Tổng số lượt xem trang

Thứ Tư, 30 tháng 11, 2016

Những câu chuyện về sự trùng hợp đến khó tin trong lịch sử


Trong cuộc sống có những sự trùng hợp ngẫu nhiên đến khó tin và không thể giải thích được, khiến con người luôn tự hỏi liệu những điều kỳ lạ này có ẩn chứa bí mật nào hay không.



Michael Jackson có gương mặt giống với một bức tượng nhân sư Ai Cập 3.000 năm tuổi. (Ảnh: Internet)

1. Bức tượng nhân sư Ai Cập 3.000 năm tuổi có nét mặt giống Michael Jackson

Bức tượng nhân sư ở New Kingdom được xây khoảng năm 1550-1050 TCN cùng khoảng thời gian với các vị Pharaoh nổi tiếng như Ramesses, vua Tut,… Bức tượng bằng đá vôi này có má hơi gầy, mắt xếch, mũi và môi mỏng, trông rất giống với gương mặt của ông vua nhạc pop Michael Jackson. Câu hỏi đặt ra là tại sao một tác phẩm có từ 3000 năm trước lại giống một người ngày nay đến vậy? Phải chăng đó chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên hay điều gì đó nằm ngoài sức tưởng tượng của con người?

2. Enzo Ferrari, người sáng lập Ferrari qua đời năm 1988 và cầu thủ Mesut Ozil sinh năm 1988 giống ông như đúc

Enzo Ferrari và cầu thủ Mesut Ozil giống nhau như đúc. (Ảnh: Internet)

Điều kỳ lạ là 2 nhân vật nổi tiếng này giống hệt nhau dù không có quan hệ huyết thống, thậm chí không cùng một dân tộc. Một người là nhà sáng lập dòng xe thể thao của Ý. Người kia là cầu thủ chủ chốt của đội tuyển quốc gia Đức. Nhưng sự trùng hợp lớn nhất là Ferrari qua đời vào đúng năm Mesut được sinh ra.

3. Sự kỳ lạ trong cái chết của 2 anh em

Hai anh em mất trong 2 vụ tai nạn giống hệt nhau. (Ảnh: Internet)

Erskine Lawrence và Neville Ebbin là hai anh em hơn nhau một tuổi sống ở Hamilton, Bermuda. Cả hai đều thiệt mạng khi đang chạy cùng một chiếc xe máy va chạm với cùng một chiếc xe taxi, cùng một người lái xe, chở cùng một hành khách trên cùng một giao lộ. Hai vụ tai nạn chỉ khác là xảy ra cách nhau một năm, người em tử vong vào đúng ngày giỗ của anh mình. Đây là một trong những vụ trùng hợp kỳ lạ nhất trong lịch sử.

4. Sự ra đời của kiểm định vân tay

Có 2 William West giống hệt nhau cùng đến một nhà tù. (Ảnh: Internet)

Năm 1903, William West đến nhà tù Leavenworth, một nhân viên khẳng định rằng ông đã từng ở đó. Trên thực tế, một người đàn ông khác cũng tên William West giống anh như đúc đã từng đến nhà tù. Nhìn vào sổ đăng ký, William West đã bị sốc khi tên và ảnh của mình trên đó trong khi ông chưa bao giờ đến Leavenworth. Kể từ đó, nhận diện vân tay được áp dụng để nhận diện chính xác con người.

5. Mark Twain và sao chổi Halley

Mark Twain đến và đi cùng sao chổi Halley. (Ảnh: Internet)

Mark Twain được sinh ra sau khi sao chổi Halley xuất hiện vào năm 1835 và ông đã chết sau khi sao chổi Halley trở lại vào năm 1910. Điều kỳ lạ hơn là những gì ông nói một năm trước khi ông qua đời.

“Tôi đến với sao chổi Halley năm 1835. Nó sẽ đến một lần nữa vào năm tới, và tôi mong chờ được đi chơi với nó. Sẽ là sự thất vọng lớn nhất của cuộc đời tôi nếu tôi không ra ngoài với sao chổi Halley”.

6. Đến chết vẫn bị sét đánh

Thiếu tá Summerford sau khi chết vẫn bị sét đánh. (Ảnh: Internet)

Thiếu tá Summerford là một sĩ quan thuộc quân đội Anh. Tháng 2/1918, khi đang ở Flanders, Bỉ, ông bị một tia sét đánh trúng khiến người bị liệt từ thắt lưng trở xuống. Đến năm 1924, khi ông chuyển tới Vancouver, Canada, thì một lần nữa các tia sét lại đánh trúng ông khi ông đang ở bờ sông. Hai năm sau ông mất, nhưng điều này không đồng nghĩa với việc ông thoát khỏi sự ám ảnh về sét. Bốn năm sau khi ông chết, ngôi mộ của ông cũng lại bị sét đánh vỡ.

Chủ Nhật, 27 tháng 11, 2016

Axum: Vương quốc Ethiopia cổ xưa biến mất bí ẩn

Vương quốc Axum là chủ đề của vô số huyền thoại. Nó được cho là quê hương của nhân vật bí ẩn Prester John, là vương quốc đã biến mất của Hoàng hậu Sheba hay nơi đặt cuối cùng của Chiếc hòm Giao ước.

Vương quốc Axum là chủ đề của vô số huyền thoại.


Nằm trên vùng Sừng châu Phi, vương quốc Ethiopia cổ đại – Axum (hay Aksum) đóng vai trò quan trọng trong quan hệ quốc tế vào khoảng thời gian đầu của thiên niên kỷ. Ở thời kỳ đỉnh cao, Axum kiểm soát vùng đất bao gồm Ethiopia, Eritrea, Sudan, Tây Yemen, miền nam Ả Rập Saudi, và một phần Somalia ngày nay.


Mặc dù phần lớn đã bị lãng quên, nhưng vẫn có những tài liệu tham khảo để người Ethiopia có thể thấy được nguồn cội của mình như Kinh Thánh, Kinh Koran, Trường ca Iliad và Thần Khúc. Một vương quốc được ca ngợi rộng rãi như vậy phản ánh tầm ảnh hưởng và sức mạnh đã từng tồn tại của Đế chế Axumite giàu mạnh.


Sự mở rộng Axum



Đầu tiên, những người Agaw địa phương thuộc miền bắc Ethiopia bắt đầu định cư và mở rộng thành phố Axum vào khoảng năm 400 TCN. Đến giữa thế kỷ thứ 2 TCN, Axum phát triển thành một vương quốc vượt trội trong khu vực. Điều này phần lớn nhờ các đạo luật giao thương hàng hải mở rộng với Đế chế La Mã. Sở hữu vị trí lý tưởng nằm trên Biển Đỏ, vương quốc này nằm tại ngã tư giao với 3 lục địa gồm châu Phi, bán đảo Ả Rập và thế giới Hy Lạp-La Mã; và là quốc gia hùng mạnh nhất giữa Đế chế Đông La Mã và Ba Tư.


Sừng châu Phi là vùng đất vô cùng màu mỡ và Axum xuất khẩu một loạt các sản phẩm nông nghiệp từ lúa mì, lúa mạch đến động vật như cừu, bò, lạc đà. Vương quốc này cũng giàu quặng vàng, sắt và muối, một mặt hàng quý giá thời đó. Axum cũng kiểm soát buôn bán xuất khẩu ngà voi ra khỏi Sudan.


Trong trao đổi hàng hóa, nó vận chuyển mai rùa, gia vị, tơ lụa, ngọc lục bảo, hàng tinh xảo giữa Rome và Ấn Độ. Tầm quan trọng của Ethiopia như một trung tâm thương mại đã được minh chứng trong cuốn sổ tay mang tên Cẩm nang hàng hải vùng biển Erythrae có niên đại từ thế kỷ 1 của một thương nhân đến từ Alexandria.

Vị trí vương quốc Axum.


Thời đại Hoàng kim của Axum


Thời đại hoàng kim của vương quốc Axum là từ thế kỷ 3 đến thế kỷ 5, bắt đầu với vị vua Ezana danh tiếng, người đã chuyển đất nước này theo Thiên chúa giáo vào năm 324. Những đồng xu được đúc dưới thời vua Ezana là đồng tiền đầu tiên trên thế giới có hình ảnh cây thập tự. Ezana cũng đặt một tầm quan trọng rất lớn với các tài liệu văn bản được viết bằng ngôn ngữ bản địa Ge’ez.


