1. Xác ướp công chúa Ba Tư
Trong một cuộc họp báo ngày 26/10/2000, các nhà khảo cổ học thuộc Đại học Quaid-e-Azam ở Islamabad đã thông báo rằng xác ướp trên có khả năng là thi hài của một công chúa sống vào khoảng năm 600 trước công nguyên.
Xác ướp trên được chôn cất trong một chiếc quan tài bằng gỗ, trên đầu gắn miện vàng, in hình bảy cây bách, biểu tượng của Thủ đô Hamadan, Ba Tư cổ đại (Iran). Trên ngực xác ướp đeo một chiếc khánh vàng với dòng chữ: “Tôi, con gái của Xerxes, vị Hoàng đế vĩ đại. Tôi là Ruduamna”. Khi đó, xác ướp công chúa Ba Tư được coi là một phát hiện khảo cổ lớn. Chính phủ Iran lẫn Pakistan đều tranh giành nhau quyền sở hữu xác ướp đặc biệt này.
Kể từ khi phát hiện xác ướp công chúa Ba Tư, nhiều nhà khảo cổ học đã lao vào điều tra, tìm hiểu. Họ nhanh chóng phát hiện ra những dòng chữ khắc trên khánh đeo cổ của Công chúa Ruduamna bị viết sai ngữ pháp. Giáo sư Pakistan Ahmad Dani nghiên cứu xác ướp trên và chỉ ra rằng, thi thể đó không nhiều tuổi như chiếc quan tài. Từ đó, ông đưa ra kết luận, đó không phải là xác ướp công chúa Ba Tư mà chỉ là thi thể của một người phụ nữ hiện đại tầm 21-25 tuổi. Người này qua đời khoảng năm 1996 và bị hung khí không sắc nhọn lắm đâm vào cổ dẫn đến mất mạng.
Đến ngày 5/8/2005, người ta thông báo rằng, thi thể trên sẽ được chôn cất. Tuy nhiên, đến năm 2011, xác ướp giả mạo công chúa Ba Tư vẫn chưa được mai táng do sự chậm trễ và quan liêu của cơ quan chức năng.
2. Quái vật Kitchenuhmaykoosib
Sau đó, người ta đem phân tích hình ảnh mà hai người phụ nữ trên đã chụp được và nhận thấy sinh vật kỳ lạ đó có một số đặc điểm khuôn mặt kỳ lạ. Các chuyên gia đã đem so sánh nó với một con heo rừng. Cụ thể, sinh vật trong ảnh có răng nanh dài, đuôi giống chuột. Hình dạng cơ thể của xác chết nhìn khá giống một con rái cá. Vài ngày sau khi nhìn thấy xác chết sinh vật lạ này, hai người phụ nữ quyết định quay lại chỗ cũ để nhặt xác con vật bí ẩn trên. Tuy nhiên, xác chết đó đã biến mất.
Khi đó, một số người đã đem so sánh nó cới quái thú huyền thoại Omajinaakoos vì có một số điểm tương đồng. Theo văn hóa dân gian của một số bộ lạc người Mỹ bản địa sống ở miền Trung Canada, Omajinaakoos là một sinh vật vô cùng hiếm gặp. Nó thường sống trong các suối và các khu vực đầm lầy thuộc Canada. Một số truyền thuyết nói rằng, nếu ai đó nhìn thấy xác chết quái thú Omajinaakoos thì đó là điềm báo của sự bất hạnh.
Trong khi đó, một số khác lại cho rằng sinh vật huyền bí trong ảnh của hai phụ nữ trên là xác một con chồn Mỹ đang bị phân hủy. Giả thuyết trên nhanh chóng gặp phải làn sóng phản đối của nhiều người. Bởi lẽ, họ giải thích rằng, con vật đó không có lông xung quanh mặt. Từ đó cho đến nay, người ta vẫn chưa tìm ra chân tướng sự thật về xác chết kỳ lạ này.
3. Vụ án Taman shud
Các nhân viên điều tra không thể xác định danh tính hoặc nguyên nhân dẫn đến cái chết của người đàn ông bí ẩn này. Trong quá trình điều tra, họ đã phát hiện một mảnh giấy nhỏ với dòng chữ "Tamam shud”. Điều đặc biệt là mẩu giấy được khâu kín trong túi quần người đã chết.
Cụm từ trên có nghĩa là "chấm dứt" hoặc "kết thúc" và đây là cụm từ được dùng trong trang cuối của tuyển tập thơ “The Rubaiyat” của Omar Khayyam. Người ta lại thấy vụ án trên càng bí hiểm hơn sau khi phát hiện thêm một phiên bản thơ của Khayyam có chứa mật mã viết nguệch ngoạc mà người chết để lại.
4. Quái vật Montauk
Kể từ khi đó, quái vật Montauk đã trở thành chủ đề tranh luận sôi nổi của các học giả, những người quan tâm cũng như giới truyền thông Mỹ. Trong khi đó, các chuyên gia về động vật lại có nhiều ý kiến không đồng nhất về quái thú kỳ lạ này.
Một bức ảnh về quái vật Montauk được công bố trên website buôn chuyện nổi tiếng ở New York Gawker và được giật với tít “Quái vật chết trôi dạt vào Montauk”.
Một số người phỏng đoán đó có thể là một con rùa biển hay một sinh vật bị đột biến trong quá trình thử nghiệm của Trung tâm Bệnh động vật ở đảo Plum. Một số người lại cho rằng đó là xác một con gấu trúc bị mất hàm răng trên.
Số khác lại suy đoán đó có thể là một con chuột nước hay xác một con chó bị phân hủy do tiếp xúc lâu với nước biển.
Vào ngày 14/3/2011, kênh truyền hình National Geographic của Mỹ đã phát sóng một chương nói về quái vật Montauk. Theo chương trình này, sinh vật bí ẩn trên là một con gấu trúc.
5. Xác ướp tí hon trên núi San Pedro
Xác ướp trên được bảo quản rất tốt, đến nỗi người ta vẫn còn nhìn thấy cả những chiếc móng tay. Ngay sau đó, các chuyên gia đưa xác ướp về nghiên cứu và đặt tên cho nó là Pedro - tên địa điểm phát hiện xác ướp. Trong năm 1950, sau khi kiểm tra X-quang, người ta phát hiện xương cột sống, xương đòn, xương sọ bị vỡ nát và xuất hiện nhiều chấn thương nghiêm trọng khác. Đặc biệt, khối máu đông ở trên đỉnh đầu của người đàn ông tí hon trên chứng tỏ người này đã chết trong đau đớn.
Khi đó, theo nhà nhân chủng học thuộc Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên - tiến sĩ Henry Shapiro, tại thời điểm qua đời, xác ướp khoảng 65 tuổi. Thêm vào đó, những chiếc răng nanh còn sót lại của người này gần giống răng của ma cà rồng. Trong những năm 1950, những kết luận trên cũng được Đại học Harvard xác nhận.
Tuy nhiên, 30 năm sau, Tiến sĩ George Gill là một nhà nhân chủng học pháp y đã đưa ra một giả thuyết khác. Ông cho rằng đó là thi thể một trẻ sơ sinh thuộc một bộ lạc chưa được biết đến ở Ấn Độ. Kể từ đó đến nay, người ta vẫn chưa tìm ra lời giải hợp lý về xác ướp tí hon bí ẩn này.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét