Tổng số lượt xem trang

Thứ Tư, 15 tháng 4, 2015

Tấm bảng Dispilio thể hiện loại chữ viết cổ xưa hơn cả văn tự của người Sumer

Theo khảo cổ học chính thống, chữ viết chưa được phát minh cho mãi đến những năm 3000 – 4000 TCN trong nền văn minh Sumer. Tuy nhiên, một hiện vật được tìm thấy cả thiên niên kỷ trước đó đã phủ nhận niềm tin này, và có lẽ đây là lý do tại sao rất ít người biết về phát hiện này.



Văn tự Sumer được cho là văn tự cổ nhất và đầu tiên của loài người, và nền văn minh Sumer cũng được cho là nền văn minh cổ nhất trên thế giới. Tuy nhiên, khi người ta phát hiện ra tấm bản Dispilio, thì điều này dường như không còn đúng nữa.

Bảng Dispilio được một giáo sư George Xourmouziadis thuộc ngành khảo cổ tiền sử phát hiện vào năm 1993, tại một hồ nước thuộc thời kỳ Đồ Đá Mới ở Bắc Hy Lạp, gần thành phố Kastoria. Một nhóm người đã từng sống ở đây vào khoảng 70000 đến 8000 năm trước.

Bảng Dispilio là một trong nhiều tạo tác được tìm thấy trong khu vực này, nhưng điểm đặc biệt nổi trội của tấm bảng này là nó có một đoạn văn bản chưa từng thấy, đã được viết cách đây vào 5.000 năm TCN.

Chiếc bảng gỗ này đã được định niên đại bằng phương pháp C12 (Carbon-12), kết quả cho thấy nó đã được làm vào năm 5260 TCN. Điều này khiến nó trở thành hệ thống chữ viết cổ hơn cả hệ thống văn tự được người Sumer sử dụng.

Văn bản trên tấm bảng tạo thành từ một loại chữ chạm trổ, tồn tại trước hệ thống chữ viết Linear B trong ngôn ngữ Mycenaean của người Hy Lạp. Giống như tấm bảng này, nhiều mảnh gốm khác được tìm thấy cũng có cùng một loại chữ viết trên đó.

Giáo sư Xourmouziadis cho rằng, loại chữ viết chưa được giải mã này có thể là một phương thức truyền đạt thông tin, bao gồm cả các ký hiệu mô tả quyền sở hữu.

Giải mã chữ viết này khó đến độ gần như không thể, trừ khi một phiến đá Rosetta mới được tìm thấy (Chú thích: Phiến đá Rosetta là phiến đã được khắc một sắc lệnh với 3 loại ngôn ngữ: chữ tượng hình Ai Cập, chữ Demotic, chữ Hy Lạp cổ đại. Nhờ tấm bảng này mà các khoa học giải mã được chữ tượng hình Ai Cập). Không may thay, khi phiến đá được lấy khỏi môi trường ban đầu, việc tiếp xúc với oxy đã làm nó hư hỏng và cần phải được bảo tồn.


Ba loại chữ viết trên phiến đá Rosetta

Một tấm bảng gỗ nằm dưới đáy hồ 7.5000 năm, quả là một điều không thể tưởng tượng được. Bên cạnh hiện vật có niên đại trước hệ thống chữ viết của người Sumer, một số người chắc chắn trong tương lai, người ta sẽ tìm thấy nhiều thứ có niên đại xa hơn ở khắp nơi trên thế giới, cho đến khi lịch sử đích thực của nhân loại được làm sáng tỏ và thay đổi hoàn toàn sự hiểu biết của con người về lịch sử.

Thứ Tư, 8 tháng 4, 2015

Vi mạch 250 triệu năm tuổi được phát hiện tại Nga

Có vẻ như các nhà nghiên cứu từ Nga đã phát hiện một vi mạch 250 triệu năm tuổi.


Các nhà nghiên cứu đã có được khám phá đáng kinh ngạc nữa tại Labinsk, Nga. Theo các học giả, phát hiện này đánh dấu sự khởi đầu của một lịch sử hoàn toàn mới, điều mà nhiều nhà lý thuyết người ngoài hành tinh cổ đại đã nói đến trong nhiều năm. Sau vô số các phân tích, các nhà nghiên cứu đã đi đến kết luận rằng mảnh đồ cổ này đã được sử dụng như một loại vi mạch vào thời cổ, có niên đại lên đến hàng triệu năm.

Vấn đề ở đây chính là niên đại của nó. Theo các kết quả kiểm tra, các vật thể này được cho là có niên đại nằm giữa 225 và 250 triệu năm tuổi. Một số nhà nghiên cứu cho rằng độ tuổi của cổ vật này không hoàn toàn chính xác vì thực tế người ta không thể xác định niên đại của đá, trong khi các phân tích này dựa trên dấu vết các chất hữu cơ được tìm thấy xung quanh “con chip” bí ẩn.


Câu hỏi quan trọng nhất là ai hay thứ gì sử dụng một vi mạch điện tử từ 250 triệu năm? Liệu nó có thể là di vật công nghệ cổ đại? Và công nghệ này thuộc về một nền văn minh tiên tiến với sự tồn tại của con người trên Trái đất hàng triệu năm trước đây? Nên nhớ, vào thời điểm đó theo lịch sử tiến hóa thì con người con chưa là vượn. Vậy thì liệu có phải hiện vật này không phải bắt nguồn từ Trái đất mà đến từ một hành tinh khác, và thuộc một chủng tộc người ngoài Trái đất.

Một câu hỏi khác nữa là, điều gì làm cho Nga trở nên thu hút đến nỗi nơi đây xuất hiện rất nhiều hiện vật cổ tương tự trong những năm qua.

“Vi mạch cổ” này được phát hiện tại khu vực Krasnodar, các nhà nghiên cứu UFO đã đánh dấu khám phá này là mảng khuyết về một nền công nghệ chưa từng biết đến. Giống như nhiều khám phá khác, hiện vật đặc biệt này đã được một ngư dân địa phương tên là Viktor Morozov tình cờ tìm thấy, và đã hiến tặng nó cho các học giả Đại học Bách Khoa miền nam Nowoczerkaskiej. Họ đã thực hiện một số phân tích và kết luận rằng vật thể được khắc vào đá này là một “thiết bị” kỳ lạ giống như vi mạch hiện đại ngày nay. Các nhà nghiên cứu đã không gỡ cái được cho là vi mạch khỏi tảng đá vì sợ rằng có thể làm hỏng nó.

Các nhà địa chất và nghiên cứu không thể giải thích nguồn gốc, cũng như căn cứ để điều tra về cổ vật này. Công nghệ ngoài Trái đất, bằng chứng cho sự phát triển vượt bậc của cộng đồng cổ xưa, hay chỉ là một trong những khối đá kỳ lạ do mẹ thiên nhiên tạo ra?

Một số nghiên cứu chỉ ra rằng đó có thể là một phần của một thân cây, như cây ly. Những người hoài nghi đã “vạch trần” phát hiện này cho thấy nó chỉ là thứ vô giá trị và không có gì để xem xét, điều này xuất phát từ việc họ không thể đưa ra giải thích nào khác về hiện vật này, cũng như vô số hiện vật khác được phát hiện ở Nga.

Bạn tin rằng hiện vật này là gì? Chẳng khác gì một tảng đá hay sự ưu đãi của mẹ thiên nhiên? Hoặc là một vi mạch thuộc về sinh vật ngoài hành tinh đến thăm Trái đất trong quá khứ xa xôi?

Thứ Sáu, 3 tháng 4, 2015

Kinh thành bị bão cát vùi lấp trong một đêm: Sự thật hay truyền thuyết?

Trong cuốn “Đại Đường tây vực ký”, cao tăng Huyền Trang đã kể câu chuyện về thành phố Hạt Lao Lạc Ca bị chôn vùi dưới sa mạc. Người dân nơi đây có cuộc sống rất thoải mái, đất đai trù phú, nhưng họ không tin Phật Pháp và cũng không kính trọng người tu hành.

“Đại Đường tây vực ký” là quyển sách ghi lại cuộc hành trình phụng mệnh vua Đường Thái Tông sang Tây phương thỉnh kinh đầy gian nan của nhà sư Huyền Trang. Trong sách thuật lại ông đã đi qua hơn một trăm mười quốc gia…

Ngày nọ, một vị sư lạ mặt đến lễ bái tượng Phật, trang phục và diện mạo của vị này khiến nhiều người cảm thấy kỳ lạ, cho nên họ đã đến kinh thành để báo lại với Quốc vương. Sau khi nghe tin, Quốc vương liền ra lệnh cho dân chúng ném đất cát vào vị sư đồng thời không cho vị ấy ăn. Chỉ có một tăng nhân tin vào Phật Pháp đã âm thầm mang cơm cho vị sư già tội nghiệp.


Trước khi rời khỏi thành, vị sư gọi tăng nhân này lại và căn dặn:

“Bảy ngày nữa sẽ có một trận bão cát tới chôn vùi tất cả mọi thứ. Hi vọng cậu sớm ngày chuẩn bị, rời khỏi kinh thành trước đi!”

Nói xong vị sư liền ẩn đi, biến mất.

Vị sư trẻ cảm thấy bàng hoàng. Cậu vội vã đi khắp nơi trong kinh thành để báo tin nhưng khổ nỗi không ai tin lời cậu nói. Tất cả mọi người đều cười cợt và cho rằng đầu óc cậu có vấn đề.

Dấu tích còn sót lại của kinh thành Loulan được các nhà khảo cổ tìm thấy vào năm 1980.

Sáng hôm sau, bầu trời bỗng dưng nổi cơn gió lớn, tiếp sau đó là một trận mưa đá quý rơi xuống khiến người dân trong thành vui sướng khôn xiết. Họ không biết chúng là điềm xấu, và chỉ có vị tăng nhân trẻ được La Hán cảnh báo tin rằng tai họa sắp giáng xuống.

Không còn cách nào khác, cậu đành tự mình đào một đường hầm thông thẳng ra ngoài kinh thành. Vào nửa đêm ngày thứ bảy, trong lúc mọi người đang say giấc nồng, một cơn bão cát đã ập đến và chôn vùi tất cả mọi thứ chỉ trong nháy mắt… Duy chỉ có người tin Phật ấy là thoát được đại nạn, ông đã men theo đường hầm mình đào mà ra khỏi thành. Nhà tù trong kinh thành xưa kia đã trở thành một gò đất lớn.

Rất nhiều xác ướp được tìm thấy trong trạng thái dường như đang say ngủ.

Câu chuyện này khiến nhiều người nghe thấy như là một truyền thuyết. Tuy nhiên, ngày nay tại Tân Cương các nhà khảo cổ học đã phát hiện những dấu tích của kinh thành Loulan, nhưng họ không thể hiểu được vì sao một kinh thành phát triển như vậy lại bị chôn vùi dưới lớp đất cát sâu. Một số xác ướp được tìm thấy trong cát vẫn được bảo quản nguyên vẹn, trông họ chỉ như đang say ngủ.