Nhiều bản thảo cung cấp phần lớn thông tin về Axum mà chúng ta biết ngày nay, trong đó có những cái có niên đại ít nhất từ thế kỷ 8 TCN. Một số học giả tin rằng, một phòng viết (nhằm chép sách) có thể đã tồn tại ở miền Bắc Ethiopia, cung cấp tài liệu trong khu vực cũng như trong vùng thung lũng sông Nile.


Vương quốc Axum có một hệ thống phân cấp xã hội phức tạp và các thành phố được xây dựng theo kiến trúc công phu. Xã hội phân thành 3 tầng lớp, đứng đầu là vua chúa và quý tộc, thấp hơn gồm các thương gia giàu có và phú nông, cuối cùng là tầng lớp bình dân như nông dân, thợ thủ công, và thương nhân.


Các nhà khảo cổ đã phát hiện ra văn bản hành chính và những ngôi mộ nói lên rằng, giới ưu tú thích những tục lệ mai táng xa hoa, bao gồm cả di tích mộ gọi là đài kỷ niệm. Các tòa tháp hoặc bia tưởng niệm được trang trí tỉ mỉ với chữ khắc từ trên xuống dưới. Họ cũng có cửa đá và cửa sổ giả. Các tấm bia cao nhất là khoảng 30m.


Tảng đá Ezana ghi lại quá trình Quốc vương Ezana chuyển tôn giáo của đất nước sang Thiên chúa giáo và cuộc chinh phục các dân tộc láng giềng, gồm cả Meroë.


Tôn giáo


Ban đầu, Thiên chúa giáo được giới ưu tú Axum tin theo. Nó không phổ truyền rộng rãi trong dân chúng cho đến cuối thế kỷ 5 khi các nhà truyền giáo chạy trốn khỏi Đế chế Đông La Mã (Byzantium) trú ẩn tại Vương quốc Axum và được cho phép truyền giáo. Các giáo sĩ đã đến Giáo Hội Chính Thống Tewahedo Ethiopia vì họ tin theo Nhất thuyết tính.


Mặc dù nhiều đế quốc phương Tây chấp nhận Thiên chúa giáo trong thế kỷ 5 TCN, nhưng các cuộc tranh luận nổ ra về bản chất của Chúa Giêsu. Những tín đồ theo Nhất thuyết tính lập luận rằng, Chúa Giêsu có một bản tính duy nhất đó là sự tổng hợp của thần tính và nhân tính. Quan điểm này đã được Hội đồng Chalcedon gắn mác là dị giáo vào năm 451.


Người La Mã và Đông La Mã hùng mạnh tin vào Lưỡng tính luận, đó là Chúa Giêsu duy trì hai bản chất: một thần tính và một nhân tính. Cuộc tranh luận này chịu ảnh hưởng nặng nề bởi sự ganh đua chính trị và văn hóa, dẫn đến sự phân ly cuối cùng của Giáo Hội Chính Thống Đông Phương ra khỏi Giáo hội Chính Thống Đông-Tây.


Đế chế Axum cuối cùng suy giảm, nhưng Giáo Hội Chính Thống Tewahedo Ethiopia vẫn là một giáo phái thịnh vượng của Thiên chúa giáo, quản lý khoảng 45 đến 50 triệu người trên toàn thế giới.


Biểu tượng Ethiopia này cho thấy St. George, Chúa bị đóng đinh trên thánh giá, và Đức Mẹ Maria đồng trinh.


Sự biến mất bí ẩn của Axum


Các nhà sử học không chắc chắn chính xác nguyên nhân dẫn đến sự suy yếu của Vương quốc Axum nhưng họ đã đưa ra một số giả thuyết. Một trong những hành động đầu tiên vào mùa thu năm 520, khi vua Kaleb dẫn đầu một chiến dịch chống lại Vua Do Thái Dhu Nuwas đang bức hại các Kitô hữu ở Yemen.


Lực lượng Axum chiến thắng cuộc xung đột và bảo vệ được Thiên Chúa giáo ở Yemen, ít nhất là cho đến khi ra đời Hồi giáo, nhiều năm chiến đấu đã mở rộng sự giàu có và nhân lực của Axum. Ngoài ra, các cuộc chinh phục có thể đã đưa bệnh dịch Justinian vào Axum và tấn công Ethiopia trong khoảng thời gian đó. Bệnh dịch, đã tàn phá nghiêm trọng Đế chế Byzantium vào thế kỷ 6, và là trường hợp được ghi nhận đầu tiên của bệnh dịch hạch.


Ngoài các tai họa của chiến tranh và đại dịch, vào thế kỷ 7, Đế quốc Hồi giáo đã bắt đầu tiến nhập nhanh chóng trên Bán đảo A-rập và Bắc Phi. Giữa thế kỷ 7 và 8, Axum mất quyền kiểm soát Biển Đỏ và phần lớn sông Nile. Điều này không những khiến Axum bị cô lập kinh tế mà còn buộc hầu hết cư dân Thiên chúa giáo của thành phố di chuyển sâu vào nội địa để được bảo vệ.


Cuối cùng, một loạt biến đổi khí hậu đã đẩy người dân Ethiopia vào cảnh khốn khó. Phần lớn dân số Đế quốc Axumite bị dồn ép trên cao nguyên Tigrinya, cuối cùng dẫn đến sự xói mòn đất nghiêm trọng. Các nhà sử học tin rằng, quá trình này đã được đẩy nhanh bởi sự suy giảm lượng mưa rõ rệt trong khoảng năm 730 – 760. Điều này làm giảm sản lượng cây trồng đáng kể và tình trạng không hề cải thiện cho đến thế kỷ 9.


Mặc dù sụp đổ, thành phố Axum vẫn tồn tại đến ngày nay với dân số khoảng 50.000 người, trở thành thành phố có người ở lâu đời nhất châu lục này.

Thứ Sáu, 25 tháng 11, 2016

Hệ thống giao thương bí ẩn của người Celt


Trước khi đế quốc La Mã thống trị châu Âu, người Celt đã tạo ra một hệ thống giao thương rộng lớn cho phép họ trao đổi và buôn bán hàng hóa ở những nơi xa xôi. Đây có lẽ là chủ đề bí ẩn nhất của người Celt.


Người Celt đã tạo ra một hệ thống giao thương rộng lớn trước khi đế quốc La Mã thống trị châu Âu.

Các cuộc khai quật ở Trung Âu đã phát hiện ra một hệ thống giao thương rộng lớn trước cả khi đế chế La Mã thống trị châu Âu. Khám phá này cho thấy có thể con người trong thời đại đồ đồng đã biết đến nhau nhiều hơn chúng ta nghĩ. Tacitus, Diodorus Siculus, Caesar, Polybias, và Strabo đã viết về nó. Những văn bản cổ đại đã thực sự giúp các nhà nghiên cứu tìm thấy bằng chứng về các tuyến đường thương mại.

Giao thương của người Celt

Trước đây chúng ta cho rằng người Celt, là một nhóm đa dạng các bộ lạc thời kì đồ sắt và thời kì La Mã, chủ yếu tập trung ở Tây Âu, gồm xứ Wales, Scotland, Ireland, Brittany, Pháp… tuy nhiên sự thật không phải vậy, họ cũng xuất hiện ở Đông và Trung Âu. Từ đó các nhà nhà nghiên cứu tìm hiểu cách nhiều xã hội chịu ảnh hưởng của nền văn hóa mà hiện được biết đến là người Celt.

Trong vài thập kỷ qua, các nhà khoa học đã cố gắng tìm hiểu xem người La Mã đã tạo ra các tuyến đường bằng cách nào. Rõ ràng có nhiều tuyến đường chính đã tồn tại từ trước khi quân đội La Mã chinh phục các vùng đất đó.

Người Celt rất tháo vát, họ cũng có những chiến binh dũng cảm mạng lại nhiều lợi ích mà các bộ lạc khác chỉ có thể mơ ước. Họ có thể buôn bán nhiều mặt hàng gồm vũ khí và các vật dụng kim loại, đồ trang sức, quần áo và các mặt hàng da.




Một bia đá của người Celt từ Galicia.

Giao thương làm thay đổi nhiều thứ

Các tuyến đường giao thương của người Celt trải rộng khắp châu Âu và Trung Đông. Các chiến binh Celt đã chiến đấu ở Trung Đông, Anatolia, và thậm chí cả Ai Cập. Dù chưa rõ mối quan hệ giữa người miền Nam và Celt nhưng có đủ bằng chứng khảo cổ học để chứng minh nó tồn tại.

Điểm bí ẩn nhất dường như tập trung vào nơi giao thương xa nhất – khu vực Địa Trung Hải. Theo Becki VandenBoom đến từ Đại học New England tại Úc, quan hệ giao thương với Địa Trung Hải có 2 tác động chính vào xã hội Celt. Đầu tiên là tạo ra các khu định cư buôn bán rất lớn, tối thiểu 20-25 hecta, kiên cố và phụ thuộc lẫn nhau, xã hội Celt ở đây trở nên phụ thuộc vào người khác. Tác động thứ hai là xuất hiện các nhà lãnh đạo giàu có có thể giám sát và kiểm soát dòng chảy của hàng hóa.


Các khu định cư buôn bán của người Celt rất lớn.

Giao thương với các văn hóa khác nhau giúp người Celt giàu có hơn và cải thiện mức sống của các xã hội cụ thể. Nó cũng là vấn đề thú vị trong việc thu xếp chiến tranh và có được những đồng minh và kẻ thù mới. Vào thời cổ đại, bên cạnh sự thống trị thì vấn đề mậu dịch điều quan trọng nhất trong xã hội.

Giao thương châu Âu bị lãng quên

Lịch sử của các bộ lạc người Celt rất phức tạp và đầy bí ẩn, trong đó bí ẩn nhất là chủ đề mậu dịch. Mặc dù nhiều khía cạnh chi tiết về việc mua bán các mặt hàng đã được tìm hiểu qua những cuộc khai quật nhưng vẫn rất khó nắm bắt được chủ đề này.

Trong quá khứ có một số nhà nghiên cứu đã cố gắng lập bản đồ hệ thống giao thương của người Celt, nhưng các nhà khảo cổ cứ tìm được thông tin mới. Nhiều hàng hóa của người Celt được tìm thấy ở Trung Đông, trong khi các châu báu Ai Cập cổ đại đã được khai quật tại Ireland. Dự kiến trong tương lại sẽ có nhiều ngạc nhiên nữa.

Thứ Tư, 23 tháng 11, 2016

Phát hiện nhiều điều bất thường không thể giải thích tại kim tự tháp Bosnia


Một nhà khoa học Phần Lan khẳng định ông đã phát hiện một số điều bất thường tại các kim tự tháp Bosnia ở Visoko mà không thể giải thích như một hiện tượng tự nhiên.


Kim tự tháp ở Bosnia.


Theo thông tấn xã Patria (NAP), kỹ sư âm thanh người Phần Lan Heikki Savolainen tuyên bố rằng ông đã tìm thấy những điểm bất thường ở các kim tự tháp Bosnia tại Visoko.


Các chuyên gia âm thanh Phần Lan và Herzegovina đã ở Visoko, Bosnia, 1 tuần và thực hiện một loạt bản ghi âm điện từ, siêu âm và hạ âm ở thung lũng kim tự tháp Bosnia.


Savolainen nói rằng kết quả thu được thật tuyệt vời, và cho hay có một liên kết rõ rệt giữa điện từ và bức xạ siêu âm ở đỉnh kim tự tháp Mặt Trời và các đường hầm dưới lòng đất. Điều này cho thấy các đường hầm và kim tự tháp thực tế là một và cùng thực thể.


Kể từ khi quần thể kim tự tháp Bosnia được phát hiện bởi nhà khảo cổ học TS Semir Osmanagic của nước này, giới khảo cổ đã từ chối chấp nhận kết quả tìm được, và cho rằng công trình này là một trò lừa tinh vi. Tuy nhiên nghiên cứu đã chỉ ra rằng, chúng không chỉ là thật mà còn có thể là cấu trúc lâu đời nhất trên Trái Đất.


Theo một phân tích được thực hiện tại nơi này, ước tính các kim tự tháp Bosnia khoảng 29.200 năm tuổi.


Theo nghiên cứu, chùm “sóng siêu âm” tìm thấy tại kim tự tháp Mặt Trời phát xuất dưới dạng các khối 9.3333 Hz, có tần số cao nhất lên đến 28,3000 kHz. Ngoài ra các cuộc kiểm tra năng lượng cho thấy, mức độ ion hóa hơn 43.000 ion âm, cao hơn 200 lần nồng độ trung bình trong các các phòng dưới lòng đất có công dụng chữa bệnh.


Các xét nghiệm cũng xác định mức độ “bức xạ tiêu cực” qua các lưới đồ Hartman, Curry, và Schneider là bằng 0 trong đường hầm được phát hiện.


Các nhà khoa học Croatia cũng phát hiện thấy một chùm sáng với đường kính 4,5 m vào năm 2010, xuất hiện trên đỉnh Kim tự tháp Mặt Trời. Hiện tượng cũng đã được ghi nhận cách đó nửa vòng Trái Đất, ở bán đảo Yucatán (Châu Mỹ), tại Kim tự tháp “El Castillo”.




Chùm sáng phát ra từ đỉnh kim tự tháp Bosnia và kim tự tháp “El Castillo” ở bán đảo Yucatan, Mexico.


Kim tự tháp Bosnia nằm gần thị trấn Visoko, phía Tây Bắc Sarajevo được nhiều người xem là kim tự tháp nhân tạo lâu đời nhất đã được phát hiện trên hành tinh của chúng ta.


Kim tự tháp Mặt trời cao 220 mét, cao hơn cả Đại kim tự tháp Ai Cập với chiều cao 147m. Nhưng điều đáng nói là kim tự tháp ở Bosnia có mặt hướng về phía Bắc, với sai số chỉ 0 độ 0 phút 12 giây.


Sự chính xác đáng kinh ngạc này khá tương tự Đại kim tự tháp Ai Cập được sắp thẳng hướng Bắc thật của Trái Đất (hay hướng Bắc địa dư); chỉ sai lệch 3/60 của một độ, biến nó thành công trình được sắp hàng chính xác nhất hiện nay. Vị trí cực Bắc dịch chuyển theo thời gian, nên kim tự tháp đã được sắp chuẩn thẳng hàng vào một thời điểm trong quá khứ.

Thứ Ba, 22 tháng 11, 2016

Bí ẩn xác ướp 500 năm tuổi của cô gái không bị phân hủy


Năm 1999, một nhóm khảo cổ đã phát hiện 3 xác ướp đông lạnh ở độ cao 6700 mét. Điều khiến mọi người bất ngờ những xác ướp này không hề bị phân hủy mà vẫn còn máu chảy ở trong tim. Sự việc này nhanh chóng được chia sẻ và nhận được sự chú ý từ phía dư luận.


Theo thông tin từ các nhà khảo cổ, 3 xác ướp đó có 1 bé gái 6 tuổi, 1 bé trai 7 tuổi và 1 cô gái trong khoảng 13 đến 15 tuổi. Những thi thể này được các nhà khảo cổ gọi với cái tên “tiên đá Ấn Độ”.



Mặc dù bị rơi xuống từ độ cao 6700 mét nhưng tất cả 3 thi thể vẫn nguyên vẹn không hề có dấu hiệu tổn thương, da vẫn có tính đàn hồi và tư thế như đang ngồi ngủ.



Cô gái có tên Jianpi choàng chiếc khăn màu xám, đầu cúi về phía trước. Vì được bảo quản trong tủ đông lạnh nên nội tạng của vẫn còn nguyên vẹn, não vẫn hoạt động và thậm chí máu vẫn còn trong tim.



Các nhà nghiên cứu Anh của Đại học Bradford đã phát hiện ra bí ẩn cái chết của cô, là do cô gái đã sử dụng liều lượng lớn cocain và rượu. Chính điều này đã dẫn đến cái chết của cô, tuy nhiên thi thể vẫn còn nguyên vẹn, không hề bị phá hủy.

Thứ Hai, 21 tháng 11, 2016

Cự thạch Baalbek: Bằng chứng cuối cùng của công nghệ cổ đại biến mất bí ẩn


Baalbek tự hào với những khối đá khổng lồ vừa khít hoàn hảo nối với nhau tạo thành một trong những công trình cổ đại bí ẩn lớn nhất hành tinh, và nếu trên Trái Đất từng tồn tại công nghệ cổ đại tiên tiến thì các cự thạch đó chắc chắn là bằng chứng còn sót lại.

Một phần tàn tích ở Baalbek, Lebanon.


Tàn tích Baalbek có tên gọi là Đền Jupiter nằm ở miền Đông Lebanon, cách thành phố Beirut, trong thung lũng của Beqaa, gần biên giới với Syria, 86 km về phía Đông Bắc.


Theo các chuyên gia, quay lại gần 10.000 năm trước, nơi đây là một thành phố cổ được đặt tên theo thần Ba’al. Truyền thuyết Phoenicia cho rằng Baalbek là vị trí ban đầu thần Ba’al đến Trái Đất trong thời cổ đại.


Tuy nhiên, thực tế không ai có thể chắc chắn địa điểm cổ đại này đã tồn tại bao lâu. Nhiều người tin rằng Baalbek đã hơn 10.000 năm, thậm chí có thể đến 20.000 năm, là một trong những nơi lâu đời nhất trên hành tinh.


Công trình cổ đại này gồm một cái sân rộng lớn được xây cất trên nền đất rộng mà ngày nay vẫn còn 3 bức tường khổng lồ ngăn đỡ. Những bức tường ngăn này được hình thành từ 27 khối đá vôi, với kích thước lớn hơn bất kì khối đá vôi nào có thể được tìm thấy trên thế giới. Mỗi khối đá nặng ít nhất là 300 tấn, đặc biệt trong đó có 3 khối đá nặng hơn 800 tấn nổi tiếng với tên gọi “Đại Tam Thạch” (Trilithon).


Đại Tam Thạch tại tàn tích đền Jupiter.


Sự hùng vĩ của “điện thờ” khổng lồ này đã khiến các học giả không thể hiểu được làm thế nào hay tại sao nó được dựng lên, và rằng việc con người nguyên thủy vào hàng ngàn năm trước sử dụng các công cụ thời Đồ Đồng sớm để vận chuyển, cắt và đặt khối đá lớn như vậy vào vị trị mong muốn nghe có vẻ khó tin.


Gần lối vào phía nam của Baalbek là một mỏ đá, nơi đá được khai thác cho đền thờ. Không có bất kì dấu vết nào về một con đường hay lối vận chuyển có thể được tìm thấy giữa mỏ đá và ngôi đền.


Ngoài ra, tại khu vực mỏ đá còn có một tảng đá nguyên vẹn đã được xử lý lớn nhất Trái Đất. Nó có tên là “Tảng Đá Thai Phụ” (Stone of the Pregnant Woman) ước tính nặng 1650 tấn, với kích thước 21,5m x 4,8m x 4,2m. Với kĩ thuật ngày nay, phải cần 24 cần cẩu hạng nặng mới có thể chỉ nhấc nó lên được, nhưng di chuyển nó là điều không tưởng.


Điều này cũng nêu ra câu hỏi về cách thức vận chuyển những khối đá tảng 800 tấn tới địa điểm xây dựng, nếu chúng từng thật sự được vận chuyển.


Tảng Đá Thai Phụ là khối đá nguyên vẹn đã được xử lý lớn nhất Trái Đất.


Các nhà khảo cổ đã đưa ra giả thuyết rằng hàng ngàn người đàn ông, với công nghệ đơn giản như gậy và đá, đã tham gia xây dựng và vận chuyển các khối đá khổng lồ. Tuy nhiên, một số nhà nghiên cứu khác lại phản bác điều này khi nói rằng, theo toán học thì điều này không thể xảy ra. Vậy nếu không có công nghệ hiện đại như chúng ta ngày nay thì người cổ đại đã xây dựng điện thờ đó bằng cách nào?


Nhiều người cho rằng việc thiếu tài liệu tham khảo về việc xây dựng Đền Jupiter thậm chí khiến nó càng đáng ngờ hơn. Họ đặt câu hỏi rằng tại sao không có bất cứ hồ sơ nào cho biết thông tin về những người xây dựng? Tại sao một công trình lớn như vậy lại không có tài liệu tham khảo?


Có một liên kết bị mất lớn khi nói đến Baalbek. Phải chăng tàn tích này do một nền văn minh cổ đại sở hữu công nghệ tiên tiến xây dựng nên? Công nghệ mà bây giờ đã bị mất? Một công nghệ mà thậm chí có thể giúp tạo ra nhiều công trình cự thạch khác trên khắp hành tinh?


Hiện tất cả câu hỏi trên vẫn chưa có lời giải đáp, các nhà nghiên cứu vẫn đang nổ lực tìm ra câu trả lời cho bí ẩn này.

Chủ Nhật, 20 tháng 11, 2016

Bí ẩn các hố xoắn ốc cổ ở Peru đã được giải mã?


Những hố xoắn ốc kỳ lạ rải rác khắp các thung lũng khô cằn ở miền nam Peru từng khiến nhiều nhà khảo cổ bối rối, nhưng nay các nhà nghiên cứu tuyên bố rằng họ đã giải đáp được bí ẩn về công trình cổ đại này.


Ở miền Nam Peru có những công trình xoắn ốc cổ đại rất kỳ lạ đã khiến nhiều nhà khảo cổ đau đầu.


Sa mạc Nazca ở miền Nam Peru là nơi có nhiều hố xoắn ốc được đào sâu xuống dưới mặt đất, gọi là puquios. Những cấu trúc đặc biệt này không thể dùng phương pháp phân tích đồng vị các-bon để xác định niên đại. Người Nazca cũng không để lại bất kỳ bằng chứng nào về thời điểm và mục đích xây dựng chúng.


Nền văn minh Nazca, phát triển khoảng năm 100 trước Công nguyên đến năm 800, là những người đã tạo nên những hình vẽ khổng lồ trên mặt đất cũng được biết đến với cái tên Nazca Lines (đường Nazca).



Rosa Lasaponara thuộc Viện Phương pháp Phân tích Môi trường, Italy, cho biết các hố xoắn ốc đã giúp người Nazca sinh sống tại khu vực nổi tiếng bị hạn hán hoành hành.


Bà nói với BBC Future rằng, “rõ ràng là hệ thống puquio phát triển hơn những gì còn lại ngày nay. Nó khai thác nguồn nước vô tận trong suốt cả năm, góp phần thúc đẩy nền nông nghiệp thâm canh tại một trong những nơi khô cằn nhất thế giới“.


Từ lâu các nhà khảo cổ đã nghi ngờ puquio là 1 phần của một hệ thống dẫn nước, nhưng không biết chúng hoạt động như thế nào.


Tiến sĩ Lasaponara cùng nhóm các nhà nghiên cứu đã sử dụng ảnh vệ tinh để vẽ sơ đồ phân bố puquios, đồng thời tìm hiểu mối liên hệ của chúng tới khu dân cư gần đó. Họ cũng kiểm tra độ ẩm đất hiện tại và sự thay đổi thảm thực vật trong khu vực. Kết quả cho thấy, các hố xoắn ốc nằm trong một mạng lưới đường hầm thủy lợi trên sa mạc Nazca, giúp người dân lấy nước ngầm.



Các nhà khoa học cho rằng, những hố xoắn ốc hoạt động bằng cách vận chuyển gió vào những kênh dẫn ngầm, tạo áp lực đẩy nước từ các bể chứa nước sâu dưới mặt đất đến nơi cần sử dụng. Việc xây dựng một công trình trên quy mô rộng lớn như hệ thống puquios đòi hỏi có sự hiểu biết toàn diện về địa chất khu vực, cũng như quá trình biến đổi của nguồn cung cấp nước hàng năm.


“Mặc dù môi trường khô cằn và khắc nghiệt nhưng khu vực này từng xuất hiện các nền văn minh quan trọng, như Paracas và Nazca“, bà Lasaponara cho hay. “Để có thể sản xuất nông nghiệp, Nazca đã phát triển các chiến lược thích hợp đối phó với các yếu tố môi trường cực đoan và sự khan hiếm nước, xây dựng hệ thống dẫn nước rất hiệu quả“.


“Hệ thống puquios là dự án thủy lợi tham vọng nhất trong khu vực Nasca, cho phép nguồn nước luôn sẵn có quanh năm để sử dụng, không chỉ đối với nông nghiệp mà còn phục vụ nhu cầu sinh hoạt gia đình“, theo Lasaponara.


Có một số bằng chứng cho thấy ngày nay các puquios vẫn còn hoạt động nhưng ở mức thấp.

Thứ Năm, 17 tháng 11, 2016

Thành phố Atlantis truyền thuyết không bị chìm xuống đáy biển?


Atlantis là chủ đề bàn luận trong hơn 2.500 năm qua của các nhà triết học, sử học và khảo cổ học. Rất nhiều cuộc thám hiểm đáy biển đã diễn ra để truy tìm thành phố truyền thuyết này, nhưng có thể họ đã tìm sai hướng khi một nghiên cứu mới đây cho rằng Atlantis không chìm mà chỉ bị sóng thần đẩy ra khơi xa.

Nhà hiền triết Plato nói thành phố Atlantis là vương quốc phát triển hùng mạnh và tiến bộ đã bị chìm trong 1 ngày 1 đêm vào năm 9600 TCN và không bao giờ nổi lên nữa.

Thành phố Atlantis là một trong những truyền thuyết cổ xưa nhất trên Trái Đất, lần đầu tiên được nhà hiền triết Plato kể vào năm 360 trước Công nguyên, mô tả một vùng đất thịnh vượng đã biến mất không một dấu vết và chìm xuống biển.

Michael Hubner cho rằng, Atlantis không phải chỉ có trong truyền thuyết, mà là thành phố cổ đại đã tồn tại và nó không chìm mà chỉ bị sóng thần đẩy ra khơi xa, gần bờ biển Marrakesh.

Nhà lập trình máy tính người Đức này đã đưa ra giả thuyết của mình dựa vào thuật toán. Anh đã tính toán dựa vào tập hợp dữ liệu và thông tin trong các bản viết tay của nhà hiền triết Plato và xem xét kỹ lưỡng từ dấu hiệu nhỏ nhất để định vị trí của thành phố Atlantis.

Anh đã dùng những từ ngữ đáng lưu ý trong bản viết của nhà hiền triết Pluto để nhận diện 51 chi tiết và sử dụng để tính toán tọa độ tuyệt đối thành phố Atlantis. Cụ thể những từ ngữ đáng lưu ý gồm: Atlantis nằm gần biển và có kết cấu gồm mấy vòng nhẫn bao quanh.

Vị trí thành phố Atlantis do anh Hubner tính toán định vị ra.

Hubner thấy ở Morocco có những đặc điểm y như mô tả. Di chỉ nằm ở lòng chảo sa mạc cách biển 11,27km có những chi tiết giống hệt mô tả của nhà hiền triết Pluto. Ở giữa có ụ đất nhỏ giống với phần nổi lên giữa thành phố Atlantis, xung quanh đó là mấy vòng đáy sông càng giống thành phố truyền thuyết này.

Trong cuốn sách của mình, nhà nghiên cứu Mark Adam công nhận giả thuyết của Hubner, cho rằng “nó có sức thuyết phục nhất”. Và một nghiên cứu mới đây cũng chứng minh Atlantis từng gặp cơn sóng thần lớn.

Nhiều người tin rằng thành phố Atlantis ban đầu nằm trên đảo Santorini của Hy Lạp, từng xảy ra đợt phun trào núi lửa kinh hoàng vào năm 1500 TCN gây ra sóng thần quét sạch văn hóa Minoan. Các nhà khoa hoc cũng tìm thấy bằng chứng về các đợt sóng cao hơn 9m trên hòn đảo lân cận Crete của Hy Lạp.

Các nghiên cứu trước đây cho rằng, miệng núi lửa đã sụp xuống biển và gây ra sóng thần. Nhưng các nhà nghiên cứu từ Đại học Athena mới đây đã đưa ra một lý thuyết khác.

Họ đã phân tích đáy biển dưới miệng núi lửa, và tìm thấy bằng chứng cho thấy miệng núi lửa đã không nối với biển khi nó sụp đổ, thay vào đó nó bị ngập lụt sau vụ phun trào nhưng lũ không thể gây ra sóng thần.

Các nhà nghiên cứu tin rằng một lượng lớn dung nham từ núi lửa đã chảy nhanh xuống biển, đủ để tạo ra sóng thần.

Sơ đồ cho thấy sự phát triển của miêng núi lửa Santorini trước, trong và sau các đợt phun trào cuối thời đại đồ đồng.

Nhóm nghiên cứu, dẫn đầu bởi Paraskevi Nomikou, đã viết trên tạp chí Nature rằng: “Những cơn sóng thần quy mô khu vực liên quan đến phun trào núi lửa đã được tạo ra bởi sự ngập dòng chảy nham thạch, thêm nữa có lẽ là do việc sạt lở nhanh chóng lớp dung nham tích tụ xuống các sườn núi hướng ra biển“.

Ngoài ra, các nhà khoa học còn phát hiện lớp dung nham tích tụ dày đến 60 mét ngoài khơi Santorini, góp phần củng cố thêm giả thuyết này.

Thứ Tư, 16 tháng 11, 2016

Khám phá những khu vườn 2.000 năm tuổi giữa sa mạc ở Petra


Những khu vườn tráng lệ ở thành phố Petra cuối cùng cũng được phát hiện sau 2.000 bị lãng quên. Đặc biệt là nơi đây có một hệ thống thủy lợi và trữ nước tiên tiến cho phép người cổ đại phát triển các khu vườn xanh tươi giữa sa mạc.

Hệ thống thủy lợi tiên tiến đã cho phép người cổ đại phát triển các khu vườn ngay giữa sa mạc.


Haaretz cho biết, các cuộc khai quật tại thủ đô cũ của Nabataeans cổ đại đã tiết lộ một kho báu, và là một trong những phát hiện tuyệt vời nhất của vùng Di sản Thế giới trong hàng thập kỷ qua.


Các nhà nghiên cứu khai quật được một hệ thống thủy lợi và trữ nước tiên tiến cho phép người dân sinh sống, xây dựng một thành phố thịnh vượng và phát triển nhiều khu vườn xanh tươi. Hơn nữa, các nhà khảo cổ còn phát hiện ra đài phun nước, ao và hồ bơi lớn có niên đại từ thế kỷ thứ 1 trước Công nguyên.


Vị trí một bể bơi hoành tráng, phản ánh sức mạnh và sự giàu có tuyệt đối của thành phố cổ đại này.


Những khu vườn hoành tráng đã được xây dựng cách đây 2.000 năm, khi thành phố được đổi mới. Thủ đô Nabataean được nâng cấp và trở thành một trong những điểm dừng cung cấp nước quan trọng nhất khu vực.


Là trái tim của sa mạc vùng Jordan, thành phố được bao phủ bởi những vườn nho, chà là, cây xanh và nhiều loại cây trồng khác, điều này được xác định qua việc phát hiện ra vỏ hạt và hạt giống, đặt xung quanh hồ bơi rộng 44 mét.


Những khu vườn được khai quật hiện ra như một thiên đường, một ốc đảo giữa khu vực khô hạn và cằn cỗi. Công nghệ thủy lợi tiên tiến cũng cho phép người dân khai thác càng nhiều nước càng tốt.


Theo Leigh-Ann Bedal, giáo sư nhân chủng học từ Đại học Behrend ở bang Pennsylvania, Mỹ cho biết: “Hồ bơi đánh dấu điểm cuối của cầu máng vận chuyển nước từ một trong những con suối, ‘Ein brak, nằm trên các ngọn đồi bên ngoài Petra. Kiến trúc hoành tráng của hồ bơi và khu vườn xanh tươi tồn tại như một hình ảnh tưởng niệm thành công của Nabataeans trong việc cung cấp nước cho trung tâm thành phố“.


Thành phố hoa lệ của Petra ở Jordan.


Trong các cuộc khai quật, các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra một đường dẫn nước xuống hơn 10 mét. Có khả năng nó cung cấp nước từ hệ thống cầu máng đến hồ bơi. Một hệ thống các kênh ngầm được tạo ra để kiểm soát dòng chảy trong mùa mưa cũng được phát hiện. Toàn bộ hệ thống bao gồm các kênh dẫn nước, đường ống gốm, bể nước ngầm, bể chứa nước, mang lại đủ nước dùng cho nông nghiệp và sinh hoạt.


Người dân Nabataeans là một cộng đồng người Do Thái cổ đại sinh sống từ thế kỷ thứ 6 trước Công nguyên, là những cư dân ở phía bắc Arabia và Nam Levant. Quê hương của họ từng bị xâm chiếm bởi người La Mã vào năm 106 và cuối cùng bị mất vào khoảng năm 700 Sau Công nguyên.


Kênh dẫn nước bằng đá từng là một cầu máng.



Theo Ancient Origins: ”Khí hậu sa mạc gây khó khăn cho nông nghiệp Nabataeans, nhưng họ đã chinh phục được thử thách, tạo nên một hệ thống tích nước tinh vi, cho phép họ xây dựng một đế chế thương mại ấn tượng tại trung tâm bán đảo Ả Rập“.


Hồ sơ lưu trữ đầu tiên của người Nabataean cho thấy họ sống trong lãnh thổ Edom, nhưng có một số tranh cãi về việc người Nabataeans đã đến đó khi nào và bằng cách nào. Một số người tin rằng họ đã sống cùng với người Edom hàng trăm năm qua, trong khi những người khác cho rằng người Nabataean di cư đến đây sau khi người Edom di chuyển về phía Bắc. Cuối cùng họ đã chọn khu vực Petra để xây dựng thành phố của mình.


Thử thách lớn nhất đối với người Nabataeans là sự thiếu nước và khí hậu khô cằn của hẻm núi Petra. Điều này gây khó khăn cho nông nghiệp, họ đã làm đủ cách để đảm bảo có được một nguồn cung cấp nước đầy đủ cho người dân và hỗ trợ tối đa cho trồng trọt.


Một trong các phương pháp tích nước là trồng cây ăn quả duy nhất ở giữa vùng đất được tạo thành cái phễu nông. Khi trời mưa, tất cả nước mưa sẽ chảy xuống trung tâm của cái phễu này, và được giữ lại bởi lớp trầm tích phù sa gọi là hoàng thổ, cuối cùng nước được bảo tồn.


Công nghệ dẫn nước nước ấn tượng của họ còn có nhiều quá trình khác, bao gồm cả việc xây dựng các đường hầm dẫn nước, ruộng bậc thang, đập, bể chứa nước, và các hồ chứa, cũng như phương pháp tích nước mưa, nước lũ, nước ngầm, và nước suối tự nhiên.



Bên trong một bể chứa nước lớn tại khu Tiểu Petra thuộc thành phố Nabataean.


Bằng việc sử dụng công nghệ thủy lợi tinh vi, người dân Nabataeans có thể đảm bảo một nguồn cung cấp nước liên tục suốt cả năm. Họ có một sự hiểu biết sâu sắc về mọi nguồn nước sẵn có, và làm thế nào để quản lý, khai thác, duy trì và sử dụng tốt nhất những nguồn nước này. Họ cân bằng giữa khả năng trữ nước của hồ chứa với hệ thống đường ống, đảm bảo cung cấp nước liên tục. Việc thiết kế hệ thống cũng sử dụng các bồn lắng phụ để làm sạch nước uống.


Sự hiểu biết sâu rộng của người Nabataeans về thủy lợi cho phép họ tạo ra một hệ thống tối đa hóa lưu lượng nước trong khi giảm thiểu sự rò rỉ. Không có gì đáng ngạc nhiên khi công nghệ tiên tiến này lần đầu tiên được sử dụng tạo ra lợi ích cho tầng lớp nhân dân, đến cả những giai tầng thấp hơn trong xã hội.


Hồ chứa tại thành phố Nabataean – Hawara cổ, là Humayma ngày nay hay “Humeima”.


Các nhà nghiên cứu nói rằng, phát hiện trên đã gieo cho họ lòng tin vào lời nhà sử học cổ đại Strabo sau khi ông thăm Petra vào thế kỷ thứ 1: “Những con suối và nguồn nước đầy ắp thừa sức phục vụ cho mục đích sinh hoạt và tưới tiêu trong khu vườn“.


Các nhà khảo cổ vẫn đang tiếp tục khai quật tại địa điểm phát hiện những khu vườn để tìm hiểu thêm về Nabataean cổ đại.

Thứ Ba, 15 tháng 11, 2016

Bí mật ẩn giấu đằng sau 7 bức họa nổi tiếng thế giới



Số 1: Nàng “Mono Lisa” của Leonardo da Vinci.

Mono Lisa là một bức chân dung thế kỷ 16 được vẽ bằng sơn dầu trên một tấm gỗ dương tại Florence bởi Leonardo da Vinci trong thời kì Phục Hưng Italia.

Đến nay, sau 500 năm kể từ ngày ra đời, người ta đã khám phá ra 8 bí ẩn trong bức họa. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa hiểu hết được dụng ý của Da Vinci.

“Nếu bạn đứng trước một hình ảnh to lớn của Mona Lisa, bạn sẽ hiểu tức thì vì sao nàng lại nổi tiếng như vậy. Đó là thứ mà bạn phải nhìn tận mắt”, kỹ sư người Pháp Pascal Cotte nhận định.

Mời độc giả Ngaynay.vn khám phá 8 bí ẩn được xem là lớn nhất trong họa phẩm “Mona Lisa” của Leonardo da Vinci:
Mật mã ẩn trong đôi mắt

Theo phát hiện mới nhất của các nhà nghiên cứu người Italy, trong mắt nàng Mona Lisa có chứa nhiều con số và chữ cái nhỏ xíu.

“Ở mắt phải của Mona Lisa có ký tự LV, rất có thể đó là tên viết tắt của Leonardo da Vinci. Còn mắt trái cũng có ký tự nhưng chưa xác định được đó là chữ CE hay B. Ở vòm mắt có số 72, hoặc L và số 2. Bức tranh này đã gần 500 năm tuổi rồi nên không còn sắc nét nữa” – ông Silvano Vinceti, Chủ tịch Ủy ban Di sản văn hóa quốc gia Italy cho biết.
Nụ cười bí ẩn

Theo các nhà nghiên cứu, Leonardo Da Vinci đã sử dụng kỹ thuật ông tự học “Sfumato” để pha trộn các chất màu sơn, đặc biệt là xung quanh các góc của mắt và miệng nàng Mona Lisa.

Kỹ thuật này được cho là đã tạo ra một ảo giác về “nụ cười bí ẩn” cho nàng Mona Lisa.

Theo đó, khi người xem chú ý vào đôi mắt nàng, họ vẫn có thể thấy nàng đang cười qua trường mắt. Tuy nhiên, chỉ một khoảnh khắc nhìn xuống làn môi, nụ cười… dường như tan biến.
Cảm xúc trên gương mặt Mona Lisa

Năm 2005, để đánh giá trạng thái cảm xúc của khuôn mặt nàng Mona Lisa, các nhà khoa học thuộc trường Đại học Amsterdam (Hà Lan) phối hợp cùng các học giả trường Đại học Illinois (Mỹ) đã tính toán gương mặt Mona Lisa trên góc độ khoa học hơn.

Theo đó, gương mặt nàng hiện lên 83% hạnh phúc, 9% chán ghét, 6% sợ hãi, tức giận 2%, ít hơn 1% trung tính và 0% ngạc nhiên.
Tỉ lệ vàng trên khuôn mặt Mona Lisa


Trong toán học và nghệ thuật, hai đại lượng được gọi là có “tỷ lệ vàng” nếu tỷ số giữa tổng của các đại lượng đó với đại lượng lớn hơn bằng tỷ số giữa đại lượng lớn hơn với đại lượng nhỏ hơn.

Từ bức tranh, ta có thể thấy khuôn mặt nàng Mona Lisa nằm gọn trong một hình chữ nhật vàng và cấu trúc phần còn lại của bức tranh cũng cấu trúc theo một vòng xoắn ốc vàng.
Mona Lisa có lông mày và lông mi

Năm 2007, theo kết quả cuộc nghiên cứu mới nhất của kỹ sư Pascal Cotte người Pháp, bức họa Mona Lisa không phải là không có lông mày và lông mi như nhiều người vốn nghĩ.

Sau khi scan bức tranh bằng máy ảnh Multi-spectral 240-megapixel do ông tự thiết kế, trong đó sử dụng 13 dải sóng từ tia tử ngoại cho tới hồng ngoại, ông phát hiện đôi mắt của Mona Lisa có nét khác.

Bức ảnh cận cảnh về đôi mắt trái của Mona Lisa làm lộ ra một nét bút lông trên vùng lông mày của nàng. Sau khi phát hiện điều này, người ta vẫn chưa thể tìm ra dụng ý mà Da Vinci muốn “nói” khi ẩn dấu nét vẽ về bộ lông mày và lông mi của nàng.
Mona Lisa là người đang mang thai

Chuyên viên Bruno Mottin, thuộc Trung tâm nghiên cứu và phục chế các bảo tàng của Pháp (C2RMF), cho biết trang phục của Mona Lisa mang rất nhiều điểm nghi vấn.

Với phương pháp chụp phản xạ hồng ngoại, bí mật này được vén lên một cách không ngờ: đó là kiểu áo để lộ đôi vai trần. Và có những mảnh voan rất mỏng phủ bên ngoài chiếc áo này, phủ nhẹ lên bờ vai trái và luôn cả phần lưng ghế.
Ngoài ra, mảnh voan cũng dường như được may ghép với phần viền trên cổ áo thêu rất khéo và được khoác lên như một lớp áo mặc ngoài.

Đến đây thì mọi chuyện khá rõ ràng: kiểu trang phục này rất thịnh hành vào thời Phục hưng – một kiểu áo cánh dành cho trẻ em và cả phụ nữ đang mang thai hoặc vừa mới sinh con.

Bác sĩ người Anh Kenneth Kill cũng nhận định, trong bức tranh của danh họa thời Phục hưng đã truyền tải trạng thái mãn nguyện của người phụ nữ đang mang thai.
Bí ẩn trong đôi tay Mona Lisa

Một trong những câu hỏi hóc búa khác nữa trong họa phẩm này là vị trí của cánh tay phải, nằm ngang dưới bụng nàng. Đây là lần đầu tiên có một họa sĩ đặt cánh tay và cổ tay của người mẫu ở vị trí như vậy.

Cotte phát hiện thấy màu vẽ ở ngay dưới cổ tay phải hoàn toàn khớp với màu lớp vải phủ đầu gối nàng. Vì vậy điều này hoàn toàn có nghĩa: cánh tay và cổ tay nàng đỡ một tấm chăn.

“Cổ của cánh tay phải ở ngay trên bụng. Nhưng nếu bạn nhìn kỹ trong ánh sáng hồng ngoại, bạn sẽ hiểu rằng nàng đã đỡ một tấm chăn phủ bằng cổ tay mình”, Cotte nói.

Mặc dù phát hiện ra điều này, nhưng kỹ sư người Pháp vẫn chưa hiểu thông điệp mà Da Vinci muốn nói là gì.
Hình ảnh động vật xuất hiện phía sau nàng Mona Lisa

Theo các chuyên gia, nếu nối hoàn chỉnh những nét vẽ trong khung cảnh phía sau nàng Mona Lisa và xoay 1 góc thích hợp, chúng ta có thể thấy hình ảnh đầu con trâu, đầu sư tử và khỉ.


Nhiều người còn tin rằng còn có một con cá sấu hoặc một con rắn ẩn trên tay trái của nàng Mona Lisa.

Cho đến nay, sự mơ hồ trong nét thể hiện của người mẫu, sự lạ thường của thành phần nửa khuôn mặt chính là yếu tố góp phần vào sức mê hoặc của bức tranh suốt hàng trăm năm qua.

Số 2: Bức tranh “Primavera” của Sandro Botticelli.


Bức tranh Primavera được hoàn thành năm 1482 bởi họa sĩ người Italy Sandro Botticelli. Ông là họa sĩ tài năng với lối vẽ độc đáo, thường thể hiện nhiều tư tưởng tiến bộ trong các chủ đề thần thoại, gắn các nhân vật truyền thuyết với đời thực. Thời đầu Phục Hưng, Lorenzo de Medici – người đứng đầu gia tộc Medici, một gia đình giàu có và quyền lực bậc nhất trong lịch sử nhân loại, đã đặt Botticelli vẽ bức Primavera để làm quà cho Giulio di Giuliano de Medici – người sau này trở thành Giáo hoàng.

Primavera có kích thước 202 x 314 cm bằng chất liệu tempra trên bảng. Bức tranh là một báu vật của Italy, hiện trưng bày tại bảo tàng Uffizi, Florence. Tranh được lấy cảm hứng từ bài thơ Fasti của Ovid về mùa xuân và các lễ hội.

Một điều đáng kinh ngạc là họa sĩ Botticelli đã vẽ tới 500 loại cây cỏ, hoa khác nhau trong bức tranh chỉ có diện tích 202 x 314 cm. Nền tranh là khu vườn cam, tương truyền cam là loài cây biểu tượng cho gia tộc Medici. Trong các loài thực vật, có tới 190 loài hoa và 130 hoa có tên được vẽ tỉ mỉ, chi tiết chính xác như một nhà giải phẫu sinh học.

Với các nhân vật, cỏ cây hoa lá, Primavera là một sự thể hiện sinh động, đầy màu sắc nhất về sự sống, tình yêu, hôn nhân và niềm hạnh phúc đang đến với thế giới khi vào xuân.

Số 3: Bức tranh “Hôn lễ của Arnolfini” của danh họa Jan Van Eyck.


Năm 1434, Jan Van Eyck đã hoàn thành tác phẩm “Hôn lễ của Arnolfini” (The Arnolfini Wedding), một trong những tranh sơn dầu thành công sớm nhất.

Kết cấu bức họa là theo cách đối xứng cân bằng, dùng phương pháp thấu thị thuần thục và chuẩn xác để gần như làm biến mất tấm gương lồi hình tròn ẩn đằng sau bối cảnh. Bên trong tấm gương, ngoại trừ bối cảnh hai nhân vật chính là cô dâu, chú rể ra thì còn có thể nhìn thấy những sự vật mà không thể thấy được trên bức họa, đặc biệt là 2 người làm chứng hôn lễ trong phòng (phân biệt mặc y phục màu lam và màu cam). Phía trên tấm gương, Jan Van Eyck đã tự tay ký tên “Jan Van Eyck đang ở đây”. Điều này khiến bức họa không chỉ là một bức họa, mà còn là chứng kiến và ghi chép cho buổi hôn lễ thần thánh.


Trong bức họa, rất nhiều chi tiết đều ám chỉ một loại hàm nghĩa nào đó, mà một số là có quan hệ với tín ngưỡng và tập tục đương thời của địa phương. Ví dụ chiếc váy của cô dâu có ý tụ lại trước bụng, tạo thành giả tượng như có bầu; nghe nói đây là cầu may mắn, với hy vọng “sớm sinh quý tử”.

Cây nến trên chiếc đèn chùm đại biểu Thượng Đế đang có mặt để chứng kiến hỗn lễ; tấm gương đại biểu sự thuần khiết, đồng thời ẩn dụ về con mắt minh triết của Thần, hết thảy sự vật đều trong tầm mắt, không gì thoát khỏi; chú chó nhỏ đại biểu sự trung thành.

Quả trái cây bên bệ cửa sổ có hai hàm nghĩa, một là chúc mừng hai người sớm thai nghén hậu duệ, và hai là đại biểu “trái cấm”, để cảnh tỉnh đôi trai gái không được phóng túng sa ngã. Đôi dép trên sàn nhà ở góc bức tranh đại biểu cho “có đôi có cặp”, đồng thời ám chỉ đôi trái gái vẫn chưa xỏ dép, bàn chân vẫn đặt nơi đất thánh. Bức tượng gỗ ở đầu giường là Thánh Margaret, vị Thánh bảo hộ phụ nữ, với ý nghĩa bảo đảm sinh đẻ bình an.

Số 4: Bức tranh “Nhạc công Guitar già” của Picasso.


Trong “thời kì xanh” 1901-1904, Picasso phải đối mặt với một cuộc sống chật vật với chi phí eo hẹp cho các tác phẩm nghệ thuật của mình. Ông buộc phải dùng một số thủ thuật, thay vì vẽ lên vải chuyên dụng dành cho hoạ sĩ – canvas, Picasso đã phải dùng đỡ những tấm bìa cứng để vẽ. Chính vì thế mà khi có tiền mua được vải chuyên dụng, chúng thường được tái sử dụng nhiều lần. Bức tranh “Nhạc công guitar già” là một ví dụ.

Nếu bạn có may mắn được tận mắt xem bức ảnh “Nhạc công guitar già”, bạn sẽ phát hiện một gương mặt mờ mờ ở phần cổ của người nhạc công. Tuy nhiên, phải chụp X quang thì mới có thể thấy rõ toàn bộ bức tranh “ẩn mình” này. Đó là hình ảnh một người phụ nữ đang bế con, kề bên có một con bò và con cừu.

Số 5: “Bữa tối cuối cùng” của Leonardo da Vinci.


Slavisa Pesci, một chuyên gia công nghệ thông tin đã tạo ra một hiệu ứng hình ảnh tương đối thú vị bằng việc làm mờ bức tranh đi một nửa và chồng hai chiều khác nhau của bức tranh lại với nhau.

Kết quả đã khiến anh hết sức bất ngờ với sự xuất hiện của hai vị Hiệp sĩ Dòng đền ở hai phía đầu bàn và dường như chúa Giesu còn đang ôm một đứa trẻ ở giữa.


Năm 2007, nhạc sĩ kiêm kỹ sư tin học nổi tiếng của Italy lại vừa công bố phát hiện về những nốt nhạc ẩn đằng sau bức “Bữa tiệc cuối cùng” của danh hoạ Leonardo Da Vinci. Phát hiện này đang làm tăng thêm những khả năng về thiên tài thời kì Phục Hưng có thể đã để lại một đoạn nhạc có giai điệu buồn.

Đầu tiên, Pala đã phát hiện thấy một khuông nhạc 5 dòng chạy ngang qua bức hoạ. Thêm vào đó, cách bài trí bánh mì trong bàn ăn, kết hợp với tư thế bàn tay của Giesu và các tông đồ đều là những dấu hiệu tượng trưng cho các nốt nhạc.


Theo Pala, phát hiện này cũng hoàn toàn phù hợp với những biểu tượng trong đạo Cơ Đốc, giữa bánh mì – biểu thị cho thân thể của Chúa và bàn tay – được dùng để ban phát thức ăn. Tuy nhiên, nếu chỉ có dấu hiệu về những nốt nhạc thì chưa đủ làm nên một giai điệu đúng nghĩa, cho tới khi Pala phát hiện ra điểm mấu chốt: khuông nhạc này phải được đọc từ phải sang trái – theo đúng cách viết của Leonardo.

Kết quả không nằm ngoài dự đoán, khi kết hợp với nhau, các nốt trong khuông nhạc này cho một bản nhạc dài 40 giây với giai điệu buồn bã tựa như một bài hát cầu siêu cho linh hồn người đã khuất.

Sau khi tiến hành nghiên cứu và phân tích, nhà nghiên cứu người Vatican Sabrina Sforza Galitzia đã nhìn ra hình dáng một cửa sổ hình bán nguyệt ngay trung tâm bức họa ẩn chứa thuật toán và chiêm tinh học khó hiểu.


Khi giải mã hình ảnh này, Galitzia phát hiện ra Leonardo da Vinci đã tiên đoán “ngày tận thế” cho nhân loại cách thời điểm ông vẽ bức tranh là 2.511 năm. Thời điểm Da vinci bắt đầu vẽ là năm 1495, thời điểm ông dự đoán “ngày tận thế” là năm 4006.

Galitzia đi đến kết luận: “Ngày tận thế” của loài người và mọi sinh vật trên Trái Đất sẽ bắt đầu từ ngày 21/3/4006 và kéo dài đến ngày 1/11/4006 bằng một trận “đại hồng thủy” khủng khiếp, nhấn chìm loài người và mọi sinh vật sống trên Trái Đất.

Tuy nhiên, theo DaVinci, sau “Cơn đại hồng thủy” sẽ là sự khởi đầu hoàn toàn mới cho nhân loại.

Số 6: “Sự sáng tạo ra Adam” của Michelangelo.


Danh họa Michelangelo đã tạo ra bức tranh để đời của mình – The creation of Adam – trên trần nhà nguyện Sistine, Vatican từ năm 1511 – 1512.

Bức tranh mô tả về một giai thoại trong Sách Sáng thế, khi Chúa thổi hồn và tạo ra Adam – con người đầu tiên trên thế giới.

Năm 1990, Frank Meshberger đã công bố một nghiên cứu, cho rằng hình mẫu Chúa trong bức họa của Michelangelo thể hiện một cách chính xác cấu trúc giải phẫu của não người, với những đường nét đầy đủ về bề mặt trong và ngoài não bộ, gồm thân não, thuỳ trước trán, động mạch thân nền, tuyến yên…


Ngoài ra, còn một ý tưởng khác, đó là miếng vải đỏ xung quanh Chúa là hiện thân của tử cung con người, còn dây xanh chính là dây rốn. Người đưa ra lý thuyết này là một nhóm chuyên gia Ý, và theo họ, điều đó thể hiện việc lý tưởng hóa sự ra đời của một người đàn ông, dựa trên chính hiện thực trong cuộc sống.

Số 7: Giơ ngón tay trước Giáo hoàng của Michelangelo.


Bức tranh trên vòm nhà nguyện Sistine Chapel mô tả nhiều cảnh khác nhau trong “Sách sáng thế” được coi là 1 trong những kiệt tác vĩ đại nhất của Michelangelo. Trong hàng nhiều thế kỉ qua, mọi người từ các tín ngưỡng khác nhau đến thăm Rome và nhà nguyện Sistine Chapel, chỉ để nhìn lên mái vòm và chiêm ngưỡng tác phẩm của ông.

Với phần lớn mọi người đây có thể chỉ là 1 phần tuyệt đẹp trong “Cựu Ước”, tranh tường được sơn lên thạch cao ẩm về sự sáng tạo ra vũ trụ, thuyền Ark của Noah, Adam và Eva. Nhưng đây cũng có thể là tác phẩm nổi tiếng nhất nơi người nào đó lật người khác vào đám lửa.


Trong khoảng thời gian 4 năm để hoàn thành các bức vẽ, Michelangelo có mối quan hệ không mấy tốt đẹp với Đức Giáo hoàng Julius II người có biệt danh “Giáo hoàng gây sợ hãi” bởi tính cách nóng nảy và tham vọng quyền lực.

Bên trên chiếc cánh cửa vào nhà nguyện mà Giáo hoàng vẫn sử dụng, Michelango tạo nên chân dung Giáo hoàng Julius thông qua hình tượng nhà tiên tri Zechariah. Ngay phía sau ông là thiên thần nhỏ với ngón tay co lại mà theo người Ý là cử chỉ tục tĩu và chế nhạo.

Thứ Hai, 14 tháng 11, 2016

Người Trung Quốc sản xuất “bia chua ngọt” từ cách đây 5.000 năm trước


Người Trung Quốc cổ đại 5.000 năm trước đã biết cách ủ bia theo công nghệ tương tự mà chúng ta sử dụng thời nay.





“Bia được làm từ lúa mạch, hạt kê, bo bo và thân củ lên men đã tạo nên “1 chút chua, 1 chút ngọt”.Vương Giai Tĩnh, Tiến sĩ khảo cổ học tại Đại học Stanford cho biết, theo NPR.

Ông Vương tham gia khai quật Mễ Gia Nhai, khu vực Tây An, thủ đô cổ xưa của Trung Quốc – khoảng 500 dặm về phía Tây Nam Bắc Kinh, tại đây các nhà nghiên cứu phát hiện ra 1 nhà máy bia dưới đất cùng với những công cụ sản xuất tinh vi. Nhà máy được xây dựng vào khoảng giữa những năm 3400 – 2900 trước công nguyên, theo ước tính.

Họ tìm thấy đồ gốm với cốt hạt lúa mạch cho thấy dấu hiệu quá trình chế biến mạch nha và nghiền, 1 trong những bước quan trọng để sản xuất bia.

Phân tích hiện vật ở Mễ Gia Nhai, vùng trong vòng tròn đỏ dược sử dụng lấy mẫu để kiểm nghiệm.

Dư lượng chất màu vàng trong ống khói gốm và chậu rộng miệng được thử nghiệm với ion sắc ký để nghiên cứu những công thức cổ xưa.

“Các kết quả cho thấy người Trung Quốc đã thiết lập công nghệ sản xuất bia tiên tiến bằng cách sử dụng các công cụ chuyên dụng và tạo điều kiện lên men thuận lợi từ 5.000 năm trước”, trích dẫn bài nghiên cứu được công bố của Viện Hàn lâm Khoa học Nga.

Sự hiện diện của lúa mạch là đáng ngạc nhiên, bởi các nhà khoa học chưa từng phát hiện sự tồn tại của lúa mạch ở thời điểm sớm như vậy tại Trung Quốc. Mặc dù họ biết 2.000 năm trước nó là nguồn lương thực chủ yếu ở Trung Quốc.

“Những phát hiện của chúng tôi có nghĩa là việc sản xuất bia sớm có thể đã thúc đẩy việc du nhập lúa mạch từ vùng phía Tây Âu-Á vào trung tâm đồng bằng Trung Quốc trước khi nó trở thành 1 sản phẩm nông nghiệp vào 3.000 năm sau”, trích dẫn bản báo cáo.

Lịch sử bia rượu sớm nhất có thể truy về thời Văn minh Lưỡng Hà từ 6000 năm trước, người Sumerian là dân tộc biết kỹ thuật này đầu tiên. Đây là đồ uống họ dùng thường xuyên hàng ngày, xuất hiện nhiều trong văn tự hình nêm của họ.

Các thành phần cơ bản, mầm lúa mạch, được rửa sạch và làm ủ ở 1 nhiệt độ thích hợp để chúng nảy mầm. Sau đó, trộn mạch nha với nước nóng. Để bột bên trong mềm ra, sau đó vớt cho ráo hạt.

Các thành phần khác được dùng như, như hoa bia, được trộn thêm vào để tăng hương vị. Cuối cùng, men được được thêm vào kích thích quá trình lên men – có nguồn gốc từ thiên nhiên. Nhưng chủ yếu tạo nên bia là lúa mạch, màu sắc, vị ngọt và độ bọt.