Tổng số lượt xem trang

Thứ Năm, 30 tháng 3, 2017

5 kỳ án bí ẩn nhất lịch sử loài người

Một số kỳ án bí ẩn nhất lịch sử cho đến nay giới chức trách vẫn chưa tìm ra hung thủ.


Kẻ sát nhân đồ tể

Những kỳ án bí ẩn nhất lịch sử đã khiến giới chức trách đau đầu trong suốt hàng chục cho đến hàng trăm năm qua khi chưa thể đóng hồ sơ vụ án. Trong đó, danh tính Jack the Ripper (Kẻ sát nhân đồ tể) là một bí ẩn lớn nhất lịch sử. Gã sát nhân khét tiếng này đã gây ra hàng loạt vụ án rùng rợn ở khu vực East End, London, Anh năm 1888. 11 nạn nhân chủ yếu là phụ nữ bị sát nhân bí ẩn Jack the Ripper giết hại một cách tàn khốc và có phần bệnh hoạn.


Kẻ sát nhân đồ tể đã sát hại những gái mại dâm vào ban đêm. Y đã cắt cổ họng của nạn nhân và thỉnh thoảng cắt bỏ nội tạng của nạn nhân với thủ pháp hoàn hảo khiến một số người suy đoán hung thủ được đào tạo ngành y. Thậm chí, gã sát nhân còn gửi thư thách thức cảnh sát. Trong suốt nhiều năm qua, giới chức trách Anh vẫn chưa tìm ra danh tính gã sát nhân bệnh hoạn trong kỳ án bí ẩn này.



Kẻ sát nhân Zodiac

Sát nhân hàng loạt tự xưng Zodiac (Hoàng đạo) đã reo rắc nỗi sợ hãi đối với người dân ở miền Bắc California, Mỹ. Vào cuối những năm 1960, gã sát nhân bí ẩn này đã sát hại dã man 37 người. Không chỉ giết hại nạn nhân mà gã sát nhân Zodiac còn thách thức cảnh sát khi sau mỗi lần gây án đều gửi những lá thư được mã hóa cho cảnh sát và báo chí địa phương thuật lại quá trình hắn gây án cũng như cung cấp đầu mối cho những vụ án tiếp theo.


Mặc dù một số nhân chứng đã nhận diện được hung thủ là một người đàn ông da trắng tầm 25-30 tuổi, dáng người cao lớn với mái tóc húi cua nhưng cảnh sát không thể bắt được sát nhân hàng loạt Zodiac. Tên sát nhân này đã đi vào lịch sử Mỹ là tên giết người khét tiếng nhất ở Mỹ chưa bị bắt.

Kỳ án thược dược đen


Kỳ án “thược dược đen” nói về sự kiện Elizabeth Short được phát hiện đã chết với cơ thể bị cắt làm đôi tại quận Leimert Park, thuộc thành phố Los Angeles ngày 15/1/1947. Sở dĩ vụ án này được gọi tên là thược dược đen (Black Dahlia) bởi vì hai chữ cái BD được khắc đầy trên hai đùi cô.


Gã sát nhân bí ẩn đã vứt thi thể nạn nhân ở một bãi đất trống, bị cắt làm đôi từ phần thắt lưng. Khuôn mặt Short bị rạch ngoác từ góc miệng đến mang tai vô cùng rùng rợn. Cảnh sát xác định nạn nhân bị giết hại ở một nơi khác rồi đem vứt xác ở đây. Cảnh sát đã có danh sách những kẻ tình nghi nhưng đều không thể chứng minh ai mới là hung thủ sát hại Elizabeth Short. Chính vì vậy, cho đến nay, đây vẫn là một trong những vụ giết người bí ẩn nhất Los Angeles.

Vụ án đèo Dyatlov


Vụ án đèo Dyatlov là một trong những kỳ án bí ẩn nhất lịch sử. Theo đó, năm 1959, 9 sinh viên trẻ đi trượt tuyết trong kỳ nghỉ ở dãy núi Ural, Nga nhưng không bao giờ quay trở về nhà. Sau cùng, người ta phát hiện 5 thi thể đông cứng ở căn lều rách nát và 4 thi thể khác ở khoảng cách khá xa. Thi thể nạn nhân mang nhiều thương tích bí ẩn như người bị vỡ đầu, người bị mất lưỡi, người bị vùi lấp trong tuyết trắng.


Cơ quan chức năng suy đoán dường như nhóm 9 sinh viên trên đã rời lều lúc nửa đêm và cho rằng “một thế lực bí hiểm” đã gây ra cái chết của các nạn nhân.

Kẻ sát nhân hàng loạt Axeman

Sát nhân hàng loạt mang biệt danh Axeman gây ra hàng loạt vụ án rùng rợn ở New Orleans. Theo đó, từ tháng 5/1918 – 10/1919, gã sát nhân bí ẩn này được cho là đã sát hại ít nhất 15 người ở ngay nạn nhân của họ. Đa phần nạn nhân là người Mỹ gốc Italy. Gã sát nhân này dùng rìu chặt đầu đa số nạn nhân nên hắn có biệt danh là Axeman.


Gã sát nhân Axeman còn gửi thư cho cảnh sát nói rằng hắn là ác quỷ đến từ địa ngục. Mặc dù gã sát nhân thường để lại hung khí gây án là chiếc rìu đẫm máu của nạn nhân tại hiện trường nhưng danh tính của hung thủ vẫn nằm trong màn đen bí ẩn suốt gần 100 năm qua.

Thứ Hai, 27 tháng 3, 2017

Bí ẩn về làn sương giết chết 1.700 người chỉ trong 1 đêm ở Cameroon

Năm 1986, một trận sương mù bí ẩn bất ngờ bao phủ một khu vực dân cư gần hồ Nyos ở Cameroon đã cướp đi mạng sống của gần 2.000 người chỉ trong một đêm. Câu chuyện vẫn làm đau đầu các nhà khoa học đến tận bây giờ.

Hồ Nyos ở Cameroon

Bữa tối kinh hoàng

Đêm 21/8/1986, một đám sương mù khổng lồ xuất hiện phía trên hồ Nyos ở vùng núi hẻo lánh nằm tận tây bắc đất nước Cameroon. Đám sương trắng tràn vào thung lũng và các làng mạc quanh đó, giết chết tất cả các sinh vật trên đường đi của nó. Kết quả là 1.700 người được tìm thấy đã chết một cách bí ẩn vào buổi sáng hôm sau.

“Trên thi thể họ không có một dấu hiệu nào chứng tỏ đã bị chấn thương hay có một cuộc đụng độ nào đó dẫn tới tử vong” – Cha Anthony Bangsi, một nhà truyền giáo tại làng Subum nhớ lại sự kiện khủng khiếp trên.

Nhiều thi thể người dân đã bị đốt cháy và một số người sống sót đã mô tả lại rằng họ đã ngửi thấy mùi khí lưu huỳnh trong đêm đó. Cha Anthony là một trong số những nhân chứng may mắn sống sót sau thảm họa đã xóa sổ gần như toàn bộ ngôi làng. Nhưng cha Anthony cũng như bất kỳ người dân địa phương may mắn thoát chết đều không thể giải thích được chuyện gì đã xảy ra. Trong ngày hôm đó, tin tức về quy mô của thảm kịch đáng kinh ngạc trên đã lan ra ngoài biên giới Cameroon khiến nhiều người không khỏi bàng hoàng và hồ nghi.

Nhưng đây không phải là lần đầu tiên câu chuyện lạ lùng này diễn ra. Năm 1984, đã có 37 người dân sống ở vùng hồ Monoun, cách hồ Nyos 59 dặm về phía Đông Nam, cũng qua đời một cách bí ẩn. Giống như trong thảm họa ở hồ Nyos, các nạn nhân đều chết đột ngột trong đêm mà không có bất kỳ một dấu hiệu nào cho thấy có một cuộc va chạm trước lúc họ qua đời.

Những giả thuyết ban đầu

Chuyên gia người Mỹ có tên George Kling là một trong những nhà khoa học đầu tiên xuất hiện tại hiện trường thảm họa Nyos sau sự kiện. Ông tin rằng đã có một vụ phun trào núi lửa dưới lòng hồ và cho rằng đó có thể chính là nguyên nhân dẫn tới những cái chết bí ẩn.

Không những người, cả gia súc cũng chết như rạ bởi làn sương độc

Tuy nhiên, Kling lại không thể tìm thấy dấu vết của một dòng dung nham nóng, đài phun lửa hay bất kỳ thứ gì chứng tỏ rằng đã từng có khí núi lửa được bơm vào không khí trong đêm đó bởi khí lưu huỳnh thường đi kèm với những đợt phun trào dung nham. Hơn nữa, nhiệt độ của hồ cho thấy chúng thực sự mát lạnh hơn cả bình thường chứ không phải đã được làm nóng sau một vụ phun trào.

Từ đó, Kling cảm thấy nghi ngờ giả thuyết ban đầu của mình và nghĩ rằng có lẽ núi lửa không phải là nguyên nhân dẫn tới cái chết của gần 2.000 người dân nơi đây. Ông bắt đầu chuyển hướng điều tra và hướng tới một giả thuyết đã được đưa ra trước đó của nhà nghiên cứu núi lửa người Iceland tên là Haraldur Sigurdsson, người đã từng đến Cameroon điều tra về một thảm kịch tương tự 2 năm trước ở hồ Monou dẫn tới cái chết bí ẩn giống nhau của 37 người dân sống ở đó.

Sigurdsson cũng đã thăm dò để xác nhận có phải hoạt động của núi lửa là nguyên nhân dẫn tới thảm kịch này hay không và các xét nghiệm của ông cũng cho thấy không có bằng chứng nào chứng tỏ rằng chính núi lửa đã phun trào dung nham và khí nóng.

Tuy nhiên, Sigurdsson lại phát hiện thấy trong nước hồ có chứa hàm lượng lớn khí CO2, một loại khí tự nhiên có thể giết chết người qua đường hô hấp. Sigurdsson đã xây dựng lên một giả thuyết được gọi là “Hồ lật đổ” cho rằng chính hồ nước đã giải phóng lượng lớn khí độc mà nó tích tụ được thành đám sương mù giết người. Nhưng trên thực tế chưa từng có trường hợp nào như thế này xảy ra trước đó được ghi nhận và cộng với sự hạn chế của khoa học lúc bấy giờ đã khiến giả thuyết của Sigurdsson trở nên có quá nhiều sơ hở và chưa từng được biết tới từ trước tới thời điểm đó.

Bởi vậy, các nhà khoa học cùng thời với ông đã bỏ qua giả thuyết đó. Khi ông đề nghị kiểm tra nồng độ CO2 của các hồ khác trong vùng cũng đã bị Chính phủ Cameroon từ chối. Và chính sai lầm này đã dẫn tới sự thiệt hại lớn sau này là mạng sống của 2.000 người dân quanh vùng hồ Nyos hai năm sau đó.

Chân dung “sát nhân” giấu mặt

Trở lại Nyos những lần sau đó, George Kling càng tin rằng giả thuyết của Sigurdsson là đúng. Ông đã độc lập tiến hành thử nghiệm nước trong hồ Nyos và nhận thấy có một lượng lớn khí CO2 trong vùng nước sâu của hồ. Ông cho rằng chính khí đốt tự nhiên này đã bốc lên thành một đám mây độc hại và đầu độc 3 ngôi làng ven hồ. Đám mây này có thể trông thấy bằng mắt thường, chúng di chuyển rất êm và không có mùi. Ba yếu tố đó hợp lại khiến nó trở thành một kẻ giết người hoàn hảo. Giả thuyết này cũng khá phù hợp với những vết bỏng được phát hiện trên thi thể các nạn nhân. Nó được gây ra bởi khí CO2 lạnh chứ không phải khí nóng từ núi lửa.

Nyos là 1 hồ lớn trên miệng 1 núi lửa

Kling cũng dẫn chứng những kết quả nghiên cứu của không quân Hoa Kỳ cho thấy việc tiếp xúc với lượng lớn khí CO2 có thể dẫn tới ảo giác khiến họ tưởng tượng rằng chúng có mùi lưu huỳnh. Và chính từ giả thuyết này đã mở đường cho các nhà khoa học hiện đại vạch trần được bộ mặt thật của kẻ giết người bí ẩn.

Hồ Nyos và hồ Monoun đều là những hồ nằm trên miệng núi lửa. Chúng được hình thành trong quá trình nguội đi của núi lửa và do tích tụ nước mưa. Trong hầu hết các loại hồ này, các tầng nước luân chuyển từ trên mặt dưới đáy hồ và ngược lại theo một chu kỳ. Trong quá trình đó, các khí từ lòng đất xâm nhập vào đáy hồ cuối cùng sẽ được giải phóng ra bầu khí quyển. Nhưng hồ Nyos, hồ Monoun và cả hồ Kivu ở Đông Phi lại không giống như vậy. Các lớp nước hồ không có sự luân chuyển trên dưới và vì vậy, khí độc khi xâm nhập ở đáy hồ sẽ bị khóa chặt tại đây.

Khi xuất hiện một cơn bão hay một trận lở đất, địa chấn mạnh sẽ làm một lượng lớn nước trên bề mặt chìm xuống đáy và đồng thời đẩy nước từ dưới đáy lên trên. Khí độc từ trạng thái hòa tan sẽ thoát ra ngoài giống như các bọt khí nổi lên từ một chai nước bị mở nắp.

Theo tính toán của các nhà khoa học, trong sự kiện hồ Nyos năm 1986, khí và nước đã bốc lên thành cột cao khoảng 80m, di chuyển với tốc độ 45dặm/giờ và lan đến những ngôi làng cách đó 12 dặm. Ước tính, hồ đã nhả ra khoảng 1km3 khí CO2 đủ để lấp đầy 10 sân bóng đá. Tại hồ Monoun, đám mây khí này nhỏ hơn nhưng cũng đủ làm 37 người thiệt mạng.

Lượng khí độc trong hồ Nyos và Monoun hiện nay còn lớn hơn cả trước đợt phun trào năm 1986 khiến những người dân sống quanh khu vực này không khỏi lo lắng. Đầu năm 2010, một nhóm các nhà khoa học người Mỹ đã bắt đầu tiến hành tháo ngòi nổ cho hồ Nyos bằng cách đặt một ống polyethylene xuống sâu dưới đáy hồ làm cho nước khí CO2 dưới đó sủi bọt lên và giải phóng bớt khí CO2 vào khí quyển.

Nhờ vậy, áp suất ở đáy hồ sẽ giảm, hạ thấp nguy cơ phun trào. Tiến sĩ James G. Smith, một chuyên gia địa chất học tại Cơ quan Phát triển Quốc tế, nhà tài trợ chính của dự án cho biết: “Đây sẽ là lần đầu tiên chúng tôi có thể ngăn chặn một thảm họa tự nhiên”.

Khung cảnh hồ Nyos ngày nay

Ngoài việc đặt hệ thống đường ống khử khí độc, các nhà khoa học còn lắp một hệ thống cảnh báo sớm trên mỗi hồ. Khi nồng độ CO2 tăng cao, còi báo và ánh sáng nhấp nháy sẽ hoạt động, báo động cho người dân sống trong vùng có thể chạy thoát.

Mặc dù vậy, nguy hiểm chưa hẳn đã hết. Theo các nhà khoa học, hồ Nyos vẫn còn chứa lượng khí CO2 khổng lồ và một đường ống đơn độc không đủ để giải phóng hết chúng. Cần có từ 4-5 đường ống tương tự để loại bỏ mối nguy hiểm ở đây cũng như tại hồ Monoun.

Thứ Hai, 13 tháng 3, 2017

Cụ ông 256 tuổi từng tiết lộ bí quyết trường thọ khiến giới y học “không thể tin nổi”

Con người có thể sống thọ nhất là bao lâu? Hãy cùng tìm hiểu bí quyết sống lâu trăm tuổi của ông Lý Thanh Vân (Li Ching Yuen), người đàn ông Trung Quốc thọ 256 tuổi, quả là một con số đáng kinh ngạc.

Lý Thanh Vân vào năm 250 tuổi. Ông là chuyên gia thảo dược, lão võ sư kiêm cố vấn chiến thuật, đồng thời cũng là một bậc thầy khí công danh tiếng lẫy lừng Trung Quốc thời đó. (Ảnh: Tướng quân Dương Sâm chụp năm 1927)

Theo một bài báo đăng trên New York Times năm 1930, Ngô Tuấn Kiệt (Wu Chun Chieh), một giáo sư trường Đại học Thành Đô, tìm thấy thiệp chúc mừng sinh nhật lần thứ 150 của ông Lý Thanh Vân, tiếp đó là rất nhiều thiệp chúc mừng sinh nhật lần thứ 200 vào năm 1877 cũng của ông Lý trong các tư liệu cung đình. Năm 1928, một phóng viên New York Times cho biết, nhiều người già trong khu phố của ông Lý khẳng định rằng họ biết ông khi họ còn nhỏ, bản thân ông lúc đó đã là một người trưởng thành.

Ông Lý Thanh Vân bắt đầu trồng các loại thảo mộc vào năm 10 tuổi. Các loại cỏ này được sưu tầm từ các dãy núi và được xem như thuốc trường sinh. Trong gần 40 năm, thức ăn của ông chỉ bao gồm các loại thảo mộc như nấm linh chi, câu kỷ tử, nhân sâm Ông không ăn rau má, ngô và uống rượu. Năm 1749, ở tuổi 71, ông gia nhập quân đội Trung Quốc với vai trò một võ sư. Ông Lý là một nhân vật rất được yêu quý trong cộng đồng, ông kết hôn 23 lần và là cha của hơn 200 người con.

Theo những câu chuyện được kể lại từ địa phương của ông, ông Lý đã có thể đọc và viết khi còn là một đứa trẻ. Đến năm 10 tuổi, ông đã đi nhiều nơi như Kansu, Shansi, Tây Tạng, Việt Nam, Thái Lan và Mãn Châu để sưu tầm thảo dược. Ông dành ra khoảng 200 năm cho việc đó. Thời gian sau, ông chuyển sang bán các loại thảo dược được thu hái từ những người khác. Ông bán nấm linh chi, câu kỷ tử, hồng sâm. Ông không dùng ngô, rau má chung với các loại thảo mộc khác của Trung Quốc.

Ông không phải là người duy nhất

Theo lời kể của một trong những đệ tử của ông Lý, ông này từng gặp một người đàn ông thậm chí hơn 500 tuổi, người đã dạy ông các bài tập khí công và chế độ dinh dưỡng giúp kéo dài tuổi thọ. Ngoài khí công và một chế độ ăn uống với thảo mộc, chúng ta có thể học hỏi gì từ các khí công sư trường thọ này?

Luyện khí công có thể giúp kéo dài tuổi thọ. (Ảnh: Internet)

Trong lúc lâm chung, ông Lý thốt lên một câu nói nổi tiếng: “Tôi đã làm tất cả những gì tôi phải làm gì trong thế giới này”. Phải chăng những lời nói bình thản cuối cùng của ông ẩn chứa những bí mật cho một cuộc sống thịnh vượng lâu dài? Thật thú vị khi ở phương Tây, người ta cũng tin rằng lão hóa sẽ được kiểm soát bởi công nghệ hồng ngoại cao cấp và sự phối hợp tinh tế của các loại dược phẩm.

Bí quyết sống khỏe mạnh

Khi được hỏi bí quyết kéo dài tuổi thọ, ông trả lời: “Luôn giữ một trái tim ôn hòa, ngồi tĩnh lặng như một chú rùa chậm chạp, đi nhanh nhẹn như chú chim câu và ngủ ngon lành như chú cún”. Đó là những lời khuyên quý báu mà ông Lý chia sẻ với Ngô Bội Phu (Wu Pei fu), một lãnh chúa đã gặp ông để tìm hiểu bí quyết của sự trường thọ.

Ông Lý cho rằng tĩnh tâm kết hợp với các kỹ thuật thở là những bí quyết để kéo dài tuổi thọ đáng kinh ngạc. Rõ ràng, chế độ ăn uống cũng đóng một vai trò quan trọng. Nhưng điểm chung thú vị là tâm trí của những người này rất bình lặng.

Tĩnh tâm. (Ảnh: Internet)

Tại sao điều này rất khó tin?

Với tuổi thọ trung bình của người phương Tây hiện nay là 70 – 85 năm, ý nghĩ ai đó sống trên 100 tuổi có vẻ khó tin. Việc có người sống trên 200 tuổi lại càng đáng ngờ. Nhưng tại sao chúng ta không tin rằng con người có thể sống lâu như vậy?

Chúng ta nên công nhận rằng có một số người trên thế giới này không sống một cách mệt nhoài như phần lớn còn lại. Họ không phải đối phó với những áp lực nợ nần, họ không hít thở không khí ô nhiễm ở thành phố, và họ tập thể dục thường xuyên. Họ không ăn các loại đường tinh chế hoặc bột, hay bất kỳ loại thực phẩm nào có thuốc trừ sâu. Họ không ăn chế độ theo tiêu chuẩn Mỹ.

Họ không ăn thịt mỡ, món tráng miệng có đường, và các loại thực phẩm biến đổi gen. Không thuốc kháng sinh, không rượu và không thuốc lá. Chế độ ăn của họ không có thức ăn nhanh. Họ ăn siêu thực phẩm và thảo dược có vai trò như “steroid” (một loại thuốc thúc đẩy tăng trưởng cơ bắp và phân chia tế bào) cho các cơ quan nội tạng và hệ thống miễn dịch.

Từ xa xưa người Trung Quốc đã biết sử dụng thực phẩm và các loại thảo mộc trong các chế độ ăn uống để có sức khỏe tốt và trị bệnh. (Ảnh: Internet)

Họ cũng dành nhiều thời gian rảnh thực hành kỹ thuật thở và thiền định đã được chứng minh là cải thiện sức khỏe tinh thần, thể chất và cảm xúc. Họ giữ mọi thứ đơn giản, có giấc ngủ sâu và dành nhiều thời gian tiếp xúc với ánh mặt trời. Khi chúng ta có một cơ hội thư giãn trong ánh mặt trời, chúng ta sẽ cảm thấy ngay lập tức trẻ lại. Hãy tưởng tượng một cuộc sống như vậy ở vùng núi, nơi có một sự kết hợp hoàn hảo giữa thể chất và tinh thần.

Thử tưởng tượng mà xem rằng nếu tất cả chúng ta thực hành những điều đó, tuổi thọ trung bình sẽ là 100 tuổi. Khi chúng ta đối xử với cơ thể chúng ta một cách đúng đắn, ai biết được chúng ta có thể sống được bao lâu?

Thứ Tư, 8 tháng 3, 2017

5 phát minh huyền bí thời cổ đại thách thức khoa học hiện đại

Lịch sử nhân loại cổ đại có rất nhiều điều huyền bí mà khoa học ngày nay chưa thể giải thích, trong đó có những phát minh do người xưa sáng tạo ra, có trình độ kĩ thuật vượt xa khả năng của khoa học hiện đại.

Con dao làm bằng thép Damas

1. Ngọn lửa Hy Lạp

Đế quốc Hy Lạp thế kỷ thứ 7 tới thế kỷ thứ 12 đã bắn một loại hóa chất bí ẩn lên hải quân địch. Loại chất lỏng này thường được bắn ra qua các ống, có thể cháy trong nước và chỉ có thể bị dập tắt bởi giấm, cát, hay… nước tiểu.

Hiện nay chúng ta vẫn không thể biết được vũ khí này được làm như thế nào. Đế quốc này đã giữ kín bí mật, và đảm bảo rằng chỉ có một số ít người được biết. Vì thế mà cuối cùng nó đã thất truyền.


2. Thuốc giải cho mọi loại độc

Một loại thuốc giải độc có tác dụng với mọi loại độc đã được phát triển bởi vua xứ Pontus là Mithridates Đại đế. Nó được phát triển hoàn hảo hơn bởi các thầy thuốc của bạo chúa Nero.

Theo các sử gia, công thức pha chế đã thất truyền. Tuy nhiên một số thành phần của vị thuốc đó là thuốc phiện, rắn, cùng sự phối hợp của một số loại thuốc độc và thuốc giải khác….

3. Tia nhiệt Archimedes

Archimedes, nhà toán học, nhà vật lý, kỹ sư, nhà phát minh, và nhà thiên văn học của Hy Lạp cổ đại. Ông được biết đến như một nhà khoa học lỗi lạc thời bấy giờ.

Tác giả Lucian thế kỷ thứ 2 có viết về cuộc chiến bảo vệ thành phố quê hương của Archimedes khi ông đốt cháy tàu địch. Hàng thế kỷ sau, Anthemius đã mô tả vũ khí của Archimedes là một chiếc gương.

Thiết bị này, đôi khi còn được gọi là Tia nhiệt Archimedes, sử dụng ánh Mặt Trời hội tụ vào tàu địch khiến chúng bốc cháy. Vũ khí này đã trở thành tâm điểm của một cuộc tranh luận về tính xác thực của nó kể từ thời Phục Hưng.

Archimedes dùng gương hội tụ ánh sáng mặt trời thiêu rụi thuyền địch.

Một thí nghiệm đã được tiến hành bởi các nhà khoa học Hy Lạp vào năm 1973. Thí nghiệm được diễn ra tại căn cứ hải quân ngoài bờ Athens. Trong thí nghiệm này, 70 chiếc gương bọc đồng được sử dụng, mỗi chiếc cao 1,5m. Những chiếc gương được hội tụ vào một mô hình thuyền La Mã bằng gỗ ép, cách đó khoảng 49m. Khi các tấm gương được điều chỉnh đúng, mô hình đã cháy thành tro trong vài phút.

Chương trình MythBusters cũng đã ghi hình một thí nghiệm khác tại San Francisco vào năm 2006. Tuy nhiên thí nghiệm này được cho là không đúng. Do thời gian hội tụ và điều kiện thời tiết không đạt.

MythBusters đã tiếp tục thực hiện lại vào năm 2010, nhưng một lần nữa không thể tái tạo ra loại vũ khí đó, cuối cùng nó được xem như một bí ẩn, câu chuyên huyền thoại và dừng thí nghiệm.

4. Bê tông La Mã

Bê tông La Mã


Những kiến trúc La Mã có tuổi thọ hàng nghìn năm là minh chứng cho sự ưu việt của bê tông thời đó so với bây giờ. Bê tông bây giờ bị ăn mòn chỉ sau 50 năm. Một số tòa nhà La Mã được xây dựng cực kỳ ngoạn mục với thiết kế mà không có bất kỳ nhà thầu hiện đại nào sử dụng, kể cả với công nghệ hiện đại.

Người ta đã biết rằng đá núi lửa trong bê tông La Mã và vữa họ sử dụng khiến các kiến trúc có tuổi thọ rất cao. Một nhóm các kỹ sư và nhà nghiên cứu đã tìm ra công thức để làm loại bê tông La Mã bền vững này. Họ chỉ là tìm thấy ghi chép về công thức do các kiến trúc sư La Mã để lại chứ không phải nghiên cứu ra.

5. Thép Damascus

Vào thời Trung cổ, các thanh kiếm rèn từ thép Damascus được sản xuất tại Trung Đông từ một nguyên liệu thô là thép Wootz. Các sản phẩm loại này cực kỳ cứng và phương pháp rèn thép Damascus không còn được truyền lại. Bởi vì vật liệu và phương pháp sản xuất hiện đại đã khác xưa, người ta không thể hoàn toàn chế tạo lại loại thép này.

Thanh gươm làm từ thép Damascus

Thép Damascus đã trở thành truyền thuyết trong lịch sử. Loại thép này có thể cắt ngọt nòng súng hay chẻ đôi cọng tóc nào rơi qua lưỡi thép. Bí mật của thép Damascus chỉ được hé lộ khi người ta quét nó qua kính hiển vi điện tử tại các phòng thí nghiệm hiện đại.

Đáng chú ý là loại thép này được sử dụng vào năm 300 trước công nguyên và bí quyết đã bị thất truyền vào giữa thế kỷ 18. Chuyên gia khảo cổ K. Kris Hirst giải thích rằng công nghệ nano đã được sử dụng trong việc tạo ra thép Damascus. Các nguyên liệu được đưa vào trong quá trình rèn đã gây ra phản ứng hóa học ở mức lượng tử.

Thứ Tư, 1 tháng 3, 2017

Bí ẩn lời nguyền cổ xưa vẫn đang ám ảnh con người hiện đại

Các xác ướp hay ngôi mộ cổ luôn mang theo mình những lời nguyền bí ẩn. Và đôi khi, nếu vi phạm vào những điều bí mật ấy, người ta sẽ phải chịu những hậu quả khủng khiếp…

1. Ai nào dám sờ mó vào lăng mộ của các Pharaon sẽ gặp quả báo thảm hại


Quả thật, lời nguyền cổ xưa vẫn đang ám ảnh con người hiện đại. Nó có thể được dẫn chứng bằng vụ khai quật nơi an nghỉ của Tutankhamen. Câu chuyện chấn động toàn giới khảo cổ này xảy ra vào năm 1923.

Chủ xị dốc hầu bao cho mọi chi phí, huân tước Carnarvon, đã từ giã cõi đời ngay sau đó chỉ vì một vết… côn trùng cắn. Kỳ quái là vị trí vết thương bé tí tẹo nhưng gây chết người ấy lại trùng với vị trí vết thương trên xác ướp. Ngay cả con chó ông nuôi cũng chết sau khi kêu lên những hồi dài. Chủ và tớ ra đi cùng thời khắc. Không những vậy, tổng cộng 26 nhân mạng bị tước đoạt một cách bí ẩn trong vòng 10 năm kể từ khi người ta nhìn thấy xác ướp của vị hoàng đế lừng danh.

Tuy nhiên, có người cho rằng sự ra đi của họ chỉ là ngẫu nhiên, hoặc dính chất độc, rơi vào những cái bẫy được bố trí dày đặc trong hầm mộ. Ví dụ như người ta đã tìm thấy loại bụi được làm từ kim loại phủ đầy sàn nhà và các vách tường bên trong lăng. Nó tạo thành cái chết chậm rãi và gây đau đớn cho người hít phải.

2. Dính vào người băng Ötzi nghĩa là có duyên với tử thần



Cũng tương tự như các Tutankhamen, ai nào động chạm đến sự yên nghỉ của xác ướp được cho là cổ nhất châu Âu này sẽ phải khổ sở với những điềm gở.

Sau khi xác ướp Otzi được khai quật, nó đã mang lại cái chết cho 7 người có liên quan. Đầu tiên là Rainer Henn, 64 tuổi, nhà nghiên cứu bệnh học pháp y đại học Innsbruck. Ông đã chết trong một tai nạn xe hơi khi đang trên đường đến một cuộc họp về công việc nghiên cứu của mình. Tiếp theo là Kurt Fritz, 52 tuổi, hướng dẫn viên trên núi, người được cho là đã phát hiện ra khuôn mặt Otzi lần đầu tiên, bị chết trong một trận tuyết lở. Sau đó là Rainer Holz, 47 tuổi, người đã làm một phim tài liệu về việc khai quật Ötzi đã qua đời vì một khối u não.

Những nạn nhân tiếp theo lần lượt là Helmut Simon, 69 tuổi, nổi tiếng là cha đẻ của Otzi vì ông là một trong 2 nhà leo núi đã tìm thấy xác ướp. Ông chết do bị ngã thác. Tiếp đến là Dieter Warnecke, 45 tuổi, người đứng đầu đội cứu hộ đã tìm kiếm cơ thể của Simon, cũng qua đời vì đau tim ngay sau khi tang lễ của Simon. Chưa dừng lại ở đó, người tử vong tiếp theo là Konrad Spindler, 66 tuổi, lãnh đạo của một nhóm nhà khoa học đã kiểm tra xác Otzi tại Innsbruck, Áo. Cuối cùng là ông Tom Loy, 63 tuổi, nhà khảo cổ học phân tử, người đã có nhứng khám phá đáng chú ý về quần áo và vũ khí của Ötzi, chết vì một căn bệnh máu di truyền. Lần lượt những người liên quan tới Otzi đều ra đi nhanh chóng không một lời giải đáp.

3. Viên kim cương Hy Vọng và lời nguyền


Truyền thuyết kể rằng một lời nguyền đáng sợ đã giáng vào viên kim cương Hy Vọng, nó sẽ gây tai họa khi bị lấy ra khỏi bức tượng thần. Lời nguyền gieo rắc bi kịch và cái chết thảm khốc không chỉ đối với những người sở hữu mà cả với những ai chỉ cần chạm vào nó một lần mà thôi.

Jean Baptiste Tavernier, người tự tay đoạt nó từ bức tượng đã bị xé xác bởi lũ chó. Kế tiếp, vua Louis 16, hoàng hậu Marie Antoinette cả hai đều mất đầu dưới máy chém của quân cách mạng 1789.

Vào năm 1800, nó rơi vào tay hoàng hậu Tây Ban Nha và bà giao nó cho Wilhelm Fals để gia công. Kết cục: Nó bị mất cắp và ông u uất mà qua đời; chính đứa con trai của ông là thủ phạm, anh đã tự sát ngay sau khi bố mất ít lâu.

Nạn nhân được nhiều người biết đến nhất là Evalyn Walsh McLean: Con trai chết vì tai nạn, con gái tự tử, li dị chồng và bà kết thúc chuỗi ngày đau khổ trong nhà thương điên. Giờ viên kim cương xanh đẹp đẽ kia đã yên vị trong viện bảo tàng Smithsonian tại Washington.

4. Lời nguyền trên hòn đá thiêng Björketorp


Những hòn đá này nằm ở Blekinge, Thụy Điển. Chúng có thể “túm tụm” thành vòng tròn, hoặc nằm rải rác. Người dân nơi đây tin rằng, những kí tự trên hòn đá có ý nghĩa cảnh báo ai dám phá vỡ nó sẽ nhận lấy hậu quả nặng nề.

Một câu chuyện được kể lại đã từng có người muốn phá vỡ nó, vì anh ta chẳng thể nào đẩy nó đi chỗ khác, nên lấy củi chất quay quanh, lửa được nổi lên. Nhưng thật kỳ lạ, trời đương lặng gió, bỗng nhiên lại thổi đùng đùng, ngọn lửa quay về phía của anh này khiến anh bốc cháy.