển khai vào ven bờ biển phía đông. Người Đức đã quan sát thấy một số hạn chế trước trận Trân Châu Cảng để tránh sự can thiệp phát sinh của Mỹ. Cuối cùng, tàu ngầm Đức đã gặt hái được thành công lớn trong khi không có bất kỳ quan chức nào của Không quân Mỹ, Hải quân Mỹ hay cơ quan bảo vệ dân sự chuẩn bị tốt cho việc đương đầu với tàu ngầm.

Kết thúc trận chiến, thiệt hại của quân đồng minh đã tăng gấp đôi so với năm 1941 và ở mức cao trong suốt năm 1942. Thành công của Đức quốc xã khiến Anh càng thêm lo lắng. Do đó, Anh nhanh chóng gửi cố vấn sang Mỹ để giúp phát triển học thuyết chống tàu ngầm.

4. Chiến tranh Triều Tiên 1950 - 1953

Sau khi bảo vệ thành công Pusan và chiến thắng trên bãi biển Inchon, quân đội và thủy quân lục chiến Mỹ dưới sự hỗ trợ của lực lượng Hàn Quốc đã tiến sâu vào lãnh thổ Triều Tiên nhằm phá hủy chính quyền Bình Nhưỡng và chuyển giao toàn bộ quyền kiểm soát bán đảo Triều Tiên cho chính quyền Seoul.

Đây là một thảm họa hoạt động và chiến lược. Khi quân đội Mỹ tiếp cận biên giới Trung Quốc từ 2 trục khác nhau rộng lớn, quân đội Trung Quốc đã tập trung ở vùng núi của Triều Tiên. Trung Quốc đã tăng cường đưa ra các cảnh báo ngoại giao nhưng Mỹ vẫn ngây ngất trong chiến thắng ở Inchon, nên không để tâm tới điều này. Đặc biệt là khi Trung Quốc thời điểm đó rất nghèo, quân đội lại yếu còn Liên Xô cho thấy không thể can thiệp trực tiếp nên Mỹ đã chủ quan.

Khi Trung Quốc phản công lại vào tháng 11/1950, Bắc Kinh đã khiến quân đội và Thủy quân lục chiến Mỹ nếm mùi thất bại và chịu tổn thất nặng nề. Chỉ trong một thời gian, Quân đội Trung Quốc (PLA) dường như đã đánh lực lượng Liên hợp quốc tơi bời.

5. Giải tán quân đội Iraq

Ngày 23/5/2003, Paul Bremer (người đại diện chính phủ lâm thời tại Iraq) đã ra lệnh quân đội Iraq giải tán. Đây được cho là một quyết định khủng khiếp vào thời điểm đó.

Quân đội Iraq đã dính líu sâu sắc tới cơ cấu quyền lực Baathist thống trị Iraq trong suốt nhiều thập kỷ. Nhiều lãnh đạo đã phạm tội ác chiến tranh, chống lại thường dân Iraq. Bremer lập luận việc giải thể quân đội nhằm phản ứng lại cuộc xâm lược của Mỹ ở Iraq.

Quân đội Hoàng gia Iraq ra đời đầu những năm 1920 trong bối cảnh Iraq vẫn được Đế quốc Anh bảo hộ. Năm 1941, Iraq vùng lên nổi dậy nhưng người Anh đã có quyết định khôn ngoan khi giữ Iraq để duy trì trật tự. Năm 1948, lực lượng này chiến đấu chống lại quân đội Israel trong cuộc chiến giành độc lập của Israel. Trong những năm 1980, Iraq tiến hành cuộc chiến 8 năm chống lại Iran.
Tuy nhiên, quân đội Iraq đã liên tục nếm mùi thất bại trong hầu hết các nhiệm vụ quân sự khi không nhận được sự hỗ trợ từ Mỹ. Trong cuộc chiến chống IS, quân đội Iraq đã trở thành trò cười cho khu vực.

Sự thật về "ban công tình yêu" trong “Romeo và Juliet

Không chỉ vắng bóng trong kịch Shakespeare, ban công còn chưa hề xuất hiện ở nước Anh vào thời Shakespeare.

Đó là một trong những cảnh kinh điển của sân khấu thế giới, với Juliet đứng trên ban công và Romeo ở dưới khu vườn, thề nguyền yêu đương trọn đời trọn kiếp. Vấn đề là Shakespeare chưa từng đề cập đến từ "ban công" trong vở kịch gốc.

Thậm chí, ở thời Shakespeare còn chưa có từ “ban công”. Bản thân nhà soạn kịch vĩ đại không biết ban công là cái gì. Không chỉ vắng bóng trong kịch Shakespeare, ban công còn chưa hề xuất hiện ở nước Anh vào thời Shakespeare.

Ban công đến nước Anh sau khi Shakespeare qua đời


Sự thực kỳ lạ này có thể được xác nhận bởi bất cứ ai từng đọc toàn bộ vở kịch gốc của Shakespeare. Nhưng điều phức tạp hơn là tại sao cái ban công đó lại xuất hiện và gắn chặt với mối tình Romeo và Juliet, trở nên nổi tiếng suốt 400 năm qua, đến mức không thể tách rời khỏi vở kịch như vậy?

Theo từ điển Oxford, từ “ban công” xuất hiện lần đầu vào năm 1618 với cách viết “balcone” chứ không phải “balcony” như ngày nay. 1618 là 2 năm sau khi Shakespeare qua đời.

Cảnh ban công trong phim điện ảnh Romeo và Juliet năm 1936. 

Còn ngoài đời, ban công chỉ được đưa từ châu Âu lục địa vào nước Anh trong năm 1611, gần 15 năm sau khi vở Romeo và Juliet lần đầu công diễn, nhờ một người Anh có tên Tom Coryat.

Vào thế kỷ 17, cái “ban công” khi đó còn chưa có danh từ để gọi, bị xem là chi tiết kiến trúc có phần... tai tiếng ở Anh. Nguyên nhân do ban công làm mất đi sự riêng tư của những ngôi nhà Anh vốn khép kín. Ngoài ra, khí hậu nước Anh quá lạnh, không phù hợp để có những không gian mở như ban công.

Nói thế để thấy công chúng từng xa lạ đến mức nào trong cả đời sống lẫn văn hóa Anh dưới thời Shakespeare. Nhưng cùng với sự phát triển tự nhiên của văn chương và sân khấu, ban công đã xuất hiện và trở thành chi tiết cải biên quan trọng nhất trong Romeo và Juliet. Câu hỏi là sự thay đổi đã diễn ra như thế nào?

“Đóng góp vĩ đại” của Thomas Otway

Tờ Atlantic cho biết thực chất cảnh tỏ tình bên ban công đến từ một nhà soạn kịch khác là Thomas Otway. Ngày nay Otway ít được biết đến, nhưng ông là một nhà soạn kịch nổi tiếng ngang ngửa với Shakespeare thời đó.

Năm 1642, Quốc hội Thanh giáo Anh đã đóng cửa các nhà hát ở London. Sau khi Vua Charles 2 được phục hồi vương vị năm 1660, ông mở lại các nhà hát. Kịch Shakespeare lại được diễn, trong đó có Romeo và Juliet vào năm 1662. Nhưng nổi tiếng hơn cả Romeo và Juliet thời đó là The History And Fall Of Caius Marius (Lịch sử và sự sụp đổ của Caius Marius) của Otway, ra rạp vào năm 1679.

Điểm mấu chốt nằm ở chỗ vở Caius Marius ghép các đoạn thoại, nhân vật và cốt truyện của Romeo và Juliet vào bối cảnh cuộc chiến chính trị và quân sự thời La Mã cổ đại. Sự "vay mượn" này là điều thông thường với các vở kịch thời đó, bản thân Shakespeare cũng vay mượn từ nhiều nguồn khác khi viết kịch.

Khán giả thế kỷ 17 và 18 không sốc khi nghe các nhân vật Lavinia và Marius của Otway nói những lời thoại của Romeo và Juliet. Hơn thế, thời đó Otway lại nổi tiếng hơn Shakespeare.

Từ năm 1701 đến 1735, Caius Marius được trình diễn hơn 30 lần, trong khi Romeo và Juliet không ra rạp một lần nào. Kịch Shakespeare không được dạy trong trường học, các bản in cũng hiếm và đắt. Chỉ từ thế kỷ 18, kịch Shakespeare và đặc biệt là Romeo và Juliet mới trở nên nổi tiếng.

Quay lại chuyện cái ban công, Otway dù vay mượn Shakespeare nhưng đã thêm một sáng tạo đắt giá vào vở kịch. Ông đã bổ sung cảnh ban công và khu vườn vào cảnh thổ lộ tình cảm giữa đôi tình nhân trong Caius Marius. Ngoài ra Otway còn góp thêm một cảnh hay ở cuối tác phẩm: khi chất độc giả của nhân vật nữ hết tác dụng thì chất độc thật của nhân vật nam mới phát tác.

Có thể thấy, dù Otway chỉ thực hiện một thay đổi nhỏ nhưng chi tiết ông tạo ra đã đi vào lịch sử và sức lan tỏa văn hóa thì không thể tính được. Hình ảnh Juliet đứng trên ban công với Romeo đứng dưới khu vườn đã trở thành vĩnh cửu.


Có một thực tế nữa là khi nhắc đến Romeo và Juliet hay các vở kịch khác của Shakespeare, dường như người ta ít quan tâm đến văn bản gốc mà lại quan tâm nhiều hơn đến các bản dựng của kịch hoặc những loại hình chuyển thể khác. Mỗi thời lại có những phiên bản Shakespeare của thời đó ở đủ thứ ngôn ngữ.

Vì vậy, qua hàng trăm năm, với vô vàn bản dựng, bản chuyển thể, ít ai còn nhớ trong Romeo và Juliet gốc đã không có ban công. Cái ban công đó đã được “sinh ra” và “nuôi dưỡng” cùng với vở kịch - một kiệt tác đã trường tồn cùng nhân loại.

Vì sao cảnh ban công mãi là kinh điển?


Trong Romeo và Juliet có cả ngọt ngào và cay đắng, có gặp gỡ, đoàn tụ và chia lìa, nhưng vì sao người ta chú ý nhiều tới cảnh tỏ tình bên ban công? Tác giả Lois Leveen trên Atlantic đã đi tìm câu trả lời cho câu hỏi này. Ông thấy rằng khán giả dường như muốn câu chuyện dừng lại mãi mãi ở khoảnh khắc tình yêu thanh xuân đẹp đẽ và bất tử.

Cái ban công là nơi Juliet nhoài người, ra khỏi sự bảo bọc của bố mẹ, để hướng về phía Romeo, với đam mê, hạnh phúc và và trắc trở. Tại nơi này, mọi bi kịch và chết chóc chưa xảy đến, chỉ có tình yêu hiện diện. Đó là điều người ta vẫn muốn tin, dù hàng trăm năm đã trôi qua.

Thứ Ba, 4 tháng 11, 2014

Huyền thoại Liên Xô bị Hitler coi là kẻ thù số 1

Iury Levitan là một huyền thoại, người ta gọi giọng đọc của ông là "Tiếng nói của đất nước", "tiếng nói của Liên Xô vĩ đại".

Nhiều người Việt Nam thường biết đến một Levitan khác, Isaak Levitan, họa sĩ nổi tiếng, tác giả của "Mùa thu vàng".

Nhưng với những người dân Xô-viết, Iury Levitan là một huyền thoại. Người ta gọi giọng đọc của ông là "Tiếng nói của đất nước", "tiếng nói của Liên Xô vĩ đại".

Các chương trình phát thanh quan trọng nhất của đất nước Xô-viết đều do Levitan thể hiện: tin quân Đức tấn công Liên Xô, các mệnh lệnh của Tổng tư lệnh tối cao Stalin trong Chiến tranh vệ quốc, đánh chiếm Berlin, Ngày chiến thắng, ngày Liên Xô phóng vệ tinh đầu tiên của loài người, ngày Gagarin bay vào vũ trụ...


Phát thanh viên huyền thoại Iury Borisovich Levitan. 
 
Trùm phát xít Hitler có lẽ là người "đánh giá cao" phát thanh viên Levitan nhất. Hitler đã gọi ông là Kẻ thù số 1 (kẻ thù số 2 mới là Stalin) và lệnh sẽ treo cổ Levitan đầu tiên, trong trường hợp quân Đức chiếm được Matxcơva.

Mật vụ Đức đã tốn bao công sức, thậm chí treo thưởng lớn, khoảng 250.000 mác (thời điểm chiến tranh, để "lấy đầu" Levitan. Cũng bởi vì Levitan được các nhân viên của Dân ủy nội vụ ( НКВД) bảo vệ ở mức cao nhất, với lệnh sẵn sàng nổ súng khi có một mối nguy hiểm, dù là nhỏ nhất, với Levitan.

Các cơ quan báo chí ở Liên Xô thời đó cũng nhận được lệnh không được in ảnh Levitan để kẻ thù dễ nhận diện ra ông.

Iury Levitan sinh ngày 19/9/1914 tại Vladimir. Năm 17 tuổi, Levitan đến Matxcơva để thi vào một khóa diễn viên.

Nhưng cũng đúng vào thời điểm đó, người ta tổ chức một lớp tuyển phát thanh viên và chàng trai có chất giọng đặc biệt này quyết định thử sức và trúng tuyển.

Mọi việc hết sức hanh thông với Levitan. Stalin một lần nghe được giọng đọc của Levitan và tỏ ra rất hài lòng.
Ông lệnh cho phát thanh viên trẻ tuổi này sẽ đọc toàn văn bản báo cáo của Stalin tại Đại hội Đảng trên sóng phát thanh.

Về sự kiện này, báo Moskovski Komsomolets nhiều năm trước đã kể lại:

"Đêm 25 tháng Giêng năm 1934, trong phòng làm việc tại điện Kremlin, Stalin đang soạn thảo báo cáo cho Đại hội thường kỳ lần thứ XVII của Đảng, sẽ được khai mạc vào ngày hôm sau. Để giải lao tí chút, Stalin bật radio.

Vào giờ này không còn một bản tin nào theo chương trình. Sóng phát thanh đang được dùng vào việc truyền đi những bài viết vừa mới lên khuôn trên trang nhất của tờ Pravda, từ Matxcơva.

Tại những vùng xa xôi nhất của đất nước, các tốc ký viên ghi lại lời bài báo, và sau vài tiếng, những tư liệu này đã được đăng trên các báo địa phương.

Stalin vặn to tiếng lên. Người phát thanh viên cẩn thận đọc từng từ một để những tốc ký viên có thể kịp thời ghi lại được tất cả. Giọng đọc đó có một ma lực kỳ lạ…

Stalin nhấc máy điện thoại: “Hãy nối đường dây cho tôi với Chủ tịch Ủy ban phát thanh!... Đồng chí Malsev! Ngày mai tôi phải đọc báo cáo tại đại hội, hãy để người hiện đang đọc bài xã luận trên báo Pravda đọc báo cáo của tôi trên radio. Tôi thích giọng của anh ta!”.

Lãnh đạo Ủy ban phát thanh thật sự hoảng sợ trước yêu cầu này của Stalin. Họ không thể giải thích cho lãnh tụ biết rằng trong buổi phát thanh kỹ thuật về đêm chỉ có những thực tập sinh làm việc, những người mà thực tế không có một kinh nghiệm gì.

Nhưng không còn cách nào khác. Buổi sáng, Ban lãnh đạo Đài phát thanh Xô-viết gọi Iury Levitan đến: “Hãy chuẩn bị sẵn sàng, anh sẽ đọc báo cáo của đồng chí Stalin trên đại hội”.

Hai giờ sau, người thực tập sinh đã ngồi trước máy ghi âm trong studio. Anh đọc báo cáo của Stalin liền 5 tiếng đồng hồ, không hề nghỉ giải lao, và không hề có một lỗi nào trong khi anh hoàn toàn không có thời gian xem trước bản báo cáo!


Stalin lại gọi điện thoại cho Chủ tịch Ủy ban phát thanh và nói: “Bây giờ, hãy để chính người này đọc tất cả những bài phát biểu của tôi và các văn kiện quan trọng khác trên radio!”.

Thế là chỉ trong một khoảnh khắc may mắn, người thanh niên 19 tuổi Iury Levitan trở thành phát thanh viên chính của đất nước Xô-viết"

Sau này, khi nhớ lại những năm tháng làm việc, Iury Levitan nói:" Tôi hạnh phúc, vì chúng ta, các phát thanh viên, có hân hạnh được làm việc tại Đài phát thanh ở Matxcơva-thủ đô nhà nước Xô viết, thành phố của những người lao động, thủ đô của hòa bình, của sự công bằng, hạnh phúc và tiến bộ. Tôi cho rằng, chúng ta, các phát thanh viên, đã làm việc thật sự chính vì tâm hồn mỗi chúng ta thôi thúc điều đó".

Nghệ sĩ nhân dân Liên Xô Iury Levitan đã được Nhà nước Liên xô trao tặng nhiều phần thưởng cao quý.

Sau khi ông mất (4/8/1983), tên ông được đặt cho các đường phố ở Vladimir, Alma Ata, Upha, Tver, Orsk...Hiện ông yên nghỉ tại Nghĩa trang danh nhân Novodevichj ở thủ đô Matxcơva.

Chủ Nhật, 2 tháng 11, 2014

Sự thật bất ngờ về “nữ binh thiện chiến” thời cổ đại

Theo kết quả nghiên cứu mới, những "nữ tướng thiện chiến Scythia” hút cần sa, xăm mình và chiến đấu trên lưng ngựa như nam giới.

"Những bằng chứng khảo cổ học đã cho chúng ta thấy những phụ nữ thiện chiến rất giỏi đánh nhau, săn bắn, cưỡi ngựa, sử dụng cung tên thuần thục như những người đàn ông", nhà sử học Adrienne Mayor chia sẻ trên tạp chí National Geographic.

Những nữ chiến binh này là một cộng đồng người du mục Hy Lạp được gọi là Scythia. Họ sinh sống và di chuyển quanh khu vực miền Bắc và Tây Địa Trung Hải.


Khi thực hiện các cuộc khai quật tại khu vực miền Bắc và Tây Địa Trung Hải, các chuyên gia đã khai quật hàng ngàn hố chôn cất và phát hiện vô số bộ xương. Ban đầu, các chuyên gia suy đoán những bộ xương đó là của nam giới, được chôn cùng với vũ khí và ngựa chiến.


Những nữ chiến binh thiện chiến được chôn cất cùng dụng cụ hút thuốc, đồ xăm mình... 

Tuy nhiên, sau khi kiểm tra ADN, nhiều bộ xương trong số đó là của phụ nữ. Họ gặp phải một số chấn thương từ chiến trận giống như nam giới. Những bộ xương của các nữ chiến binh người Scythia lẫn nam giới còn được chôn cất cùng dụng cụ hút thuốc cũng như đồ xăm mình của mỗi cá nhân.

Những nữ chiến binh thiện chiến này từng bị nghi ngờ là không thực sự tồn tại trong suốt một thời gian dài. Thêm vào đó, họ ghét đàn ông nên đã làm con trai bị thương hay giết chết đối phương.

Tuy nhiên, các chuyên gia không tìm được bằng chứng về giả thuyết đó. Thậm chí, tên của họ trong tiếng Hy Lạp có ý nghĩa rằng, những người phụ nữ sẽ cắt bỏ một bên vú của mình để việc sử dụng cung tên thuận lợi hơn.
Bà Adrienne cho biết: "Bất cứ ai từng xem bộ phim "The Hunger Games" (tạm dịch: Trò chơi sinh tử) hay nhìn thấy các nữ cung thủ đều nhận thấy đó là một ý tưởng phi lý. Thật vậy, trong số hàng ngàn tác phẩm nghệ thuật Hy Lạp cổ đại không hề có hình ảnh người phụ nữ nào chỉ có một bên vú".